MỸ – NGA:  Thứ 5 là kẻ thù, thứ 6 là bạn

  • THANH TUẤN
  • 10.01.2017, 10:07

TTCT – Trong bối cảnh ông Donald Trump sắp trở thành ông chủ Nhà Trắng, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Barack Obama vừa có một quyết định gây sốc: trục xuất nhân viên ngoại giao Nga về nước…

 Thứ 5 là kẻ thù, thứ 6 là bạn
Ông Vladimir Putin trò chuyện với ông Barack Obama bên lề hội nghị G20 tại Trung Quốc -tháng 9-2016 -Sputnik/Kremlin/EPA

Với ông Trump, chính sách của Washington với Nga sẽ hẳn còn nhiều điều chỉnh khó đoán định.

Thái độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Washington đã được thể hiện rất rõ: thông điệp chúc mừng năm mới của ông được gửi cho ông Trump thay vì dành cho người tại nhiệm Obama. Tiếp tục đọc “MỸ – NGA:  Thứ 5 là kẻ thù, thứ 6 là bạn”

Bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cu-ba nhìn từ góc độ địa – chính trị

QPTD -Thứ Năm, 22/10/2015, 10:14 (GMT+7)

Sau hơn nửa thế kỷ thù địch, ngày 20-7-2015, Mỹ và Cu-ba tiến hành mở lại đại sứ quán tại thủ đô của nhau, tạo bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ địa – chính trị, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên còn tồn tại nhiều vấn đề, khó có thể hóa giải trong một sớm, một chiều.

Ngoại trưởng John Kerry chủ trì Lễ Thượng cờ tại đại sứ quán Mỹ ở Ha-va-na, Cu-ba (Ảnh: Reuters)

Tiếp tục đọc “Bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cu-ba nhìn từ góc độ địa – chính trị”

Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc – 5 kỳ

  • Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama
  • Kỳ 2: Không sống qua tuổi 35
  • Kỳ 3: Chuyện lạ ở Dallas
  • Kỳ 4: Công lý có màu gì?
  • Kỳ cuối: Hiệu ứng Ferguson

***

Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama

13/07/2016 12:10 GMT+7

TTO – Cách đây gần tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn. Thế nhưng thực tế chưa được như vậy.

Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc - Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama
Tổng thống Obama (giữa) trong lần tuần hành cùng bà Amelia Boynton Robinson (ngồi xe lăn, thứ hai từ phải sang) nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện “Ngày chủ nhật đẫm máu” tại bang Alabama – Ảnh: AFP

Tiếp tục đọc “Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc – 5 kỳ”

Nữ cố vấn gốc Việt cho chính sách xoay trục của Obama

Thứ ba, 24/5/2016 | 12:57 GMT+7
VEBà Elizabeth Phú, 40 tuổi, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Tổng thống Barack Obama thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương.
ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng
Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng Elizabeth Phú. Ảnh: LA Times

Tiếp tục đọc “Nữ cố vấn gốc Việt cho chính sách xoay trục của Obama”

Hãy ký vào petition của VEF gửi Tổng thống Obama về “Cứu nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long”

mekong_delta

 
Chào các bạn,

Dưới đây là message anh Lê Xuân Khoa, bạn mình, gửi mọi người, mời mọi người đến ký tên vào petition của Viet Ecology Foundation gửi Tổng thống Obama về “Cứu nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long” trước chuyến công du của Tổng thống vào cuối tháng Năm 2016.

Các bạn hãy ký tên và chuyển thông tin này đi rộng rãi.

Mến,

Hoành
_____________

From: Lê Xuân Khoa

Thưa anh/chị,

Dưới đây là email tôi gửi cho một số thân hữu về cái petition gửi Tổng thống Obama về vụ “Cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long,” trước chuyến công du VN của Tổng thống vào cuối tháng Năm 2016.

Đây là bản dịch thư Việt ngữ thư gửi TT Obama:

http://vietecology.org/Article.aspx/Article/143

Và đây là bản petition để mời ký trên change.org:

https://www.change.org/p/barack-obama-call-on-president-obama-to-help-mekong-people-save-the-mekong-climate-change-development?recruiter=1185022&utm_source=share_for_starters&utm_medium=copyLink

Mong các anh chị sẵn sàng tham gia ký petition này để cho Tổng thống Hoa Kỳ lắng nghe tiếng nói chính đáng của trí thức Việt Nam, không chỉ ở Hoa Kỳ mà luôn cả từ Viêt Nam và nhiều quốc gia khác nữa. Change.org chỉ công bố con số người ủng hộ petition chứ không đăng danh sách người ký tên. Danh sách này chỉ được change.org thông báo cho nơi gửi (VEF) và nơi nhận (White House) mà thôi.

Tôi giúp cho Viet Ecology Foundation (VEF) làm cuộc vận động này vì tôi biết họ là một nhóm chuyên gia về hệ sinh thái và môi trường đã làm việc ở Mỹ lâu năm. Anh Ngô Thế Vinh, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng là “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” và “Cửu Long, Dòng Sông Nghẽn Mạch”. đã được dịch sang tiếng Anh, cũng ở trong nhóm VEF. Vì anh Vinh là bác sĩ nên anh không làm Chủ tich VEF. Bản thân tôi, từ nhiều năm nay, cũng chỉ góp ý và giúp đỡ kỹ thuật cho các nhóm NGO chứ không chính thức tham gia một tổ chức nào hay đứng ra chủ trương một hoạt động cộng đồng nào.

Anh Phạm Phan Long vừa nhận được thư tham gia ký tên của đối tác FACT bên Cambodia và thư ủng hộ của International Rivers network (IR) ở Berkeley, California. Anh Long đã cùng với Aviva Imhoff, cựu Giám đốc IR, soạn thảo và công bố bản Mekong River Declaration từ năm 1999.

Thưa quý anh chị,

Lá thư gửi Tổng thống Obama của anh Phạm Phan Long, nhân danh Viet Ecology Foundation (VEF), rất cần thiết trước chuyến công du VN của ông Obama trong tháng Năm 2016. Đây là một bước đồng bộ với nhiều nhóm chuyên gia ở trong nước và quốc tế trong chiến dịch “Cứu nguy Đồng bằng Sông Cửu Long” hiện đang bị hạn hán và nhiễm mặn trầm trọng. Mấy tuần trước, VEF cũng đã viết thư cho Đại sứ Ted Osius và ông Osius đã lập tức chỉ thị cho bộ phận trong Sứ quán phụ trách về Lower Mekong Initiative (do cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thành lập), chia sẻ thông tin và nghiên cứu các đề nghị của VEF. Một đường dây trao đổi giữa hai bên đã được thiết lập. Một cuộc Hội thảo quốc tế về ĐBSCL cũng vừa diễn ra tại Đại học Cần Thơ, nhưng rõ ràng là tiếng nói của các chuyên gia không đủ mạnh khiến chính phủ các nước lưu vực Mekong phải lưu tâm nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.

Vì vậy là thư của VEF gửi TT Obama (bản gốc tiếng Anh) cũng đã được chuyển thành petition và danh sách ký tên ủng hộ cập nhật hàng ngày trên change.org sẽ được White House theo dõi đều đặn. Chiến dịch Cứu nguy ĐBSCL không chỉ có mục đích vận động Hoa Kỳ và quốc tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân Việt Nam mà còn tham gia vào những nỗ lực chung ngăn chặn đám lãnh đạo Trung Quốc tiến hành kế hoạch hiểm độc của chúng, vừa chiếm đoạt đất nước Việt Nam vừa tiêu diệt khả năng trỗi dậy của dân tộc Việt.

Không ai có thể nghi ngờ và chống đối những bước vận động khẩn cấp và cuối cùng của những người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, có lương tâm và trách nhiệm trước hiểm họa mất nước và diệt chủng chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Tôi hi vọng số chữ ký ủng hộ petition này sẽ đủ nhiều để cho White House staff kịp chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi Việt Nam của ông trước cuối tháng Năm này.

Kính thư,

Lê Xuân Khoa