Two death sentences and one life imprisonment have been handed down to those involved in the murder of three policemen in Dong Tam commune of Hanoi’s My Duc district earlier this year.
Defendants at the court (Source: VNA)
The People’s Court of Hanoi on September 14 sentenced Le Dinh Cong and Le Dinh Chuc to death while Le Dinh Doanh was given life behind bars.
Ông Nguyễn Quang A, bà Nguyễn Nguyên Bình, bà Đặng Bích Phượng (từ phải sang) trong số những người tới các cơ quan công quyền của TP Hà Nội để nộp ‘đơn tố giác tội phạm’
Cần phải làm rõ vì sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu cuộc khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ‘bị giết, bị giết bởi ai, bằng phương tiện nào, với mục đích gì’ và đó là lý do vì sao một ‘đơn tố giác tội phạm’ được ông Nguyễn Quang A và một nhóm những người ký tên đã thực hiện và gửi cho các cơ quan công quyền của thành phố Hà Nội, như lời ông nói với BBC hôm thứ Ba. Tiếp tục đọc “Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?”→
Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của một số lão nông tri điền đứng đầu là Cụ Lê Đình Kình đã kiên trì đấu tranh quyết giữ cánh đồng Sênh mà cha ông họ đã khai thác, bồi bổ, xây dựng từ ngàn đời, và từ trước đến nay chưa hề có bất cứ lệnh thu hồi của nhà nước cho bất cứ mục đích gì, chống lại âm mưu cướp đoạt cánh đồng này của chính quyền Hà Nội cấu kết với một nhóm lợi ích có tính chất mafia. Cụ Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tiếp tục đọc “Tôi tố cáo”→
Quang cảnh ngôi nhà ông Lê Đình Kình chụp hôm 28/01/2020, gần ba tuần sau vụ tập kích và bố ráp 09/01, nhìn từ phía mặt đường trong thôn Hoành, xã Đồng TâmNhững gì trực tiếp nghe và nhìn thấy ở Đồng Tâm sau bốn tuần diễn ra vụ bố ráp và tập kích hôm 09/01/2020 cho thấy một bức tranh ‘khác biệt’ với những gì báo chí chính thống và giới chức công an, chính quyền đưa ra mô tả và nhận định về sự kiện, một nhà hoạt động và quan sát về xã hội dân sự Việt Nam nói với BBC từ Hà Nội. Tiếp tục đọc “Tiến sỹ Quang A: Chúng tôi tận mắt thấy gì ở Đồng Tâm?”→
Chiều tối 29 Tết Canh Tý, tôi tới thăm gia đình nhà văn lão tướng Hoàng Quốc Hải- nhà văn tôi hằng quý mến, và đặc biệt kính phục bởi những bài viết của ông về thế sự suốt hơn chục năm qua… Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng, vợ ông đắp chăn trong ánh đèn ngủ, còn ông về quê chưa ra. Căn nhà vắng lạnh, không có chút gì của không khí đón Tết. Thấy tôi đến, bà vui lên chút, rồi thấy tôi hơi ngỡ ngàng nhìn quanh, bà bảo: “Năm nay anh chị không đào quất gì em ạ… Buồn quá… Cứ nghĩ tới bà con Đồng Tâm năm nay chẳng có Tết, nhà cửa tan hoang, gia đình tan tác, xóm làng bị bao vây, anh chị chỉ muốn ứa nước mắt…”Tiếp tục đọc “Tình đồng bào bị tử thương”→
Bà Saskia Bricmont, nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, nêu vấn đề Đồng Tâm và gắn nó với việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA).
The gloomy aftermath of a fatal clash between police and civilians in a Hanoi village is casting a pall over locals’ Tet preparations.
Ten days after resentment over a land dispute erupted into a deadly clash that left three policemen and a civilian dead in Dong Tam Commune, My Duc District, villagers are wearily and warily returning to life as usual.
Offices in Vietnam are closed on weekends, but the committee’s office as well as the commune’s police station were open Sunday.
On Friday, barriers that had cordoned off and restricted entry to the commune were taken down, but the pall of gloom over locals is evident.
The deadly clash between protesters and law enforcement officers took place a week after some units of the Ministry of National Defense, in collaboration with local authorities, began building a fence for the Mieu Mon Military Airport at Hoanh Village in Dong Tam.
The encounter was the first time in decades that violence over a land dispute had claimed the lives of both law enforcers and civilians.
The incident disrupted normal life and preparations for the Lunar New Year, Tet, as they have begun much later than usual.
The country will enjoy a seven-day holiday for the Tet festival this year, staring January 23.
Work on the fence for the Mieu Mon Military Airport has been completed. The steel wire fence carries no trespassing signs in Vietnamese and English.
As life returns to normal, strangers to the commune are still eyed with some suspicion by the locals.
Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.Copy d’ecran
Thụy My
Trong thông cáo hôm 16/01/2020, Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) chỉ trích Việt Nam tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội cách đây một tuần.
Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài.
Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh : « Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».
Amnesty International nhắc lại, vào lúc bốn giờ sáng ngày 09/01/2020, công an mở chiến dịch huy động hàng ngàn người tiến vào làng Đồng Tâm, khu vực từ nhiều năm qua dân làng vẫn phản đối việc giao đất cho tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội. Vụ tranh chấp ở Đồng Tâm từng được công luận trong và ngoài nước chú ý hồi tháng 4/2017, khi dân làng bắt giữ 38 công an trong nhiều ngày.
Theo chính quyền, thì dân làng đã dùng bạo lực để chống lại, tổng cộng có bốn người chết trong vụ đụng độ gồm ba công an và thủ lãnh của làng là ông Lê Đình Kình, 85 tuổi. Có 30 người bị bắt vì « phá rối trật tự an ninh », và đến ngày 14/1, chính quyền loan báo khởi tố 22 người vì cáo buộc sát nhân và « chống người thi hành công vụ ».
Ở bất kỳ nước nào trên thế giới, khi lính và cảnh sát đụng độ với dân gây chết người, thì đó luôn là điều nghiêm trọng làm cho cả nước lắng lo. Đó chính là lý do chúng ta cần quan tâm đúng mức về việc đụng độ chết người ở Đồng Tâm, Hà Nội, ngày 9/1/2020 vừa qua. Vụ này đặc biệt đáng chú ý với cộng đồng thế giới vì nó xảy ra ngay trong lòng Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam, ngay dưới mũi của các lãnh đạo cao cấp nhất nước, chẳng chỉ là nơi nào đó không ai biết đến như là Khai Phóng ở Năm Căn, Cà Mau. Tiếp tục đọc “Vụ Đồng Tâm có tiềm năng tai hại đến phát triển kinh tế VN thế nào?”→
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
Bà Virginie Battu-Henriksson.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh”. Tiếp tục đọc “Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an”→
Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.Copy d’ecran
Trọng Thành
Bạo lực bùng nổ tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, sớm 09/01/2020 – liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ”cú sốc”, tạo một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm”, trong hành xử của chính quyền với người dân.
Sau vụ đàn áp ở Đồng tâm, Trung tướng Phạm Phú Thái được báo chí dẫn lời nói dân Đồng Tâm “lấn chiếm đất công” và đưa ra một mảnh giấy cũ ghi tọa độ sân bay mà ông từng hạ cánh từ năm 1968. Từ ký ức này, ông Thái nói “có quá nhiều bài viết không đúng về tình trạng ban đầu để nói đất tranh chấp và quy trách nhiệm, bôi xấu chính quyền”.
Trung tướng Phạm Phú Thái
Ông Nguyễn Anh Tuấn, ở Đà Nẵng, là người có bài viết từ năm 2017 với tựa đề “BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM” phân tích chặt chẽ những luận điểm Pháp lý cơ bản mà người dân Đồng Tâm nêu ra khi làm việc với Cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Anh Tuấn là người viết báo độc lập chủ yếu trên Facebook với nhiều ý kiến rất có giá trị.