Học sinh bắt cá bống tặng cô giáo

VNE – Thứ ba, 19/11/2019, 17:29 (GMT+7)

KON TUM – Không có tiền mua quà, em A Chan, học sinh lớp 8 ở huyện Tu Mơ Rông, ra suối bắt cá bống đá mang tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày 20/11.

“Đó là món quà đặc biệt nhất trong 10 năm công tác tại trường”, cô Đặng Thị Tuyết Thanh, 33 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A, trường THCS Đăk Rơ Ông xúc động, nói. Trân trọng món quà, cô cẩn thận bỏ vào tủ lạnh, không nỡ ăn.

Món quà học sinh tặng cô Thanh nhân dịp 20/11. Ảnh: Ngọc Oanh.

Số cá bống đá học sinh tặng cô Thanh nhân dịp 20/11. Ảnh: Ngọc Oanh.

Tiếp tục đọc “Học sinh bắt cá bống tặng cô giáo”

Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng

baodaklak – Cập nhật lúc 10:33, Chủ Nhật, 18/01/2015 (GMT+7)

Linh Nga Niê Kdăm

Trong hồi ký 50 năm theo Bác Hồ, cố bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm có nhắc câu chuyện thầy Y Jút giải thích khi học sinh Trường Tiểu học Pháp – Đê ngày ấy hỏi về những người tù bị bắt làm Quốc lộ 14, rằng “đó là những người tù chính trị”.
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Trong hồ sơ xin xây lại ngôi mộ của thầy Y Jút ở buôn Păn Lăm (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), nhà giáo – Tiến sĩ Phan Văn Bé, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Dak Nông, đã nói rất kỹ về ông:

Tiếp tục đọc “Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng”

Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái”

26/12/2009 15:16 GMT+7

TTCTĐề tài nghiên cứu “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” do TS Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đã nêu ra một vài số liệu như một bằng chứng về những “oan trái” mà giáo viên phổ thông đang phải đối diện. Xin giới thiệu một số dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được.

P6jDZcz2.jpg
Một giờ dạy bồi dưỡng cho học sinh giỏi của thầy Nguyễn Đức Tấn – Ảnh: Như Hùng
FHOsc2lN.jpg
Cô Trịnh Thị Định, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, trong giờ dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A15 với dụng cụ dạy học là những hạt đậu trắng, đen. Cách dạy của cô khơi gợi được cảm xúc và sự thích thú của học sinh – Ảnh: Như Hùng

Tiếp tục đọc “Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái””

20/11 và nỗi niềm giáo viên môn phụ

PHAN TUYẾT 06:29 17/11/18

(GDVN) – Các em học sinh hồ hởi chạy vào thăm những thầy cô dạy Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh…tuyệt nhiên không ai hỏi thăm những thầy cô “môn phụ” một tiếng.

Giáo viên vui mừng khi nhận được tấm lòng, tình cảm tri ân của học sinh ngày 20/11 (Ảnh: tác giả cung cấp).

LTS: Cho rằng, nhiều bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đang có sự phân biệt giữa “môn chính, môn phụ”, tác giả Phan Tuyết đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Tiếp tục đọc “20/11 và nỗi niềm giáo viên môn phụ”

Chữa lành các mối quan hệ

25/04/2018 08:38 GMT+7

TTCTVấn đề cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay là chữa lành các mối quan hệ giữa thầy – trò; giáo viên – phụ huynh; các cấp quản lý giáo dục – nhà giáo bởi các mối quan hệ này đang chịu nhiều tác động nên bị méo mó, không còn tuân theo những quy luật bình thường như trước.

mh

Muốn chữa bệnh phải chẩn bệnh. Căn bệnh lớn nhất của nền giáo dục là nhầm tưởng về một nghịch lý: thế giới bên ngoài đánh giá khá cao nền giáo dục Việt Nam, trong khi người trong nước tin chắc nền giáo dục đang có vấn đề và muốn con em mình thoát ra khỏi môi trường giáo dục đó. Tiếp tục đọc “Chữa lành các mối quan hệ”

Xưng hô trong trường học ngày nay

  •   NGUYỄN THỊ TỪ HUY
  • Thứ hai, 09 Tháng 9 2013 14:32

Xưng hô trong trường học ngày nay

VHNA –  Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ : xưng hô trong trường học Việt Nam hiện nay. Từ điểm xuất phát rất hẹp này để suy nghĩ về một vài hiện tượng của xã hội đương thời. Và chúng tôi chỉ trình bày một số phương diện hạn hẹp của vấn đề, đồng thời ý thức được rằng câu chuyện xưng hô này rất phức tạp, và để cắt nghĩa các hình thức xưng hô cần có những nghiên cứu sâu và liên ngành : ngôn ngữ học, văn hóa học, chính trị học, xã hội học… Bài này thực chất chỉ là một số ghi nhận và lý giải còn phiến diện, và có thể gây tranh cãi.

Tiếp tục đọc “Xưng hô trong trường học ngày nay”

Những tượng đài 
im lặng giữa non cao…

20/11/2015 07:55 GMT+7

TTTrên hành trình miệt mài hi sinh lặng thầm giữa núi rừng hẻo lánh để thắp lên ánh sáng, không ít thầy cô giáo đã trả giá bằng chính mạng sống 
của mình.

Sau giờ lên lớp (ảnh 1), thầy Văn lại lên nương làm rẫy nuôi học trò (ảnh 2) - Ảnh: L.Đ.Dục
Sau giờ lên lớp (ảnh 1), thầy Văn lại lên nương làm rẫy nuôi học trò (ảnh 2) – Ảnh: L.Đ.Dục

Vừa tròn một năm kể từ ngày thầy giáo Hà Công Văn ra đi vì một tai nạn bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi thầy Lê Phước Long, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, vừa ra dự đám giỗ thầy Văn (Quảng Bình) cho biết khi ghé thắp nhang, thầy nhìn thấy mộ phần của thầy Văn chỉ là nấm đất đơn sơ.

Và với gia cảnh thầy Văn, xây cho thầy một ngôi mộ tử tế chắc là chuyện không dễ! Bởi thế, với tư cách là chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Quảng Trị, thầy Lê Phước Long đã đứng ra vận động Hội Cựu giáo chức, các đồng nghiệp của thầy Văn của ít lòng nhiều để xây cho thầy Văn một nấm mộ. Tiếp tục đọc “Những tượng đài 
im lặng giữa non cao…”

Đường mòn mang tên cô giáo

TPNhờ sự kỳ công vận động từ thiện, tự mình làm cửu vạn băng rừng, “chai mặt” nài nỉ người dân giúp ngày công…, cô giáo Trần Thị Bích Thoa đã đem lại 4 trường học kiên cố, để học sinh không phải vạ vật trong các lớp học chuồng bò, khai mở con đường mòn giờ mang tên cô.
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần

Bốn ngôi trường bóng sáng màu sơn, nền gạch, tường gỗ kiên cố lần lượt mọc lên giữa rừng già. Đó là thành quả đi “xin” của cô Thoa (25 tuổi, giáo viên Trường Mẫu giáo xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Tiếp tục đọc “Đường mòn mang tên cô giáo”

Hết lửa ở giảng đường

22/05/2015 10:05 GMT+7

TTCTChúng ta đã quá quen với chuyện sinh viên phàn nàn về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Cả xã hội dường như cũng hùa vào đấy như một sự thật hiển nhiên.

Minh họa: SALEM
Minh họa: SALEM

Nhưng có mấy người tự hỏi: Liệu sinh viên lúc nào cũng đúng? Dạy và học là một sự tương tác. Câu chuyện dưới đây của tôi sẽ đem đến một góc nhìn từ phía thiểu số là người dạy. Tiếp tục đọc “Hết lửa ở giảng đường”