Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?

tiasang  – Thanh An

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khiến cơn khát “giọt nước, giọt vàng” xuất hiện thường xuyên ở nhiều vùng đất, qua đó châm ngòi cho những xung đột nguồn nước.

Dòng Vu Gia – Thu Bồn là khởi nguồn của xung đột nguồn nước diễn ra trong nhiều năm. Nguồn: Báo Đà nẵng.

Một tương lai ngày càng khát

Chảy qua hai xã cạnh nhau là Đại Đồng và Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), suối Mơ và suối Thơ không chỉ có vẻ đẹp nguyên sơ thu hút nhiều du khách mà còn là nguồn cấp nước quan trọng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống xoay quanh hai con suối không thơ mộng như cái tên của nó: “Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra xung đột nghiêm trọng vào mùa khô do khan hiếm nước. Cả hai xã đều cho rằng nguồn nước không được quản lý và phân bổ công bằng. Xung đột vẫn diễn ra hằng năm và vẫn chưa tìm được biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, kể lại sau chuyến khảo sát về tình trạng tranh chấp nước ở khu vực này vào năm 2019.

Tiếp tục đọc “Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?”

Làng sạt lở thôi sợ sạt lở

13/10/2022 10:38 GMT+7

TTONhìn con nước cuồn cuộn đổ về, ký ức chạy “hà bá” của người dân Triêm Tây lại ùa về. Nhưng 15 năm nay, từ khi biết cách chung sống thuận tự nhiên, cảnh nơm nớp sợ sạt lở đã không còn dù mỗi năm nơi đây vẫn bị nhiều trận nước lụt.

Làng sạt lở thôi sợ sạt lở - Ảnh 1.

Những dự án du lịch về thôn Triêm Tây đã “tự tin” ra sát sông Thu Bồn khi áp dụng kè thuận tự nhiên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

“Mang vào kẻo đạp gai, vít. Uốn ván thì khổ”, quăng cho khách đôi ủng, bà Huỳnh Thị Tài (67 tuổi, thôn Triêm Tây, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dẫn đi lội bùn. 

Đây đã là lần thứ hai trong tháng, người dân vùng đất ngã ba cuối sông Thu Bồn dọn lụt với tâm thế bình thản.

Tiếp tục đọc “Làng sạt lở thôi sợ sạt lở”

Trồng một cây

  • VŨ MỸ HẠNH – TRẦN NGUYỄN NGUYÊN – LÊ XUÂN HÀ – ĐINH QUANG SƠN – HẰNG MAI
  • TTCT – 05.03.2018, 08:54

Năm 1977, học giả Kirkpatrick Sale đã hỏi kinh tế gia người Đức E.F. Schumacher: “Dựa vào những hiểu biết sâu sắc về kinh tế, xã hội của mình, ông có thể đưa ra lời khuyên nào có tính hoàn toàn chính trị không?”. Schumacher trả lời: “Hãy trồng một cây!”.

>> Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ

Trồng một cây? Đó lại là một lời khuyên chính trị hay sao? Và đó là câu chuyện ở phương Tây nửa sau thế kỷ 20. Nhưng ở Việt Nam, nửa đầu thế kỷ 19, “trồng một cây” đã là một quyết định chính trị rồi. Theo sách Quốc sử di biên, năm 1831, vua Minh Mạng đã ban chiếu có đoạn: “Chiếu sai các thành trấn, thành phủ và đường quan đều trồng cây mít, cách 5 thước trồng một cây. Đê sông lớn, đê sông nhỏ đều trồng cây liễu; các vườn tược bỏ hoang đều phải trồng đay gai”.Đến đầu thế kỷ 21 này, khi rừng tự nhiên mất đi với tốc độ chóng mặt, lũ lụt năm sau gây hậu quả nặng nề hơn năm trước, không chuyện gì chính trị và thời sự hơn là việc “trồng một cây”. Và không gì hay hơn để bắt đầu bằng việc nghe những người trồng cây kể chuyện của họ.
TRỒNG MỘT CÂY
Bờ kè An Nhiên trước lũ. (Ảnh: trang trại An Nhiên cung cấp)

Tiếp tục đọc “Trồng một cây”

Tỉnh nghèo “cõng” 42 thủy điện, mất nhiều, được ít

NN – Thứ Năm, ngày 10/11/2016

Tỉnh Quảng Nam có 42 dự án thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia – Thu Bồn, hiện có 17 nhà máy đã phát điện. Đây là những công trình mang lại nguồn năng lượng rất to lớn, tuy nhiên cũng chính thủy điện đã để lại nhiều hậu quả cho người dân nơi đây. Chưa kể, động đất không dừng lại ở huyện Bắc Trà My, mà đã lan sang Phước Sơn, Tây Giang.

14-07-38_nh-4

Đập thủy điện Sông Tranh 2 đưa vào hoạt động, hết rò rỉ nước, lại liên tục động đất

Tiếp tục đọc “Tỉnh nghèo “cõng” 42 thủy điện, mất nhiều, được ít”

“Cổ tích” ở Triêm Tây – 3 Bài

  • “Cổ tích” ở Triêm Tây – Bài 1
  • “Cổ tích” ở Triêm Tây – Bài 2
  • “Cổ tích” ở Triêm Tây – Bài 3
***
“Cổ tích” ở Triêm Tây – Bài 1
Thứ Hai, 25/07/2016, 16:59:37


Làng Triêm Tây nằm bên sông Thu Bồn đang là điểm đến được khách du lịch yêu thích.

NDĐT– Một ngày, ngôi làng nhỏ tưởng bị bỏ quên phía bên kia sông Thu Bồn bỗng nhiên có tên trong “bản đồ” du lịch, trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách… Làng Triêm Tây (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã bắt đầu viết câu chuyện cổ tích về sự hồi sinh của mình từ những điều tưởng là nhỏ bé đơn giản nhất… Tiếp tục đọc ““Cổ tích” ở Triêm Tây – 3 Bài”

Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

– 216 THANH HẢI 6:44 AM, 15/09/2016
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của quân đội cùng cơ quan chức năng tham gia tìm kiếm các nạn nhân trong vụ vỡ hầm dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 (ảnh chụp chiều 14.9). Ảnh: THANH HẢI

Đường hầm dẫn dòng ở thủy điện Sông Bung 2, tại xã biên giới La ÊÊ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với đường kính hơn 14m đã bị bục vỡ, khiến 28 triệu mét khối nước trong lòng hồ đổ ập xuống hạ du trong tích tắc. Trận cuồng lũ xuất hiện sau bão số 4 này đã khiến 2 công nhân cùng 10 phương tiện cơ giới thi công tại công trình trôi mất tích; hơn 100 người dân địa phương chạy tan tác, lạc trắng đêm trong rừng giữa mưa bão. Nhưng nghiêm trọng hơn, hàng triệu người dân vùng hạ du của hệ thống 5 thủy điện bậc thang trên sông Bung này đã hốt hoảng, cuống cuồng chạy lũ vì sợ vỡ đập thủy điện dây chuyền. Thêm một lần nữa, sự cố thủy điện tại địa bàn Quảng Nam đã giáng một đòn chí tử vào người dân hạ du…

Tiếp tục đọc “Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du”

Cụ ông 85 tuổi và cây cầu thứ 31

20/09/2015 09:01 GMT+7

TTCây cầu xây lên xóa bỏ cảnh chia cắt triền miên giữa cù lao Vạn Buồng với thế giới bên ngoài, trẻ con không còn nghỉ học mùa mưa lũ, khoai sắn người làng bon bon từ đồng về nhà.

Cụ ông 85 tuổi và cây cầu thứ 31
Cây cầu kiên cố đã thành sự thật – Ảnh: Tấn Lực
Cụ ông 85 tuổi và cây cầu thứ 31
Cụ Nguyễn Tráng – Ảnh: Tấn Lực

Không phải tỉ phú hay người nhiều của nả, cụ Nguyễn Tráng, thôn Phú Bông, xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cũng nghèo khó như bao người dân khác ở đất cù lao.

Một đời chứng kiến nỗi vất vả và những cái chết tức tưởi của dân cù lao bởi ngăn cách đò giang, cụ dồn hết tâm lực xây một cây cầu vững chãi. Tiếp tục đọc “Cụ ông 85 tuổi và cây cầu thứ 31”

Hãy cứu những dòng sông

CSRD – Khi tiếp xúc với chúng tôi, TS Đào Trọng Tứ- một trong những chuyên gia hàng đầu về sông ngòi và đập lớn của Việt Nam đã đưa ra ý kiến đầy quan ngại: “Đã quá muộn để phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam!”. Ý kiến của TS Tứ liên quan đến công bố của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) về kết quả khảo sát, điều tra về hồ chứa, đập và đập thủy điện (ĐTĐ) tại 10 dòng sông lớn của Việt Nam những năm gần đây.

Đập thủy điện Ia Krel bị vỡ ngày 1/08/2014 (Ảnh Đại đoàn kết).

Chi chít đập, hồ chứa và đập thủy điện


Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ.

Tiếp tục đọc “Hãy cứu những dòng sông”

Int’l workshop looks to curb coastal erosion

Updated  September, 09 2015 08:41:00
Quang Nam Province is building a sand bag revetment along the beach as a temporary solution to protect its tourism industry and cope with the erosion at Cua Dai beach that has become more severe in recent years. — VNS Photo Xuan Hiep

QUANG NAM (VNS) — Climate change and a reduction in sediment supply and river discharge along the Thu Bon River are the primary causes of coastal erosion in the central region, particularly Cua Dai Beach in Hoi An, speakers said at an international seminar held in Hoi An on Monday. Tiếp tục đọc “Int’l workshop looks to curb coastal erosion”