Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị 

moi.gov.vn

MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ – CHÍNH TRỊ (CÔNG ƯỚC ICCPR)

  • 2. Binh luan chung – VN.pdf
  • 3. Binh luan chung – EN.pdf
  • 4. Bao cao ICCPR lan thu 3 – VN.pdf
  • 4.1. Phu luc Bao cao ICCPR lan 3 – VN.pdf
  • 5. Bao cao ICCPR lan 3 – Phu luc – EN.pdf
  • Bộ Tư Pháp – Pháp Luật quốc tế

    Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật. Công ước này, cùng với Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948, viết tắt là UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966, viết tắt là ICESCR) hợp thành một “bộ luật nhân quyền quốc tế”. Ngoài ra, trong năm 2012, có thêm hai Nghị định thư bổ sung cho ICCPR liên quan đến giải quyết khiếu nại cá nhân và bãi bỏ hình phạt tử hình. Tính đến nay, đã có 72 nước ký vào Công ước và 167 bên tham gia. Việt Nam trở thành thành viên của ICCPR (Việt Nam gia nhập Công ước này vào ngày 24/9/1982).

    Tiếp tục đọc “Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị “

    Thúc đẩy không gian xã hội dân sự ở Việt Nam nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người

    Viện nghiên cứu lập pháp UBTVQH

    TS. NGUYỄN LINH GIANG – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. ThS. NGÔ THỊ THU HÀ – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ

    Trong những năm gần đây, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) trong tiến trình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người (QCN) trên toàn thế giới đã được Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế ghi nhận. Việc mở rộng không gian XHDS nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc tế về QCN, vì thế đã trở thành một xu thế chung trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình đó. 

    1. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người

    Thực hiện nghĩa vụ quốc tế về QCN, trước tiên là thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của LHQ và thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế về QCN. Nếu xét ở nghĩa rộng, thực hiện nghĩa vụ quốc tế về QCN có rất nhiều việc phải làm, trong đó có những nghĩa vụ khá trừu tượng như tôn trọng Hiến chương LHQ, tôn trọng các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế, trong đó có pháp luật quốc tế về QCN. Nhưng cụ thể, để thực hiện nghĩa vụ một quốc gia thành viên của LHQ và thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế về QCN bao gồm những công việc sau:

    Tiếp tục đọc “Thúc đẩy không gian xã hội dân sự ở Việt Nam nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người”

    Chuyển đổi đất rừng làm dự án: Đối diện thực tế mất rừng

    nguoidothi.net.vn  Thứ tư, 02/08/2023 0

    Mặc dù đã có nhiều chấn chỉnh từ chỉ đạo cho đến việc sửa đổi quy định liên quan nhưng sau 5 năm, nguy cơ mất rừng bởi các dự án phát triển kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Hiện nay, cả nước đang rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Một nhà khoa học ngành lâm nghiệp đang tham gia quá trình này ở nhiều tỉnh thành đã thốt lên: “Chúng ta cần nhìn thẳng và chấp nhận sự thật là diện tích rừng hiện không còn bao nhiêu!”. 

    Ông cho biết thực tế có những tỉnh sau khi rà soát, diện tích rừng được gọi đúng khái niệm rừng(*) chỉ còn khoảng 1/3 diện tích so với con số báo cáo. Nhiều diện tích đất rừng từ lâu người dân đã làm rẫy, xâm canh, trồng hoa màu, cây công nghiệp… Thậm chí, có tỉnh để đạt được mục tiêu độ che phủ rừng đề ra của địa phương mà lấy cả diện tích rừng ngoài quy hoạch, tức đất nông nghiệp đang trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như keo lá tràm của người dân đưa vào quy hoạch 3 loại rừng. 

    Tiếp tục đọc “Chuyển đổi đất rừng làm dự án: Đối diện thực tế mất rừng”

    Thái Bình: ‘Xóa sổ’ hơn 11.000 ha khu bảo tồn đất ngập nước để xây khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf?

    nguoidothi.net.vn – Thứ sáu, 11/08/2023

    Hơn 11.000 hectares (ha) rừng đặc dụng ven biển Tiền Hải đã bị “xóa sổ” theo quyết định số 731/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt vào ngày 17.4.2023. Điều này cũng có thể gây nguy cơ xóa sổ Khu dự trữ sinh quyển thế giới sông Hồng…

    Giảm 90% diện tích rừng đặc dụng – khu bảo tồn thiên nhiên

    Theo Quyết định 731, rừng đặc dụng – Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chỉ còn 1.320 hectares, gồm 632 hectares rừng ngập mặn và 688 hectares là đất chưa có rừng; nằm trên địa phận ba xã ven biển gồm xã Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. 

    Quyết định 2159/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt ngày 26.9.2014 cho thấy, rừng đặc dụng – Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có tổng diện tích là 12.500 hectares, bao gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập nước. 

    Do đặc thù của vùng cửa sông nên diện tích toàn bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là vùng lõi, thuộc diện tích bảo vệ, và không phân thành các phân khu chức năng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác. 

    Phải chăng việc chính quyền tỉnh Thái Bình “xóa sổ” 90% tổng diện tích rừng đặc dụng ven biển nói trên là nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh, bao gồm để xây dựng Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành – Cồn Thủ quy mô 3.348 hectares? Khu đô thị này đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000 theo quyết định 2478/QĐ-UBND ngày 21.8.2020. 

    Tiếp tục đọc “Thái Bình: ‘Xóa sổ’ hơn 11.000 ha khu bảo tồn đất ngập nước để xây khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf?”