Ngăn ngập lụt vào thành phố và tăng cường khả năng phục hồi cho Cần Thơ

10 Tháng 12 Năm 2014

WB – Trong 7 tháng mùa mưa mỗi năm, ngập úng ở thành phố Cần Thơ xảy ra rất thường xuyên. Hậu quả là hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, học sinh ướt lướt thướt đến trường, xe cộ chết máy vì ngập nước, nước bẩn tràn vào nhà dân. Tiếp tục đọc “Ngăn ngập lụt vào thành phố và tăng cường khả năng phục hồi cho Cần Thơ”

Nhật – Trung đua hợp tác Mekong

04/05/2016 08:17 GMT+7

TTONhật Bản và Trung Quốc đang tăng tốc trong cuộc đua giành vị thế ảnh hưởng đối với các nước lưu vực sông Mekong bằng những cam kết đầu tư hàng tỉ USD.

Nhật - Trung đua hợp tác Mekong
Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai (phải) tiếp đón Ngoại trưởng Nhật Kishida tại Bangkok ngày 1-5 – Ảnh: Reuters

Báo The Nation của Thái Lan đưa tin Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đầu tuần này chính thức công bố triển khai Sáng kiến kết nối Nhật – Mekong cùng với cam kết đầu tư khoảng 7 tỉ USD cho các dự án phát triển – kết nối khu vực trong ba năm tới. Tiếp tục đọc “Nhật – Trung đua hợp tác Mekong”

Nước sông Hậu bỗng xanh… như nước biển: Hiểm họa tan rã ĐBSCL

03:38 PM – 17/05/2016 TNO

 Ông Tư Hài, 72 tuổi là một ngư dân cố cựu sinh sống ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long cho biết, nước sông Hậu năm nay trong hơn mọi năm rất nhiều. Nước sông không có phù sa, rong tảo, trứng nước… cá tôm cũng ngày một cạn kiệt

Ông Tư Hài, 72 tuổi là một ngư dân cố cựu sinh sống ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long cho biết, nước sông Hậu năm nay trong hơn mọi năm rất nhiều. Nước sông không có phù sa, rong tảo, trứng nước… cá tôm cũng ngày một cạn kiệt

Sông Hậu bỗng trong xanh như nước biển là một thực tế đang diễn ra bởi lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL ngày càng ít. Song, phía sau thực trạng đó là hiểm hoạ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tiếp tục đọc “Nước sông Hậu bỗng xanh… như nước biển: Hiểm họa tan rã ĐBSCL”

Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông

Nguyễn Hữu Thiện – Thứ Sáu,  14/11/2014, 09:15 (GMT+7)

(TBKTSG Online) Hiện nay trên dòng chính sông Mêkông ở hạ lưu vực Mêkông, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện chắn ngang sông, trong đó 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia.

Nằm ở phía cuối cùng của hạ lưu sông Mêkông, ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu 11 đập thủy điện chắn ngang dòng chính của sông được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thiện

Đập Xayaburi đã khởi công xây dựng từ tháng 11- 2012 đến nay đã được khoảng 30% tiến độ và hiện nay Lào đã thông báo cho các quốc gia thành viên Ủy hội Mê Kông (MRC) về ý định xây dựng đập thứ hai, đập Don Sahong, trên dòng chính. Nằm ở phía cuối cùng ở hạ lưu sông Mêkông, Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu tất cả 11 công trình này được xây dựng.

Bài viết dưới đây phân tích tính chưa xác đáng của một số quan điểm/cảm nhận về vấn đề thủy điện MêKông.

Tiếp tục đọc “Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông”

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông – 4 bài

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Hãy cứu lấy sông MeKong

***

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

– 16 LỤC TÙNG 5:20 PM, 19/01/2016
Ngã ba Dung Thăng (Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) một thời được xem là kho cá mùa lũ, nay chỉ lơ thơ vài chiếc xuồng nhỏ kiếm cá ăn qua ngày

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long – vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”. 

Mùa lũ năm 2015, đỉnh lũ sông Cửu Long đạt mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Không có lũ, “vùng sông nước” bơi trong biển lo: Nạn sạt lở bờ sông gia tăng, nguồn thủy sản giảm nghiêm trọng, việc gieo trồng ngày một khó khăn… Tiếp tục đọc “ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông – 4 bài”

Thái Lan bơm nước, Việt Nam bị đe dọa

09:15 AM – 29/01/2016 TN

Sông Mê Kông tại khu vực biên giới giữa ba nước Thái, Myanmar, Lào – Ảnh: Lam Yên

Sông Mê Kông tại khu vực biên giới giữa ba nước Thái, Myanmar, Lào – Ảnh: Lam Yên

Thái Lan vừa vận hành ba trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mê Kông mà không hề tham vấn các nước có liên quan.

Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và khu vực, Thái Lan vẫn tiến hành dự án “nắn” dòng sông Mê Kông nhằm dẫn nước vào các khu vực hạn hán vùng đông bắc. Tờ Bangkok Post dẫn lời phát ngôn viên Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái (RID) Thanar Suwattana cho hay cơ quan này đã tiến hành bước đầu tiên của dự án là vận hành 3 trạm bơm có công suất 12.000 lít/giây mỗi trạm để chuyển nước từ sông Mê Kông đến lưu vực sông Huay Laung ở tỉnh Nong Khai. Tiếp tục đọc “Thái Lan bơm nước, Việt Nam bị đe dọa”

Tác động thủy điện trên Mêkông: nghiêm trọng hay không đáng kể?

Anh Thi – Thứ Ba, 3/11/2015, 19:10 (GMT+7)

(TBKTSG Online) – Báo cáo “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông” đã được Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam (VNMC) cùng với các đơn vị tư vấn trình bày tại một phiên hội thảo đặc biệt ngày 21-10-2015 trong khuôn khổ Diễn đàn Nước, Lương thực và Năng lượng tiểu vùng Mêkông mở rộng diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia) từ 21 đến 23-10-2015.

hội thảo tham vấn quốc gia về Báo cáo đánh giá tác động ngày 28-10-2015 tại Hà Nội. Nguồn: UB sông Mê-kông VN

Tiếp đó, VNMC cũng đã tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về Báo cáo đánh giá tác động ngày 28-10-2015 tại Hà Nội và ngày 30-10-2015 tại TPHCM. Theo VNMC, Báo cáo này dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 11-2015 sẽ là nội dung chính trong báo cáo cuối cùng của Nghiên cứu với dự thảo đầu tiên sẽ được đưa ra tham vấn rộng rãi vào đầu tháng 12-2015. Hiện nay, VNMC cùng với các tư vấn đang lấy ý kiến trên trang web của dự án (https://wle-mekong.cgiar.org/study-on-the-impacts-of-mainstream-hydropower-on-the-mekong-river/) cho đến hết ngày 6-11-2015.
Tiếp tục đọc “Tác động thủy điện trên Mêkông: nghiêm trọng hay không đáng kể?”

Một kết luận nguy hiểm về những con đập trên sông MeKong

GS.TSKH NGUYỄN NGỌC TRÂN (*) – 31/10/2015 09:29 GMT+7

TT  Những con đập trên sông MeKong tác hại không đáng kể là một kết luận nguy hiểm vì nó liên quan đến môi trường, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, đời sống của gần 18 triệu người dân.

Trang bìa của báo cáo dự án do Bộ TN&MT cùng VNMC thực hiện đang gây bức xúc cho nhiều nhà khoa học
Trang bìa của báo cáo dự án do Bộ TN&MT cùng VNMC thực hiện đang gây bức xúc cho nhiều nhà khoa học

“Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”! Đó là kết luận của báo cáo dự án “Nghiên cứu tác động của các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong lên châu thổ sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long (MDS, Mekong Delta Study)” mà Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) cùng với tư vấn là Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI) dự kiến trình bày tại một hội nghị quốc tế.

Tiếp tục đọc “Một kết luận nguy hiểm về những con đập trên sông MeKong”

Vật đổi sao dời nơi cửa sông – 5 kỳ

Nơi cửa sông đã mất

23/10/2015 10:30 GMT+7

TTChính xác hơn là cả dòng Ba Thắc (Bassac) dài rộng, “lội không tới bờ, lặn không tới đáy” như ký ức của nhiều kỳ lão ở miệt đồng bằng sông nước Cửu Long, giờ đã biến đi đâu?

Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông
Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông

Cửu Long chín cửa sông, nay đã mất một. Ba Thắc đâu rồi? Để có câu trả lời, chúng tôi tìm tới UBND xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nơi cửa sông Ba Thắc từng tồn tại trong một thời gian dài.

Cửa sông Ba Thắc: chỉ còn trong ký ức

Trải tấm bản đồ địa giới xã lên mặt bàn, chỉ vào khu vực cửa sông Cồn Tròn hiện hữu, ông Nguyễn Chí Dũng – chủ tịch UBND xã An Thạnh Nam – diễn giải: “Có lẽ cửa sông Ba Thắc ngày trước là đây, nhưng khi ấy cồn Tròn, cồn Khỉ chưa nổi lên chia tách dòng chảy”.

Vậy còn cả một dòng Ba Thắc dài rộng giờ ở đâu? Chúng tôi thắc mắc. Tiếp tục đọc “Vật đổi sao dời nơi cửa sông – 5 kỳ”

Đối diện thách thức xuyên biên giới

AN NINH MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM:

20/10/2015 10:49 GMT+7

TTCTGần đây, rất nhiều vấn đề môi trường hệ trọng có tính xuyên biên giới đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam, chủ yếu liên quan đến nguồn nước và chất lượng không khí. Đối diện những thách thức phi truyền thống này, chúng ta cần một chiến lược 
đối phó mới.

Đứng từ công viên Bạch Đằng nhìn về phía quận 2 (TP.HCM), nhiều tòa nhà cao tầng mờ ảo trong lớp sương mù khô (ảnh chụp ngày 7-10) -Quang Khải
Đứng từ công viên Bạch Đằng nhìn về phía quận 2 (TP.HCM), nhiều tòa nhà cao tầng mờ ảo trong lớp sương mù khô (ảnh chụp ngày 7-10) -Quang Khải

Báo cáo Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng châu Mỹ (ĐH UNU tại Tokyo, Nhật Bản) định nghĩa: “An ninh môi trường là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia”.

60% nguồn nước 
nằm trong tay người khác

Việt Nam có 2.360 con sông thuộc 16 lưu vực sông. Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt của nước ta xuất phát từ các quốc gia khác. Hệ thống sông Hồng có 50% nguồn nước xuất phát từ Trung Quốc. Tiếp tục đọc “Đối diện thách thức xuyên biên giới”

Tham vấn và chia sẻ ý kiến của người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi các đập thủy điện tại khu vực sông Mê Công

Trong hai ngày 24 và 25 tháng 09 năm 2015, đại diện các cộng đồng từ lưu vực sông Mê Công thuộc các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã họp mặt tại Thái Lan để bày tỏ quan ngại về các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông trong bối cảnh Chính phủ Lào vừa thông báo quyết định sẽ xây dựng đập thủy điện Don Sahong vào cuối năm 2015. Tại cuộc họp, đại diện cộng đồng các nước đã đưa ra Tuyên bố chung gửi đến Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công. Thay mặt cộng đồng người dân lưu vực Mê Công, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam xin được chia sẻ bản Tuyên bố này và kêu gọi sự ủng hộ của Quý vị bằng cách ký tên, góp thêm một tiếng nói cho Bản tuyên bố nêu trên.

Ngày 06 tháng 10 năm 2015

Toàn văn Bản tuyên bố

Kính gửi Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công:
Hãy lắng nghe tiếng nói của người dân!

Bản tuyên bố của Người dân địa phương về ảnh hưởng của các đập thủy điện
tại lưu vực Mê Công

Tiếp tục đọc “Tham vấn và chia sẻ ý kiến của người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi các đập thủy điện tại khu vực sông Mê Công”

Chính phủ Lào nên ngừng dự án xây đập Don Sahong

Cập nhật : 17:11 | 24/09/2015

VNN – Quốc hội nước Lào đã thông qua một quyết định gây chấn động dư luận các nước láng giềng: Thỏa thuận nhượng quyền xây dựng đập thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mê Công cho Tập đoàn MegaFirst của Malayxia và dự kiến công trình này sẽ khởi công cuối năm nay 2015.

Don Sahong vẫn đe dọa đồng bằng Cửu Long
Thủy điện: Tránh gây tác hại những dòng sông
Đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng 70% số động vật hoang dã

Sự kiện nói trên quả là có phần táo bạo và bất ngờ. Báo Phnom Penh Post của Campuchia đưa ra thông tin này ngày 01/09/2015. Nhưng vào ngày 10/09/2015, chính báo Vientiane Times ở thủ đô nước Lào đã tiết lộ rằng Quốc hội Lào đã thông qua việc xây dựng đập thủy điện Don Sahong một cách lặng lẽ từ trước đó nữa, vào tháng Bảy năm 2015 này.

Don Sahong, thủy điện, đập thủy điện, Lào, thông qua, dư luận, phản ứng
Vị trí Don Sahong trên hạ lưu dòng Mê Công. Ảnh: TMT.

Và làn sóng phản đối sự việc nói trên đã diễn ra mạnh mẽ và trên quy mô rộng lớn. Tiếp tục đọc “Chính phủ Lào nên ngừng dự án xây đập Don Sahong”

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra Thông cáo báo chí về vấn đề đập Don Sahong trên dòng chính Mê Công

THÔNG CÁO BÁO CHÍ:
Thứ Sáu ngày 18 tháng 9 năm 2015

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam kêu gọi Chính phủ Lào xem xét lại quyết định
thông qua dự án Don Sahong  

VRNHà Nội, Việt Nam: Theo báo Phnom Penh Post ngày 01/09/2015 đưa tin Quốc hội Lào đã Thỏa thuận nhượng quyền xây dựng công trình thủy điện gây nhiều tranh cãi Don Sahong cho Tập đoàn MegaFirst của Malayxia, dự kiến công trình này sẽ khởi công cuối năm nay. Trong khi đó, báo Vientiane Times ngày 10/09/2015 đưa tin Quốc hội Lào đã thông qua xây dựng đập thủy điện Don Sahong từ tháng Bảy năm nay.

Sau Xayaburi, Don Sahong là đập lớn thứ hai được chính phủ Lào thông qua xây dựng trên dòng chính Hạ lưu vực sông Mê Công. Trong nhiều năm qua, nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới đã đưa ra những cảnh báo về tác động tiêu cực của thủy điện Don Sahong đến hệ sinh thái đa dạng và nguồn sinh kế của người dân sinh sống tại hạ lưu công trình, vùng châu thổ sông Mê Công, đặc biệt là vùng hồ Tonle Sap ở Campuchia và Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam. Tiếp tục đọc “Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra Thông cáo báo chí về vấn đề đập Don Sahong trên dòng chính Mê Công”

Mất dần cánh đồng Đông Nam Á

TPHàng trăm cây số bờ sông và bờ biển ĐBSCL đang bị sạt lở nghiêm trọng, mỗi năm cuốn trôi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn héc-ta đất. Đang mất dần nơi được mệnh danh cánh đồng Đông Nam Á, hằng năm sản xuất 24-25 triệu tấn lúa (xuất khẩu 6-8 triệu tấn gạo) và 1,2 triệu tấn cá tra, 500.000 tấn tôm chủ yếu chế biến xuất khẩu.
Đê biển bị sóng đánh tan ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Sáu Nghệ
Đê biển bị sóng đánh tan ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Sáu Nghệ

Như thường lệ, sáng sớm, cậu học sinh lớp 5 Đinh Hoàng Hưng đạp xe trên đường Võ Tánh dọc bờ sông Cần Thơ để đến trường. Con đường thuộc phường Lê Bình (Cái Răng, Cần Thơ) mới được tráng nhựa, nhảy nhót ánh bình minh cùng chợ nổi Cái Răng kề bên. Đột ngột, con đường rùng mình nứt gãy và tụt xuống. Tiếp tục đọc “Mất dần cánh đồng Đông Nam Á”