Em vui – Một cách tiếp cận truyền thông mới

Tia sáng – 18/6/2023 – BẢO NHƯ

Ở trường tôi có em Cháng T.G 14 tuổi là một học sinh năng động, học tập tốt, ngoan và được các bạn trong trường bầu làm liên đội trưởng.

12 tập phim hoạt hình “Hành trình của Mỷ” được đông đảo các em chờ đón theo dõi.

“Ở trường tôi có em Cháng T.G 14 tuổi là một học sinh năng động, học tập tốt, ngoan và được các bạn trong trường bầu làm liên đội trưởng. Vậy mà chỉ sau dịp nghỉ tết Nguyên Đán, em G đã bỏ học để lấy chồng, một thanh niên cùng xóm. Nhà trường đã báo cáo chính quyền xã can thiệp nhưng em nhất quyết không đi học nữa để ở nhà lấy chồng. Một buổi chiều đầu năm, chúng tôi đến vận động em G đi học. Trước mái nhà em nhỏ bé, sân vườn ướt không có nổi một chỗ khô ráo để bước chân vào… Tôi hỏi ‘sao em không đi học’, em đáp ‘em cũng muốn học nhưng gia đình em bắt em lấy chồng’ vì con gái học nhiều làm gì, vì học thì cũng ăn ngô, không học cũng ăn ngô’”…

 “Lấy chồng từ thuở mười ba”, câu chuyện của giáo viên trong một xã của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang kể lại cho chúng ta thấy, kết hôn trẻ em là một thực tế phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi trong cả nước. Thậm chí, tỉ lệ tảo hôn ở một số tộc người như người H’mông, Cơ Lao, Mảng… vẫn lên tới 50%, các em đều rời bỏ ghế nhà trường sau khi kết hôn. 

Tiếp tục đọc “Em vui – Một cách tiếp cận truyền thông mới”