F-16 Viper could fly alongside Su-30 in Vietnam People’s Air Force

Indo-Pacific News – Geo-Politics & Defense News

The Vietnamese People’s Air Force currently maintains a fleet of ten Su-27 Flanker combat aircraft, complemented by 35 Su-30s and 34 Su-22s. In a surprising twist, there’s speculation of a possible addition of American aircraft to Vietnam’s arsenal soon.

The first indication of this evolution came in 2021, as Vietnam placed an order for at least three T-6 Texan II trainers from American manufacturer Beechcraft. The delivery of these aircraft is still pending. This apparent shift is concurrent with the thawing of relations between Vietnam and the United States, a development largely driven by shared concerns regarding China. Tiếp tục đọc “F-16 Viper could fly alongside Su-30 in Vietnam People’s Air Force”

Joint Communiqué on PM Phạm Minh Chính’s official visit to Brazil

September 26, 2023 – 11:32

The leaders agreed on the importance of reconciling economic growth, social development, and environment protection, which encompasses issues such as energy security and food and nutritional security.

Prime Minister Phạm Minh Chính (R) and Brazilian President Luiz Inácio Lula da Silva. VNA/VNS Photo

Brasilia – Việt Nam and Brazil on September 25 issued a joint communiqué on Prime Minister Phạm Minh Chính’s official visit to Brazil.

Following is the full text of the Joint Communiqué.

His Excellency Luiz Inácio Lula da Silva, President of the Federative Republic of Brazil, was honoured to receive the Prime Minister of the Socialist Republic of Việt Nam Phạm Minh Chính, who led a high-ranking state delegation, on an official visit to the Federal Republic of Brazil from September 23 to 25, 2023. The two Leaders highlighted the significance and importance of this visit – the first ever official visit to Brazil by a Prime Minister of Việt Nam, as well as the first visit to Brazil by a Vietnamese top leader in 16 years, as the two countries head towards the 35th anniversary of the establishment of diplomatic relations in 2024.

Tiếp tục đọc “Joint Communiqué on PM Phạm Minh Chính’s official visit to Brazil”

Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức

phapluatdansu.edu.vn Tạp chí Triết học số 7 (194) năm 2007

NGUYỄN THANH BÌNH – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483  trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức(1).

Tất nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên Hình luật chí (sách Lịch triều hiến chương loại chí), Phan Huy Chú cũng như dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác và theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu thì bộ luật này được xây dựng trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước đây, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh(2). Song, trong Lời nói đầu của cuốn Quốc triều hình luật do Viện Sử học Việt Nam dịch và giới thiệu thì bộ luật trên có thể được soạn thảo ngay năm đầu của triều Lê sơ (Lê Thái Tổ) và “không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông”(3). Có thể khẳng định rằng, Luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến; là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam; là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến nước ta. Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và nội dung tư tưởng rộng lớn, là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến thịnh trị thời Lê sơ.

Tiếp tục đọc “Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc Triều Hình Luật” – Luật Hồng Đức”

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê

 danviet.vn Thứ ba, ngày 15/06/2021 22:56 PM (GMT+7)

Với Bộ luật Hồng Đức, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ được pháp luật quy định một loại quyền đặc biệt…

Bộ luật Hồng Đức là 1 trong 4 bộ tổng luật thành văn trong lịch sử lập pháp Việt Nam (cùng với bộ Hình thư thời Lý, bộ Quốc triều thông chế thời Trần và bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn). Bộ luật Hồng Đức là sản phẩm của việc pháp điển hóa pháp luật thời Lê sơ, hiệu lực của nó không chỉ duy trì trong hơn 300 năm thời Hậu Lê; mà kể cả thời Nguyễn sau này hay hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại cũng đã kế thừa nhiều thành tựu lập pháp trong bộ luật Hồng Đức.

Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê - Ảnh 1.
Hai người phụ nữ thời Lê trong Hoàng Thanh chức cống đồ.

Bộ luật Hồng Đức bao gồm 722 điều, chia thành 13 chương; nhưng không phải tất cả các điều luật này đều được ban hành trong thời kì Hồng Đức (1470-1497). Ví dụ, điều 388 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thuận thứ 2 (1461); điều 389 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), điều 391 bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm Quang Thiệu thứ 2 (1517)…

Tiếp tục đọc “Thân phận người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức thời hậu Lê”