Quảng Bình: Liên tiếp các vụ phá rừng bị phát hiện và xử lý

Xử lý chưa đủ răn đe nên phá rừng vẫn diễn biến phức tạp ở Đắk Nông?

baotainguyenmoitruong.vn

TÀI NGUYÊN – Thanh Tùng – 11:25 07/04/2023

(TN&MT) – Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình liên tiếp xảy ra các vụ chặt phá rừng nghiêm trọng. Đáng chú ý, trong số các đối tượng bị phát hiện có cả người nguyên là lãnh đạo chính quyền xã. Thực trạng này đang dấy lên hồi chuông cảnh báo về kỷ cương trong công tác bảo vệ, phát triển rừng tại Quảng Bình.

Liên tiếp các vụ phá rừng

Khoảng giữa tháng 2/2023, nhiều diện tích rừng ở khu vực giáp ranh giữa xã Kim Hoá, Lê Hoá (Tuyên Hoá) và xã Hồng Hóa (Minh Hoá) bị chặt phá, xâm lấn đã bị phát hiện. Theo kết quả điều tra, xác minh của Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa, khu vực rừng bị phá hoại xảy ra tại khoảnh 3, 4, tiểu khu 56B, thuộc địa giới hành chính xã Kim Hóa (Tuyên Hóa). Diện tích thiệt hại hơn 3,4 ha, thuộc trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt, quy hoạch sản xuất. Tổng khối lượng gỗ bị chặt phá hơn 136 m3.

1(1).jpg
Nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ tại khu vực giáp ranh giữa xã Kim Hoá, Lê Hoá (Tuyên Hoá) và xã Hồng Hóa (Minh Hoá). Ảnh: Baoquangbinh

Khu vực rừng bị phá hoại này đã được cấp có thẩm quyền giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng là ông Phạm Văn Thuyết (SN 1963) và bà Đặng Thị Hướng (SN 1972), cùng trú tại thôn Kim Ninh, xã Kim Hóa (Tuyên Hóa), nhằm mục đích quản lý, bảo vệ.

Tiếp tục đọc “Quảng Bình: Liên tiếp các vụ phá rừng bị phát hiện và xử lý”

Ngày quốc tế về rừng, nhìn lại những hoạt động trồng rừng ‘đặc biệt’ ở Việt Nam

NĐT –  22:36 | Thứ hai, 21/03/2022 0

Hôm nay (21.3) là Ngày Thế giới trồng cây do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) phát động từ năm 2013, kêu gọi các địa phương, quốc gia cùng nỗ lực trồng cây và nâng cao nhận thức bảo tồn rừng, phát triển bền vững. Ngày 21.3 còn là Ngày Quốc tế về Rừng khích lệ các quốc gia tổ chức các chiến dịch trồng rừng, trước thực trạng rừng trên thế giới đang ngày càng suy giảm về chất lượng và diện tích.

Hoạt động trồng rừng từ nhiều đơn vị, tổ chức xã hội với sự chung tay của cộng đồng vẫn đang được tiếp tục nỗ lực duy trì. Ảnh: CTV

Tiếp tục đọc “Ngày quốc tế về rừng, nhìn lại những hoạt động trồng rừng ‘đặc biệt’ ở Việt Nam”

Người ươm mầm cây rừng

SGGP Thứ Sáu, 17/6/2022 10:02

Từng là người chặt gỗ trong các cánh rừng miền tây Quảng Bình, ông Nguyễn Đức Sự (ở thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) không nghĩ có ngày trở thành người giảng dạy cho nông dân nhiều vùng trồng rừng bằng chính kiến thức của mình học được. Không những thế, ông còn trở thành nhà thực vật thực thụ khi tiến hành ươm mầm gần 2.500 loài thực vật có hạt từ các cánh rừng quê ông.

Một góc rừng lim 3 năm tuổi do ông Sự ươm trồng tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Một góc rừng lim 3 năm tuổi do ông Sự ươm trồng tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Tiếp tục đọc “Người ươm mầm cây rừng”

Trồng rừng độc canh có được tính vào mục tiêu phục hồi rừng?

16/09/2021

BVR&MT – Trên toàn cầu, các dự án trồng cây đang trở thành xu hướng thịnh hành nhưng nhiều người đang dựa vào thói quen cũ là trồng rừng độc canh và gọi chúng là rừng.

Các chuyên gia cho biết mặc dù các đồn điền độc canh thường khác biệt với mắt chúng ta như một khối nếu chúng ta nhìn thấy chúng từ mặt phẳng nhưng từ quan điểm màu sắc, chúng thường trùng lặp với rừng tự nhiên và do đó làm nhầm lẫn các thuật toán máy tính đang hoạt động với các điểm ảnh mờ. Hình ảnh: Rhett A. Butler / Mongabay

Cứ như thể một người dọn dẹp chuyên nghiệp đã được đưa vào khu rừng nhiệt đới. Tiếng chim hót và tiếng ếch nhái vắng lặng, những mái vòm lộn xộn được dọn sạch bong. Nơi từng là những đám dây leo và cây non hỗn độn nằm chen chúc dưới những dưới tán cây râm mát, giờ được thay thế bằng những cây có cùng chiều cao đứng ngăn nắp và xếp thành từng hàng ngay ngắn dưới cái nắng như thiêu đốt.

Đây là một dự án trồng rừng. Nhưng có điều gì đó rất sai.

Các cơ quan chính phủ Campuchia đã chào mời dự án trồng rừng Prey Lang là dự án lớn đầu tiên trong việc phục hồi tập trung vào khí hậu. Cục Lâm nghiệp Campuchia đã cấp cho nhà thầu Hàn Quốc Think Biotech nhượng quyền trồng 34.000 ha rừng mục đích rõ ràng là trồng cây và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Nhưng những gì đã xảy ra trên mặt đất trông không giống như một chiến thắng trước biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đọc “Trồng rừng độc canh có được tính vào mục tiêu phục hồi rừng?”

Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!

Tiếp tục đọc “Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!”

Nông lâm kết hợp: giải pháp ngày càng phổ biến cho một thế giới nóng và đói khát

Thoạt nhìn, các vùng phía Tây Cameroon trông có vẻ tươi tốt [phủ xanh bởi cây cối và rừng], nhưng khi nhìn gần hơn thì thấy đất đai ở khu vực này đã bị suy thoái do canh tác quá mức, kỹ thuật canh tác không bền vững, thảm thực vật bị tàn phá do bị khai thác làm củi và cháy rừng.

Tuy nhiên, ở một số khu vực vẫn tràn ngập đa dạng sinh học: cà phê phát triển dưới bóng mát của cây chuối, gần đó là những cây mận Châu Phi (tên địa phương là cây safou), cây cô la, cam và các loại cây lấy gỗ như gỗ gụ. Đối với người không chuyên thì đây trông giống như một khu rừng tự nhiên, nhưng thực tế đó là một hệ thống nông lâm – kết hợp cây cho bóng mát với cây trồng.

 [Hệ thống nông lâm kết hợp điển hình ở vùng Tây Bắc của Cameroon với chuối và các loại quả địa phương và cây lấy gỗ. Ảnh Ebernezar Asaah]

Trồng một cây

  • VŨ MỸ HẠNH – TRẦN NGUYỄN NGUYÊN – LÊ XUÂN HÀ – ĐINH QUANG SƠN – HẰNG MAI
  • TTCT – 05.03.2018, 08:54

Năm 1977, học giả Kirkpatrick Sale đã hỏi kinh tế gia người Đức E.F. Schumacher: “Dựa vào những hiểu biết sâu sắc về kinh tế, xã hội của mình, ông có thể đưa ra lời khuyên nào có tính hoàn toàn chính trị không?”. Schumacher trả lời: “Hãy trồng một cây!”.

>> Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ

Trồng một cây? Đó lại là một lời khuyên chính trị hay sao? Và đó là câu chuyện ở phương Tây nửa sau thế kỷ 20. Nhưng ở Việt Nam, nửa đầu thế kỷ 19, “trồng một cây” đã là một quyết định chính trị rồi. Theo sách Quốc sử di biên, năm 1831, vua Minh Mạng đã ban chiếu có đoạn: “Chiếu sai các thành trấn, thành phủ và đường quan đều trồng cây mít, cách 5 thước trồng một cây. Đê sông lớn, đê sông nhỏ đều trồng cây liễu; các vườn tược bỏ hoang đều phải trồng đay gai”.Đến đầu thế kỷ 21 này, khi rừng tự nhiên mất đi với tốc độ chóng mặt, lũ lụt năm sau gây hậu quả nặng nề hơn năm trước, không chuyện gì chính trị và thời sự hơn là việc “trồng một cây”. Và không gì hay hơn để bắt đầu bằng việc nghe những người trồng cây kể chuyện của họ.
TRỒNG MỘT CÂY
Bờ kè An Nhiên trước lũ. (Ảnh: trang trại An Nhiên cung cấp)

Tiếp tục đọc “Trồng một cây”

Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ

  • CANDID
  • TTCT – 05.03.2018, 12:05

Những kẻ mơ mộng ấy muốn rằng ngày sẽ có thêm nhiều người mơ mộng, để trồng thêm dù chỉ một cái cây, và nhiều cây sẽ thành một khu rừng.

>> Trồng một cây

Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ

Ba Lan đang ở giữa mùa đông, khắp nơi cây cối đều trụi lá, trơ cành đen đúa, khẳng khiu, tưởng như đã chết khô héo, kể cả những cây thông vốn giỏi chịu lạnh cũng đổi sang màu xanh pha vàng úa hoặc xanh xám ghi. Để có chút màu xanh của cây cối, nhân dịp cuối tuần đi chợ nông dân, tôi mua ít củ hoa hyancyth (ở Việt Nam gọi là hoa tiên ông), hoa tulip và ít củ thủy tiên về trồng. Thoạt đầu, trông chúng chả khác gì mấy củ hành tây mua ngoài chợ, thế mà chỉ mấy ngày trong căn bếp ấm, được tưới nước đầy đủ, các loại hoa đã thi nhau bật tung nụ, làm rạng rỡ cả ngày đông tuyết trắng đơn sắc ngoài cửa sổ. Tiếp tục đọc “Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ”

Tây Nguyên giao rừng tràn lan – 4 bài

***

Tây Nguyên giao rừng tràn lan
Bài 1: Rừng cộng đồng bị… “cộng đồng” phá!

SGGP 
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã giao nhiều diện tích rừng tự nhiên cho cộng đồng, cá nhân, nhóm hộ… để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Nhưng mô hình giao rừng này đã nhanh chóng thất bại vì chủ nhân được giao rừng lại phá rừng hoặc bỏ mặc rừng bị phá.

Rừng Tây Nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng, không những cho nội vùng mà còn chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách giao đất, giao rừng cho người dân và doanh nghiệp để bảo vệ rừng. Lợi dụng các chính sách này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã ngang nhiên chặt phá, chuyển đổi rừng tràn lan để lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên

NĐT – 18/05/2017 – 20:53 PM

Chính phủ vừa có yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch liên quan đến bán đảo Sơn Trà cần tiếp thu ý kiến trên tinh thần thực sự khoa học và cầu thị. Đây là một thông điệp rất đáng mừng, nhưng vấn đề là khoa học nào? 

Cây đa hàng nghìn năm tuổi trên núi Sơn Trà – Ảnh: Công Bính

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống 

Hai ngàn rưỡi năm trước, Trang Tử bảo, đời ta có hạn còn tri thức thì vô bờ, lấy cái có hạn mà đuổi theo cái vô bờ thì nguy khốn, biết là nguy khốn mà còn đuổi theo thì nguy khốn hơn (Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! – Nam Hoa Kinh). Cho nên, các nhà khoa học chân chính đều khiêm nhường kính ngưỡng trước thiên nhiên, đều coi tri thức mà mình có được chỉ là hạt cát trong mênh mông biển cả. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên”