Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài

***

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn

17/01/2018, 14:30 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên-Môi trường mới đây đã công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để lấy ý kiến nhân dân. NNVN xin trích vài góc nhìn từ những nạn nhân nổi tiếng bất đắc dĩ để thấy được phần nào những bất cập của vấn đề mà nhiều ý kiến của họ còn vượt cả phạm vi của dự thảo lần này.

Dã tràng xe cát biển Đông

Tất tả đuổi theo lũ vịt đang nhốn nháo chạy trong chuồng đến khi bắt được hai con xong thì đầu anh đã trắng xóa toàn lông bám mà miệng vẫn nhệch ra cười: “Vịt biển này đánh tiết canh thì hết ý”!

15-45-56_dsc_0341
Nông dân Đoàn Văn Vươn

Tiếp tục đọc “Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài”

NGẪM VỀ CÔNG CUỘC LẤN BIỂN GIAN TRUÂN CỦA ÔNG CHA TA

    Nhân dịp một nhóm trí thức gồm giáo sư Hoàng Xuân Phú, nhà báo Nguyễn Đăng Quang, cô giáo Hiền Giang và kỹ sư Lã Dũng về Tiên Lãng thăm đại gia đình họ Đoàn sau khi hai anh em ruột Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý được đặc xá ra tù ( xem bài viết cảm động của Nguyễn Đăng Quang về cuộc thăm hỏi này trên teu.bloge), tôi xin được gửi tới ông Vươn & ông Quý mấy dòng cảm nghĩ viết từ mấy năm trước…

Đêm 30 Tết, sắp tới Giao thừa, tôi chợt bâng khuâng xa xót nghĩ đến thân phận của những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn… Lúc này, gia đình ông tan tác- người trong trại tạm giam, người vất vưởng tìm chỗ che mưa nắng, bàn thờ gia tiên bị vùi trong đống gạch vụn, bữa cơm tất niên ấm cúng đã trở thành ký ức… Nhưng, luật pháp sẽ công minh phán xử đúng – sai, và lịch sử sẽ công bằng xác định lại mọi giá trị… Tôi tin rằng, những người đã có công lấn biển, chinh phục biển từng được dân chúng coi là “anh hùng” của vùng Duyên hải Tiên Lãng sẽ không bị hắt hủi và lãng quên, bởi họ – giống như ông cha ta từ hàng ngàn hàng vạn năm nay đã đổ mồ hôi xương máu để tồn tại và làm giàu có thêm cho lãnh thổ Quốc gia, dù có gặp đủ thứ thiên tai nhân họa rồi cuối cùng cũng sẽ tìm cách đứng lên để khẳng định một “Chỗ đứng dưới mặt trời” – như tên một cuốn tiểu thuyết nước ngoài được dịch sang ta nửa thế trước… Tiếp tục đọc “NGẪM VỀ CÔNG CUỘC LẤN BIỂN GIAN TRUÂN CỦA ÔNG CHA TA”