Chính trường Israel: Ăn tiền và ở tù

SÁNG ÁNH 2/1/2021 9:00 GMT+7 – TTCT

12 giờ đêm ngày 22-12-2020, Quốc hội Israel tự giải tán vì không thông qua được ngân sách quốc gia cho năm 2021. Bầu cử được ấn định vào ngày 23-3-2021. Chuyện này cũng không quá lạ. Việc Quốc hội Israel không hoàn tất nhiệm kỳ định lệ 4 năm không hiếm: từ lập quốc và bầu cử 1949 đến giờ mới có… 10 lần, đây cũng đã là lần thứ 4 phải tổ chức bầu cử chỉ trong 2 năm sau bầu cử lần trước.

Quốc hội Israel gồm 120 ghế đại biểu. Đảng nào có 61 ghế đa số sẽ cầm quyền, nhưng từ 1949, chưa từng có một đảng đơn lẻ nào kiếm đủ số ghế đó – nhiều nhất là 56 ghế. Tất cả các chính phủ cầm quyền tại Israel đều là liên minh giữa nhiều đảng khác nhau. Chuyện này âu cũng là thường tình, cho đến nay.

Ảnh: The New York Times

Tiếp tục đọc “Chính trường Israel: Ăn tiền và ở tù”

Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát

  • SÁNG ÁNH
  • 07.12.2020, 09:05

TTCT – Khoa học gia hạt nhân người Iran vừa bị ám sát không phải là vụ đầu tiên Israel bị nghi ngờ đứng đằng sau âm mưu trừ khử một nhân vật then chốt của các quốc gia đối địch, và có lẽ cũng chẳng phải vụ cuối cùng.

Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát
Mohsen

Từ California tới Paris

Bấy giờ là mùa hè ở Bắc California, năm 1952, tại thị trấn Berkeley, Sameera Moussa – một phụ nữ Ai Cập 35 tuổi, sang Mỹ theo diện học bổng Fulbright. Berkeley dạo đó – hay dạo này, đi đâu cũng phải có xe có pháo.

Sameera không phải người Mỹ, không biết lái xe, không có bằng lái và không có xe. Bằng mà cô có là tiến sĩ vật lý nguyên tử: cô là phó giáo sư Đại học Cairo ở Ai Cập và là người phụ nữ đầu tiên ở trong nước đạt tới học hàm đấy. Tiếp tục đọc “Israel và thế giới Hồi giáo: Một lịch sử những vụ ám sát”

Cùng một tổ phụ Abraham…

  • DANH ĐỨC
  • 21.08.2020, 12:00

TTCT – Tha thuận giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ngày 13-8 vừa qua quả là “lịch sử” với tên gọi Hiệp ước Abraham, trong ý nghĩa muốn hàn gắn các con cháu của tổ phụ Abraham, nhưng tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là chính trị thực dụng.

Cùng một tổ phụ Abraham…
Bộ ba hoàn cảnh Israel, Mỹ, UAE. Ảnh: The Wall Street Journal

Có một thực tế oái oăm là cả ba tôn giáo “đâm chém” nhau suốt bao thế kỷ qua các cuộc thánh chiến, rồi sau này là bắn giết trong thời hiện đại ở Trung Đông: Do Thái, Kitô, và Hồi giáo, đều có chung một ông tổ là Abraham, được cho là sinh trưởng tại thành phố Ur thuộc đế quốc Babylon (nay ở nam Iraq, gần giáp Kuwait) vào thế kỷ 20 trước Công nguyên.

Sau này phân nhánh, do những khác biệt tầm nhìn về Đấng Tối cao, họ dần xa nhau, thậm chí phủ định nhau. Với thời gian và sau vô vàn những thương đau, chỉ ở thời hiện đại, hi vọng về sự xích lại gần nhau lâu dài mới được nhen nhóm. Sự hòa giải giữa Israel và UAE cũng phải đặt trong xu hướng đó. Tiếp tục đọc “Cùng một tổ phụ Abraham…”

Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ

***

Siêu bom hạt nhân thế hệ mới là cái gì?

02/08/2017 14:16 GMT+7

TTO – Đầu tháng 7-2017, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã cảnh báo tình hình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới.

Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 - Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 – Ảnh: Không quân Mỹ

Không có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trong tương lai gần. Các nước đều tiếp tục phát triển hoặc triển khai thêm các hệ thống vũ khí mới hoặc tuyên bố sẽ làm như thế
Chuyên viên Shannon Kile (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm)

Chín nước gồm năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên đang sở hữu 14.935 đầu đạn hạt nhân, trong đó đã triển khai 4.150 đầu đạn. Tiếp tục đọc “Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ”