Chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở Việt Nam


07:26 05/02/2022 tạpchitaichanh

Hiện nay, việc hình thành và mở rộng các quỹ xã hội, từ thiện là xu thế tất yếu để giúp Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng và phúc lợi cho các đối tượng yếu thế, góp phần giảm chênh lệch khoảng cách giàu, nghèo. Thông qua phân tích, đánh giá một số chính sách thuế, kế toán hiện đang áp dụng đối với các quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam, bài viết chỉ ra những hạn chế, khoảng trống trong các quy định này và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, từ thiện, giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ của các quỹ này thuận tiện, minh bạch.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam

Hiện nay, các tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện ở Việt Nam hoạt động dựa trên căn cứ pháp lý sau: Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ).

Tiếp tục đọc “Chính sách thuế, kế toán đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở Việt Nam”

Nghị định chính phủ Số 93/2019/NĐ-CP về Tổ chức, Hoạt động của Quỹ xã hội, Qũy từ thiện

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 93/2019/NĐ-CPHà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với công dân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ

Tiếp tục đọc “Nghị định chính phủ Số 93/2019/NĐ-CP về Tổ chức, Hoạt động của Quỹ xã hội, Qũy từ thiện”

“Chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung: Dấn thân vì điều tốt đẹp cho trẻ em bản xa

Báo đầu tưThanh Hương – 29/01/2023 08:08

Không có khó khăn nào làm khó hành trình thiện nguyện được xác định là trọn đời của “chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung.

Những “bữa cơm kẹp con chữ”

Cuối tháng 11/2022, sáng kiến “Hệ sinh thái nuôi em” của Hoàng Hoa Trung đã được trao giải A Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng. Lời nhận xét “là một trong những chương trình thiện nguyện hướng tới trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa có phương thức hoạt động giàu tính sáng tạo, tính lan tỏa cao, minh bạch và đã triển khai trong thời gian dài, mang lại hiệu quả quan trọng” khiến Trung thêm phấn trấn.

Ở tuổi 32, Hoàng Hoa Trung vẫn tràn đầy nhiệt huyết như khi 17 tuổi – lúc bắt đầu bước vào hoạt động thiện nguyện, khi lần đầu tận mắt nhìn thấy những lớp học cắm bản được dựng tạm bợ bằng tranh, tre, nứa, lá; thấy nhiều em học sinh không thể đến trường; thấy hình ảnh các cô giáo mỗi sáng đi mấy cây số đường rừng gọi từng em đi học…

Tiếp tục đọc ““Chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung: Dấn thân vì điều tốt đẹp cho trẻ em bản xa”

Ranh giới pháp lý giữa nhận quà cảm ơn và nhận hối lộ

[Chữ đỏ trong bài là do CVD tô màu]

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng cho rằng phạm tội vì nhận thức quá giản đơn, “không phân biệt được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và nhận hối lộ”, giống cách biện hộ phổ biến của nhiều quan chức trước tòa.

TAND Hà Nội đang nghỉ nghị án sau 12 ngày xét xử đại án “chuyến bay giải cứu“, sẽ tuyên án ngày 28/7. Nói những lời cuối, 21 cựu cán bộ thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Quảng Nam và Hà Nội đều xin lỗi, dành nhiều thời gian phân trần về động cơ khiến vướng lao lý.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định “chưa bao giờ đòi hỏi”, chỉ vì “nhận thức quá giản đơn, không phân phân biệt được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và nhận hối lộ”.

Nói về số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng, trước tòa, cựu trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh cũng khai “nhận thức đơn giản”, cho rằng cứ giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình, chu đáo, “doanh nghiệp làm ăn tốt sẽ nhớ đến mình”.

Tiếp tục đọc “Ranh giới pháp lý giữa nhận quà cảm ơn và nhận hối lộ”

Kon Tum ghi nhận trận động đất lớn nhất từ đầu năm 2023 đến nay

moitruong.net.vn

Linh Chi|16/05/2023 15:27

Ngày 16/5, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát đi thông báo về các trận động đất xảy ra vào sáng cùng ngày tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

dong-dat.png
Vị trí tâm chấn trận động đất 3.7 độ ở Kon Tum trưa ngày 16/5.

Theo đó, trận động đất mới nhất xảy ra lúc 12 giờ 21 phút 21 giây, có độ lớn 2.6 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8km.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Cũng trong sáng ngày 16/5, vào hồi 00 giờ 52 phút 51 giây (giờ GMT) ngày 16 tháng 5 năm 2023 tức 07 giờ 52 phút 51 giây (giờ Hà Nội) ngày 16 tháng 5 năm 2023 một trận động đất có độ lớn 3.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.902 độ vĩ Bắc, 108.303 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon plong, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Như vậy trong 5 ngày qua, trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp diễn ra 10 trận động đất. Trong đó, trận động đất lớn nhất có độ lớn 3.7 vừa xảy ra là trận có cường độ lớn nhất từ đầu năm đến nay. Trước đó, chỉ trong 4 ngày từ 12/5 – 15/5, trên địa bàn huyện này cũng liên tiếp xảy ra 9 trận động đất có độ lớn từ 2.6 đến 3.2 độ Richter. Trong đó riêng 2 ngày đã xảy ra 6 trận, tuy nhiên các trận động đất trên đều không gây thiệt hại về người.

Theo thống kê từ Viện Vật lý địa cầu, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện Kon Plông đã xảy ra khoảng 100 trận động đất. Trận mạnh nhất có độ lớn 3,9 độ Richter. Các trận động đất thường xảy ra xung quanh khu vực Thuỷ điện Thượng Kon Tum và Thuỷ điện Đắk Đrinh. Trước tình trạng động đất xảy ra liên tục, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện lắp đặt ngay thêm 5 trạm quan sát động đất theo kiến nghị của đoàn kiểm tra thuộc Viện vật lý địa cầu.

Động đất tại Kon Plông, Kon Tum được Viện Vật lý Địa cầu nhận định là động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thủy điện tích nước gây áp lực lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới, khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Động đất kích thích ở Kon Plông, Kon Tum xảy ra từ tháng 4/2021, đến nay với ghi nhận hàng trăm trận. Trong đó, trận động đất mạnh nhất có độ lớn 4.7, gây rung chấn cho nhiều tỉnh miền Trung. Các chuyên gia nhận định, động đất tại khu vực này có thể tiếp diễn trong thời gian tới, liên quan chặt chẽ đến chu trình tích nước hồ chứa thủy điện. Tuy nhiên, động đất cực đại ở khu vực này ít khả năng vượt quá độ lớn 5.0.