Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội

Thứ sáu, 23/03/2018 – 07:36

(Dân trí) – Một cơ sở từ thiện bảo trợ trẻ mồ côi 20 năm hành trình xin cấp phép hoạt động không thành, cánh cửa đại học khó hé mở cho những đứa trẻ lớn lên tại đây. Một nhóm thanh niên ưu tú của Tây Nguyên lận đận đã 7-8 năm tìm kiếm sự “chính danh” để có thể lan tỏa cơ hội giáo dục cho lớp đàn em ở quê nhà…

Chuyện 2 nữ sinh cầu cứu trước cánh cửa đại học

Mái ấm truyền tin là một cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em dân tộc thiểu số điều kiện khó khăn, không nơi nương tựa đóng tại quận Bình Tân, TPHCM, đã hoạt động từ năm 1995 tới nay. Thực tế nhiều em đã được nuôi dưỡng, cho học hành tới trưởng thành từ ngôi nhà chung này, đi làm, lập gia đình… Trong hơn 20 năm hoạt động, mỗi năm mái ấm tiếp nhận, giúp đỡ trên dưới 20 trẻ nhỏ có hoàn cảnh éo le như vậy.

Mục tiêu của những người hoạt động thiện nguyện tại mái ấm là chăm lo để trẻ có thể hòa nhập cộng đồng, được đến trường học hành với môi trường giáo dục đảm bảo. Dù vậy, cơ sở từng gặp rất nhiều khó khăn để có được giấy phép hoạt động.


Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).
Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).

Tiếp tục đọc “Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội”

Ước mơ lặng câm

ngay nay -13/09/2020 | 14:35

Một dàn đồng ca hát không thành lời. Một ước nguyện có mái nhà chung mãi không được lắng nghe. Có một nhóm những người câm điếc ở Sài Gòn loay hoay trong căn nhà hơn 10 mét vuông và mơ về một ngày những gì mình nghĩ, bật ra được thành tiếng.

_____________

Tiếp tục đọc “Ước mơ lặng câm”

Trẻ con lai ở miền Tây (4 bài)


Trẻ con lai ở miền Tây: Con không cha như nhà không nóc

22/01/2018 12:12 GMT+7

TTOHôn nhân tan vỡ trên xứ người, nhiều cô dâu Việt mang theo hàng ngàn đứa con lai từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… trở về. Phía trước những đứa trẻ ấy là hành trình gian nan về cuộc sống và pháp lý.

Trẻ con lai ở miền Tây: Con không cha như nhà không nóc - Ảnh 1.

Bé Lee Chaewon và những ký ức Hàn Quốc còn lại – Ảnh: VIỄN SỰ

Hồi mẹ nó ẵm về nước, bà nội nó nói mua cho cái vé khứ hồi, tới hồi ra sân bay về lại Hàn Quốc thì mới hay cái vé đi có một chiều

Chị TỪ THỊ XUYÊN (dì ruột bé Hong Deajun)

Chúng tôi trở lại cù lao Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, TP Cần Thơ, nơi hơn mười năm trước được gọi là “đảo Đài Loan” khi cả cù lao có hơn 1.000 cô gái đi lấy chồng ngoại, chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. 

Mấy năm gần đây, các cô gái Tân Lộc rời cù lao lấy chồng ngoại giảm dần, nhưng người Tân Lộc lại đón dòng hồi hương của các đứa trẻ con lai trở về quê mẹ. 

“Con không cha như nhà không nóc” – câu chuyện hồi hương của những đứa trẻ con lai không có cha bên cạnh còn buồn hơn cả câu chuyện ly hương của những người mẹ năm nào.

Tiếp tục đọc “Trẻ con lai ở miền Tây (4 bài)”

Đổi thay ở làng không quốc tịch

Đức Nhật – 08:09 – 11/01/2022  

TN Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân nơi đây, các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho họ được nhập quốc tịch Việt Nam. Kể từ đây, cuộc sống của họ đã bước sang một trang mới, tươi sáng hơn.

Đổi thay ở làng không quốc tịch - ảnh 1
Kể từ ngày nhập tịch, con cháu của ông Un Kei đã được đăng ký khai sinh – ĐỨC NHẬT

Tiếp tục đọc “Đổi thay ở làng không quốc tịch”

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường

09/08/2021 15:23

TTOĐó là con số nổi bật trong báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” được công bố nhân Ngày quốc tế dân tộc bản địa thế giới (9-8).

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường - Ảnh 1.
Trẻ em dân tộc thiểu số dễ bỏ học do tham gia sớm vào các hoạt động kinh tế, hỗ trợ công việc trong gia đình, tảo hôn hoặc khoảng cách từ nhà đến trường xa – Ảnh: ĐỨC HIỆP

Báo cáo do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học lao động và xã hội, Ủy ban Dân tộc, Đại sứ quán Ireland thực hiện.

Tiếp tục đọc “Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường”

Khó đảm bảo “quyền có giấy tờ tuỳ thân” cho trẻ đường phố

(Dân trí) – Quyền có giấy tờ tuỳ thân đã được quy định rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong qua trình hỗ trợ thực tế cho trẻ đường phố, đã phát sinh khó khăn: Trẻ không có hộ khẩu không thể làm chứng minh nhân dân, không có chứng sinh không dễ khai sinh…

Ngày 18/12, buổi hội thảo tổng kết dự án “hỗ trợ pháp lý về giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em/ thanh thiếu niên đường phố” đã được tổ chức tại TPHCM. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở tư pháp TPHCM tổ chức.

Trẻ lang thang ở mái ấm quận 8, TPHCM

Trẻ lang thang ở mái ấm quận 8, TPHCM

Trong buổi hội thảo, các nhân viên xã hội đều cho rằng trẻ em lang thang đều dễ bị tổn thương, yếu thế, gặp nhiều khó khăn nhất trong cả về mưu sinh cũng như việc đảm bảo các quyền cơ bản nhất như giấy tờ tuỳ thân. Việc không có giấy tờ tuỳ thân càng khiến trẻ thiệt thòi trong việc không tiếp cận được các dịch vụ công và các hỗ trợ dành cho trẻ: học việc, tạo việc làm, có nơi cư trú…

Tiếp tục đọc “Khó đảm bảo “quyền có giấy tờ tuỳ thân” cho trẻ đường phố”

Gian nan “định danh” cho trẻ không giấy chứng sinh

NLD – 05-12-2020 – 07:05|

Pháp luật đã có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ… nhưng thực tế quá trình này còn nhiều khó khăn

Gian nan định danh cho trẻ không giấy chứng sinh - Ảnh 1.

Chị Phan Thị Hồng Nhung cùng con gái xúc động khi nhận giấy khai sinh

Cầm trên tay tờ giấy khai sinh (GKS), chị Phan Thị Hồng Nhung nghẹn ngào chia sẻ: “Không có GKS thì dù có tồn tại, nhiều đứa trẻ vẫn không được pháp luật thừa nhận. Đồng nghĩa không được đi học ở các trường công lập, không được khám chữa bệnh bằng BHYT. Lớn lên, không được cấp CMND, không có cơ hội tiếp cận các nghề nghiệp chính thức, không thể đăng ký kết hôn. Con cái sinh ra cũng rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi từng sống như thế nhiều năm, gõ cửa khắp nơi tìm kiếm sự giúp đỡ để có thể làm GKS cho mình và cho con gái”.

Tiếp tục đọc “Gian nan “định danh” cho trẻ không giấy chứng sinh”

Trẻ nhập cư ‘khát’ chữ

Phạm Thu Ngân, Song Mai – 10:11 – 04/05/2021

TNLớp học tình thương ‘Chắp cánh ước mơ’ tại khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức (TP.HCM) mà người dân quen gọi, thực chất nằm trong chốt dân phòng tự quản, là nơi dạy chữ cho trẻ nhập cư nghèo mấy năm nay…

Tâm (áo trắng - hồng, bên phải) đã theo học lớp tình thương 3 năm nay /// Ảnh: Song Mai
Tâm (áo trắng – hồng, bên phải) đã theo học lớp tình thương 3 năm nay – ẢNH: SONG MAI

Tiếp tục đọc “Trẻ nhập cư ‘khát’ chữ”

Khát khao con chữ trên đỉnh Màng Ten

Trang Thy    06:31 – 11/08/2021  

TNBé thơ ê a đánh vần con chữ giữa rừng tựa tiếng chim hót chốn non cao. Bàn tay nhỏ cầm bút nắn nót viết vào trang vở kê trên khúc cây khô khiến bao người thương cảm…

Thỉnh thoảng có chú công an vào rừng dạy chữ cho các cháu /// Ảnh: Trang Thy

Thỉnh thoảng có chú công an vào rừng dạy chữ cho các cháu – ẢNH: TRANG THY

Mùa nắng hạ, nhiều cặp vợ chồng dân tộc HRê ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) đưa con vào rừng “sống đời Digan”. Ngày, cha mẹ nhọc nhằn cưa hạ, lột vỏ keo thuê. Đêm, cả gia đình quây quần trong lán trại trên đỉnh cao lộng gió. Tiếng trẻ thơ ê a đánh vần con chữ giữa rừng khiến họ xót thương phận mình, rồi nhủ lòng phải gắng sức đưa con đến trường cho đời vơi khổ.

Đời cha thiếu chữ…

Đêm trên đỉnh Màng Ten (giáp ranh Ba Tơ và Đức Phổ), tôi đã nghe những câu chuyện của nhóm người ở thôn Hố Sâu, xã Ba Khâm, H.Ba Tơ đi khai thác keo thuê mà xót lòng. Do ít học và thiếu đất sản xuất nên nhiều người HRê phải chịu cảnh nghèo khổ, sống đời làm thuê, rong ruổi khắp núi rừng.

Phận nghèo lan sang con cháu như định mệnh, khổ cực bám lấy những con người hiền lành, chất phác. Hơn 40 tuổi, vợ chồng anh Phạm Văn Héo và chị Phạm Thị Biết trải qua bao nỗi cơ cực nơi núi rừng. Ngày ngày, anh cùng người làng rong ruổi khắp rừng tìm lâm sản mang về bán cho thương lái miền xuôi. Chị cặm cụi chăm bón sào ruộng lúa bậc thang bạc màu nên thu nhập chẳng đáng là bao. Rồi rừng keo trải dài, bao phủ núi gần lẫn non xa. Khoản tiền thu từ keo làm giàu cho chủ rừng, nhưng gây ảnh hưởng đến sinh kế của bao cư dân miền sơn cước. Lâm sản khan hiếm nên những chuyến đi rừng dài ngày trở về với tiếng thở dài nghe não lòng. Mạch nước ngầm cạn kiệt, ruộng lúa chỉ sản xuất một vụ trong năm. Sống giữa rừng nhưng chẳng thể dựa vào rừng, họ đành dắt nhau rời làng mưu sinh nơi xa.

Chớm đông, vợ chồng anh Héo gửi con nhỏ rồi bắt xe lên Tây nguyên hái cà phê, làm thuê cho chủ vườn. Chừng đôi tháng, anh chị về nhà khi hết việc làm trên miền cao nguyên đất đỏ. Niềm vui khi được ôm con vào lòng xen lẫn âu lo vì “những ngày sắp tới làm gì ra tiền” lởn vởn trong tâm trí. Dịp may đến với anh chị khi người làng rủ vào rừng cưa hạ cây keo và lột vỏ thuê. Niềm vui vì có việc làm xua đi khổ cực lẫn nỗi lo hiểm nguy cận kề. “Vợ chồng tôi đều không biết chữ nên có việc làm là tốt lắm rồi. Bao đời ông bà rồi đến mình đều khổ. Vậy nên hai vợ chồng ráng làm kiếm tiền cho con ăn học”, chị Biết tâm sự.

Anh Phạm Văn Thủy rì rầm kể chuyện đời mình giữa rừng đêm. Học đến lớp 6, vì “đường sá gập ghềnh, trường xa, nhà khó” nên anh nghỉ học như bao thiếu niên cùng làng. Rồi theo bạn bè đi làm. Lần đầu tiên trong đời, anh mừng rơi nước mắt khi cầm trên tay 900.000 đồng tiền công cả tháng hái cà phê thuê cho chủ vườn ở Tây nguyên. Và kiếp làm thuê cơ cực vận vào đời anh từ đấy. Mùa khô, anh cùng vợ và người làng cưa hạ, lột vỏ keo thuê trên những miền rừng xa thẳm. Khi những cơn mưa tắm mát núi đồi, cây lá tốt tươi, anh cùng nhiều người lom khom phát chồi thuê dưới tán keo xanh mướt. Lao động cực nhọc và cận kề hiểm nguy, nhưng đó là điều may mắn vì có việc làm.

Khát khao con chữ trên đỉnh Màng Ten1Trẻ thơ đánh vần con chữ trong đêm – ẢNH: TRANG THY

Thấm nỗi cơ cực vì thiếu học nên anh luôn cố gắng làm mọi việc để kiếm tiền lo cho con đến trường. Những ngày hè, vợ chồng anh mang hai con vào rừng để được quây quần trong lán trại sau những giờ lao động vất vả. Bước vào năm học, anh gửi con cho người chị gái đón đưa đến trường mỗi ngày. Chiều muộn, vợ chồng anh cưỡi xe máy vượt hàng chục cây số về nhà để được trông thấy con, dù nhiều bữa các bé ngủ vùi mang cả đợi chờ vào trong giấc mơ.

Ê a con chữ giữa rừng

Bé Phạm Thị Trần (8 tuổi, con gái của vợ chồng anh Héo) cặm cụi làm phép tính cộng trừ dưới ngọn đèn điện tỏ mặt người. Bàn học là khúc gỗ keo khô kiệt vì nắng nóng, ghế là đôi dép nhựa lót trên nền đất nâu giữa rừng. Những ngón tay nhỏ gầy cầm bút nắn nót viết từng con số vào trang vở mỏng như lá rừng. Nghe lời khen khi làm phép tính đúng, bé mỉm cười, vẻ mặt bẽn lẽn ngước lên nhìn khách lạ rồi cặm cụi bên trang giấy.

Vợ chồng anh Héo nở nụ cười tươi làm phai mờ những vết nhăn trên gương mặt sạm đen sau bao ngày dãi dầu mưa nắng. Mùa thu tới, bé vào lớp 3 với quãng đường đến trường chừng 9 km trập trùng đèo dốc. Vì không biết lái xe nên chị Biết phải vào rừng làm thuê, anh Héo ở nhà đưa đón con đến lớp mỗi ngày. “Dù mình tôi đi làm ít tiền hơn nhưng cũng để chồng ở nhà đưa đón con. Phải cho con học để biết thêm cái chữ. Đến hè cả hai vợ chồng cùng đi làm và dẫn con vào rừng…”, chị bộc bạch.

Khi cha mẹ bận rộn công việc ngoài rừng, bé Trần trông chừng em nhỏ, con của những người chung nhóm cưa hạ và lột vỏ keo thuê. Bé vào vai cô giáo chỉ bảo các em ê a đánh vần con chữ bên lán trại. Những đôi mắt ngây thơ nhìn vào trang vở, miệng líu lo như chim hót đón chào nắng ban mai. Tóc rám nắng lòa xòa, phất phơ trước gió. Các cháu hồn nhiên đọc chữ, đùa vui giữa núi rừng. Trẻ thơ chơi chán rồi học, học rồi lại chơi. “Con bày chữ mấy em đọc chứ viết chưa được. Mấy em ưng chơi học chữ lắm”, bé Trần rụt rè cho biết.

Khát khao con chữ trên đỉnh Màng Ten2Sau giờ bóc vỏ keo, Phạm Văn Tuấn (14 tuổi) dạy các em phép tính

Các cháu bé trú ngụ cùng cha mẹ trên đỉnh Màng Ten hào hứng đón nhận chiếc bảng nhựa mỏng cùng hộp phấn trắng bạn tôi mang vào rừng. Các cháu xúm quanh chiếc bảng treo lên chạc cây, hí hoáy viết chữ, xóa sạch rồi lại viết, gương mặt lộ vẻ thích thú. Sau giờ lột vỏ keo, em Phạm Văn Tuấn (14 tuổi) cầm phấn đứng trước bảng dạy các em thơ. Các cháu chăm chú lắng nghe, miệng há tròn như nuốt từng lời. Những đôi mắt mở to nhìn lên bảng, vẻ mặt đầy háo hức.

Sau tiếng đọc của Tuấn, giọng các cháu hòa theo rập ràng trong gió ngàn xào xạc. “Nhiều em chưa biết chữ và con số, nhưng ưng học lắm. Đọc xong bữa sau quên mất nhưng vẫn ưng học. Cháu theo mấy cô, chú lột vỏ keo đến khai giảng năm học mới thì nghỉ làm để đến trường. Lúc đó, cháu có tiền mua sách vở và phụ giúp gia đình rồi. Hè sang năm tiếp tục vào rừng làm nữa…”, Tuấn cho biết.

Nhìn con dõi theo dòng chữ trên bảng, anh Thủy thỏa lòng ước nguyện, gương mặt rạng ngời niềm vui. Anh nhắc vợ mua quần áo mới cùng dụng cụ học tập cho 2 con: đứa lớn sắp vào lớp 5, nhỏ vào lớp 2. Căn nhà tạm bợ, khoản tiền thu nhập từ việc làm thuê thất thường, nhưng anh dự định tìm cô giáo dạy thêm cho con lớn để sức học theo kịp chúng bạn. “Dù nghèo khổ tôi vẫn gắng cho con ăn học cái chữ. Có ăn học kiếm cái nghề thì đời mới bớt cơ cực. Nếu không thì chỉ quẩn quanh, làm thuê trong rừng, biết bao giờ mới hết khổ!”, anh khẳng định.

Tôi cùng bạn rời đỉnh Màng Ten với những cánh tay bé nhỏ vẫy chào tạm biệt. Ngoảnh nhìn, dáng đứng trẻ thơ tựa cây non vươn lên trong nắng sớm. Tiếng ê a đánh vần con chữ theo mỗi bước chân qua đèo dốc điệp trùng.

Ông Lữ Đình Tích, Phó chủ tịch UBND H.Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết: Theo số liệu thống kê, có hơn 1.000 người dân trong huyện làm nghề khai thác cây keo thuê. Những lúc nông nhàn, họ đi làm thuê để kiếm thêm nguồn thu nhập. Cuộc sống của bà con được cải thiện hơn so với trước, nhưng nhiều người vẫn còn khó khăn. Nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí cho con em hộ nghèo và những học sinh ở xa trường nhằm khuyến khích, động viên các em đến lớp.

Cuộc đại di cư của cư dân thủy diện

vnexpress – 5/3/2019

“…bị thành kiến nặng nề là ít học, thiếu hiểu biết, cục mịch quê mùa, đàng điếm, lưu manh, trộm cắp và nghèo rớt mùng tơi, thậm chí nhiều người còn không muốn sống chung khu nhà với họ”.

(Nguyễn Quang Trung Tiến, 2016)

Ở phía Nam sông Hương, nhờ vào các trường đại học lớn và những khách sạn nhiều khách du lịch ngoại quốc, thành phố Huế lấp lánh dáng vẻ một đô thị có sức sống. Tại đó, trong một ngày mưa cuối năm, rạp Lotte chiếu dày đặc 7 suất Aquaman – bom tấn mới của Hollywood – tận một tuần trước khi phim được phát hành tại Mỹ. Tiếp tục đọc “Cuộc đại di cư của cư dân thủy diện”

Những con thuyền không bến

VnExpress – Thứ hai, 7/1/2019

Một buổi chiều tháng Tám, ông Ba Tài rời thuyền vô khu chợ nhỏ ở Reng Toel, mua ít thuốc rê, gạo, muối,  bó nhang. Ông đi thẳng vào khu nghĩa địa ven sông.

Nơi đây có hàng trăm nấm mồ cũ của những người đã sống trọn đời ở Biển Hồ Tonlé Sap, Campuchia. Trong đó có ông, bà, cha mẹ ông, những người mà trong trí nhớ mơ hồ của ông, nguyên quán ở Đồng Tháp. Tiếp tục đọc “Những con thuyền không bến”

Điểm trường “3 trong 1”

d08:37 AM – 07/04/2017

BPĐiểm trường Tà Thiết, xã Lộc Thịnh (Lộc Ninh) được xây dựng năm 2002 với 6 phòng phục vụ học tập cho con em đồng bào Khơme, S’tiêng bậc tiểu học trên địa bàn ấp Tà Thiết.

Lớp 6A3 Trường cấp 1-2 Lộc Thịnh trong giờ học Văn tại điểm trường Tà Thiết

Ông Lâm Vi, Trưởng ấp Tà Thiết, kiêm bảo vệ điểm trường cho biết: Ấp có 156 hộ/558 người, trong đó người Khơme 123 hộ, người S’tiêng 3 hộ, số còn lại người Kinh. Những năm qua, được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở nên đời sống của người dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng. Hiện ấp chỉ còn 26 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới). Tiếp tục đọc “Điểm trường “3 trong 1””

Nữ sinh lớp 12 suýt không được học vì… có thai

15/03/2014 09:53 GMT+7

TT – Một nữ sinh lớp 12 ở Khánh Hòa lỡ có thai bị trường đề nghị viết đơn xin thôi học với lý do “gia đình không đủ điều kiện cho đi học”. Thương bạn, một nhóm bạn đã viết đơn kêu cứu để nữ sinh này được trở lại trường.

Nữ sinh lớp 12 suýt không được học vì... có thai Phóng to
Nhờ thư kêu cứu giúp của bạn bè, Sở Giáo dục – đào tạo Khánh Hòa can thiệp kịp thời nên em Q. đã được đi học lại – Ảnh: Duy Thanh

“Nhận được cuộc điện thoại của cô giáo chủ nhiệm cho biết ban giám hiệu cho đi học lại, em và gia đình mừng không sao tả xiết. Em đã được đi học lại một tuần rồi” – L.T.N.Q., học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), thổ lộ.

Tiếp tục đọc “Nữ sinh lớp 12 suýt không được học vì… có thai”