Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên

*Truyện ngắn PHẠM NGA

1.

Sau một cái Tết vui vẻ bình thường, M. bỏ nhà ra đi. Một lá thư bốn trang giấy vở học trò để lại trong ngăn kéo bàn học. Vẫn nét chữ mộc mạc của cô sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành, nhưng lần này, sau lời “Kính thưa ba me”, M. lại đột khởi thông báo về một hành vi không hiếu thảo, ngoan hiền chút nào. Ba mẹ M. đau khổ gần như điên dại. Dò hỏi bạn bè thân, sơ trong lớp tại trường học của M.; bắn tin cho bạn bè, bà con thân thuộc – kể cả bà con ở ngoài Sài Gòn hay tận dưới quê; lục tìm danh sách bệnh nhân trong các bệnh viện, trung tâm cấp cứu và cả nhà xác của những nơi này; đem ảnh của M. đến báo công an phường, đồng thời đăng lời rao trên mấy tờ báo và ti-vi; ra bưu điện đăng ký dịch vụ “hiển thị số máy vừa gọi đến”.v.v… Tiếp tục đọc “Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Điều gì khiến giới trẻ thao thức?

English: What keeps young people up at night?

Khi nhìn lại tuổi thơ, chúng ta thường thấy đây là khoảng thời gian vô tư nhất của cuộc đời, nhưng dường như đôi khi, giới trẻ lại quan tâm đến các thách thức toàn cầu nhiều hơn rất nhiều những gì chúng ta nghĩ. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo thế giới đang bắt đầu nhận thấy. Nói về mong muốn đưa giới trẻ trở thành một phần trong quá trình đưa ra các quyết sách toàn cầu, Ban Ki-Moon (tổng thư ký Liên hiệp quốc) miêu tả họ là “có đầu óc cởi mở và nhận thức sắc sảo về các vấn đề mới nổi”.

Vì thế, khi Liên hiệp quốc và cộng động quốc tế đang thảo luận về Các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, họ quay sang hỏi ý kiến của giới trẻ. Một cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 1,5 triệu thiếu niên dưới 15 tuổi trên khắp thế giới đã đề nghị các em lựa chọn sáu vấn đề quan trọng nhất đối với các em và gia đình của các em trong số 16 vấn đề được đưa ra sau đây: Tiếp tục đọc “Điều gì khiến giới trẻ thao thức?”