Bình đẳng giới nhìn từ vụ bê bối của Đại học Y khoa Tokyo

TS – 07/09/2018 08:00 –

Vụ bê bối sửa điểm của trường Đại học Y khoa Tokyo vừa vỡ lở: Trong ít nhất là một thập kỷ, trường này đã hạ 20% điểm đầu vào của phần lớn nữ sinh và tăng 20% điểm của nam sinh để đảm bảo tỉ lệ nữ sinh trong trường không quá 30%. Lí do được đưa ra là, các sinh viên nữ ra trường có nguy cơ bỏ việc nửa chừng khi sinh con, gây thiếu bác sĩ trong tương lai. Cuộc trao đổi giữa Tia Sáng với TS. Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội) cho thấy mặc dù đây là hành động cực đoan, nhưng quan điểm phân biệt đối xử với nữ giới đằng sau nó, lại rất phổ biến trên thế giới, kể cả Việt Nam.

 
Lãnh đạo trường Đại học Y khoa Tokyo xin lỗi vì vụ bê bối. Ảnh: TheGuardian.

Tiếp tục đọc “Bình đẳng giới nhìn từ vụ bê bối của Đại học Y khoa Tokyo”

Niềm tin mù quáng vô tình giết chết các báu vật thiên nhiên

TN – 03/01/2019

Công việc điều tra suốt bao năm trong và ngoài nước cho thấy sự nhẫn tâm, tàn độc vẫn lừng lững còn đó, trong tiêu dùng, trong buôn bán và giết hại ĐVHD. Và sự nhẫn tâm, tàn độc với ĐVHD bắt nguồn chính từ niềm tin mù quáng, thậm chí của cả những người được xem như giỏi giang, giàu có và thành đạt.

Ảnh: PanNature

“Lý luận cùn” của những người ích kỷ

Uống nước mài sừng tê giác, ngâm rượu hoặc hấp cơm cao hổ, uống rượu mật gấu tươi, “tửu táng” bào thai/nguyên con/hoặc các phần thi thể vô số loài ĐVHD. Đó là cách mà nhiều người hiện đang dùng với mong muốn bồi bổ cơ thể hay chữa trị bệnh tật. Các sự thật trên, cũng chẳng cần phải ghi âm, chụp ảnh hay quay phim làm gì nữa vì người ta có thể gặp nó ở nhiều nơi, suốt nhiều năm qua, hầu như ai cũng đã biết.

Tiếp tục đọc “Niềm tin mù quáng vô tình giết chết các báu vật thiên nhiên”

Không chỉ là “đối phó” với thảm họa: Giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro hình thành

TS – 29/08/2018 08:02 – Jason von Meding

Chúng ta vẫn thường chỉ nhìn các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó mà không còn thấy một trong những nguyên nhân sâu xa, đó là sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.


Bản Tủ thuộc xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gần như bị “xóa sổ” sau cơn lũ vào tháng 7. Nguồn ảnh news.zing.vn

Tính đến nay, trong năm 2018 đã có hơn 75 người bị thiệt mạng hoặc mất tích ở Việt Nam vì nguyên nhân mà người ta vẫn gọi là “thiên tai”. Tổn thất về con người thực sự đau đớn và những cộng đồng bị ảnh hưởng phải đối mặt với khó khăn và bất lợi chồng chất bởi sự tàn phá nhà cửa, ruộng đồng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ gây ra.

Trong những tháng còn lại của năm nay, khả năng cao là Việt Nam sẽ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều cơn bão khủng khiếp hơn nữa – và điều này đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một dấu hiệu cho một hiện tượng thảm khốc sẽ xảy ra định kì.

Bài báo thứ nhất trong loạt bài này đã đề cập và tìm hiểu vì sao thuật ngữ “thiên tai” không chính xác và dễ gây hiểu nhầm; đồng thời đưa ra lập luận rằng luôn luôn tồn tại trách nhiệm của xã hội và chính trị trong “thiên tai”.

Người dân Việt Nam xứng đáng nhận được một lời giải thích từ các cơ quan chức năng về các quyết định kinh tế, chính trị và môi trường đã gây ảnh hưởng tới họ và đẩy họ vào tình trạng như hiện nay. Tuy nhiên những điều này đến nay hầu như vẫn chưa được công bố rộng rãi. Chúng ta vẫn được ấn định nhìn vào các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó thay vì thấy rằng đó là biểu hiện của sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.

Tiếp tục đọc “Không chỉ là “đối phó” với thảm họa: Giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro hình thành”