Điện hạt nhân: nhiều nhược điểm chưa có giải pháp

TS Đinh Văn Nguyên, Cộng hòa Ireland

Tác giả viết bài này để tưởng nhớ 30 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl (Liên Xô cũ) và 5 năm thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản), và chia sẻ để ủng hộ đề xuất của Chính phủ và EVN về dừng điện hạt nhân. Ngoài những nhược điểm của bản thân công nghệ như chưa có hệ thống làm nguội tối ưu, chưa có giải pháp bền vững cho chất thải phóng xạ và nhiễm xạ, bài viết này sẽ trình bày nhiều nhược điểm khác chưa có giải pháp của điện hạt nhân. Một số kết luận và kiến nghị được đưa ra ở cuối bài viết. Tác giả không cho phép bất kỳ cá nhân/tổ chức nào sử dụng bài viết này hay một phần của bài với mục đích chính trị.

1. Nguy cơ gây thảm họa cao và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài khi có sự cố

Tiếp tục đọc “Điện hạt nhân: nhiều nhược điểm chưa có giải pháp”

Bản đồ “nỗi khiếp sợ và điên cuồng của vũ khí hạt nhân” – 2053 vụ nổ bom nguyên tử trong lịch sử từ năm 1945 – 1998

Nghệ sĩ người Nhật Isao Hashimoto đã làm nên một bản đồ thời gian thật đẹp, một sự thật đáng sợ không thể phủ nhận của 2053 vụ nổ hạt nhân năm xảy ra từ năm 1945 và đến 1998, bắt đầu với thử nghiệm “Trinity” của dự án Manhattan gần Los Alamos và kết thúc với thử nghiệmhạt nhân của Pakistan vào tháng 5 năm 1998. Bản đồ này thiếy 2 vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong thập niên vừa qua (do tính hợp pháp của hai vụ này chưa rõ ràng 100%).

Trong bản đồ, mỗi quốc gia đều có một đốm sáng và một chấm nhấp nháy trên bản đồ bất cứ khi nào có một vụ nổ vũ khí hạt nhân, với một thanh chạy trên cùng và dưới cùng của màn hình. Hashimoto, bắt đầu dự án vào năm 2003, nói rằng ông đã tạo ra nó với mục tiêu cho thấy “nỗi khiếp sợ và điên cuồng của vũ khí hạt nhân”. Bản đồ bắt đầu rất chậm – nếu bạn muốn xem hành động thực sự, hãy bỏ qua trước năm 1962 hoặc lâu hơn nữa – nhưng sự tích lũy trở nên quá tải.

A Time-Lapse Map of Every Nuclear Explosion Since 1945 – by Isao Hashimoto

Japanese artist Isao Hashimoto has created a beautiful, undeniably scary time-lapse map of the 2053 nuclear explosions which have taken place between 1945 and 1998, beginning with the Manhattan Project’s “Trinity” test near Los Alamos and concluding with Pakistan’s nuclear tests in May of 1998. This leaves out North Korea’s two alleged nuclear tests in this past decade (the legitimacy of both of which is not 100% clear).

Each nation gets a blip and a flashing dot on the map whenever they detonate a nuclear weapon, with a running tally kept on the top and bottom bars of the screen. Hashimoto, who began the project in 2003, says that he created it with the goal of showing”the fear and folly of nuclear weapons.” It starts really slow — if you want to see real action, skip ahead to 1962 or so — but the buildup becomes overwhelming.

 

Trung Quốc được cảnh báo về những kế hoạch “điên rồ” cho các nhà máy điện hạt nhân mới

English: China warned over ‘insane’ plans for new nuclear power plants

He Zuoxiu, nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc hiện đầu tư không đủ về kiểm soát an toàn (hạt nhân) sau khi dỡ bỏ lệnh cấm sau vụ thảm họa Fukushima.

 Changjiang nuclear power plant

Công việc xây dựng tại nhà máy hạt nhân Changjiang ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ba tỉnh của Trung Quốc đã chọn địa điểm cho các nhà máy mới, một phần của kế hoạch mở rộng sử dụng điện hạt nhân của nước này. Ảnh: AP

Các kế hoạch nhanh chóng mở rộng các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc thật là “điên rồ” bởi đất nước này chưa đầu tư đủ vào kiểm soát an toàn, một nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo.

Các đề xuất xây dựng nhà máy trong đất liền là đặc biệt mạo hiểm, nhà vật lý He Zuoxiu phát biểu, khi mà Trung Quốc cho chấm dứt lệnh tạm ngừng hoạt động của các máy phát điện mới, lệnh này được áp đặt từ sau thảm họa Fukushima vào tháng 3 năm 2011. Bởi chỉ cần một sự cố sẽ gây ô nhiễm các dòng sông mà ở đó hàng trăm triệu người sống phụ thuộc vào nguồn nước đó và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho một diện tích vô cùng lớn của một vùng đất nông nghiệp quan trọng. Tiếp tục đọc “Trung Quốc được cảnh báo về những kế hoạch “điên rồ” cho các nhà máy điện hạt nhân mới”