Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tác giả: Nguyễn Cảnh Dũng

PNVN – 14/10/2022

Từng được mệnh danh là “hoang đảo giữa đại ngàn” với cái đói, cái nghèo ngự trị nhưng chỉ trong ít năm, bản Sinh Tàn của người Dao ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã thay đổi đến chóng mặt.

Sinh Tàn, xã Thượng Cửu là bản cao và xa nhất của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ít năm trước, bản Sinh Tàn với hơn 70 nóc nhà của đồng bào người Dao vẫn là “ốc đảo” giữa đại ngàn. Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại và đường nối bản với trung tâm cũng chỉ là lối mòn như sợi chỉ xuyên rừng.

Tiếp tục đọc “Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu”

[Bài 9] Tỉnh bị doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật… ghét nhất

Bí quyết những huyện ít dùng thuốc trừ sâu

20/07/2021

NNỞ miền Bắc, Phú Thọ có lẽ là tỉnh bị các doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật ghét nhất bởi lẽ làm IPM chặt quá khiến họ tiêu thụ hàng rất khó khăn.

“Liệu cơm, gắp mắm” trong làm IPM

Ghét đến mức trước đây có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến đặt vấn đề với Chi cục BVTV Phú Thọ để tổ chức 50 – 70 cuộc hội thảo mỗi năm, có khi kéo dài cả tuần ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã nhưng mấy năm nay không có cuộc nào cấp tỉnh, còn huyện xã chỉ cỡ dưới 10 cuộc.

Theo thống kê mới nhất từ Sở NN-PTNT Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có 118.187 ha đất canh tác nhưng lượng thuốc BVTV sử dụng chỉ hơn 71,5 tấn, tương đương với mức bình quân 0,6 kg/ha/năm, trong đó có 0,21 kg là thuốc sinh học.

Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ kiểm tra sâu bệnh trên bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ kiểm tra sâu bệnh trên bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiếp tục đọc “[Bài 9] Tỉnh bị doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật… ghét nhất”

Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc

FUSHIHARA HIROTA 22/3/2021 13:05 GMT+7

TTCTKết luận của Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm và sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho thấy chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có vấn đề từ gốc.

 Lao động nước ngoài tại Nhật thường làm những công việc nặng nhọc. Ảnh: NIKKEI

“Không xây dựng được chiến lược, kế hoạch”, “Chậm”, “Chưa thực sự quan tâm đúng mức” “Không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới”, “không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản”… là một vài điểm trong số rất nhiều điều sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH cũng như của Cục Quản lý lao động ngoài nước mà Thanh tra Chính phủ trong bản kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên đưa ra ngày 4-3 vừa qua đã nêu rõ.

Vì bản kết luận thanh tra có nêu nhiều điểm về xuất khẩu lao động Việt Nam tới Nhật Bản, tôi muốn nhìn lại những vấn đề tồn tại về chế độ và thực tế liên quan đến người lao động Việt Nam ở Nhật Bản. Tiếp tục đọc “Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ

***

Thứ Ba 26/05/2020 , 08:20 (GMT+7)

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng

Thuốc BVTV lậu Trung Quốc, trong đó nhiều hoạt chất độc bị cấm, vẫn tràn vào Việt Nam, rao bán cả công khai lẫn lén lút khiến nông dân dần bị lệ thuộc.

Một vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu người nông dân Việt, không có lối thoát bởi nếu đã trót dùng thì các loại khác hầu như vô tác dụng cho đến một ngày bản thân thứ thuốc “thần kỳ” kia cũng bị sâu kháng lại. Hậu quả là bệnh tật tràn lan còn nông sản thì nhiễm độc.

Bài I: Vòng kiểm tra để loại bỏ người cài cắm

Mất cả tết vì mua thuốc trên mạng

“Tôi biết bộ đôi có tên Xuân (Vũ Minh Xuân) và Liên (Nguyễn Thị Liên) qua mạng facebook, thấy họ rao thuốc BVTV Tàu (cách dân gian vẫn gọi hàng xuất xứ Trung Quốc) nên lúc đầu đặt mua 50 gói trị nấm, giá mỗi gói 46.000 đồng, trả tiền trước rồi nhưng khi nhận hàng ở bưu điện lại bắt trả lần hai. Gọi điện thì họ bảo có sự nhầm lẫn, cứ thanh toán sau sẽ trả lại nhưng chờ mãi không thấy nên tôi phải mua thêm 100 gói nữa.

Thuốc nấm 'Tàu' mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.
Thuốc nấm “Tàu” mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.

Tiếp tục đọc “Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ”

Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020

vietnam.vnanet.vn – 23/04/2020 09:01 GMT+7

29 tuổi, hiện là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng mới đây đã được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu”. Đây là những ghi nhận của Tổ chức này với những đóng góp của cô Hà Ánh Phượng khi đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới, mang lại lợi ích học tập cho học sinh nghèo tại 4 châu lục.

Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên  trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, người được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu” bởi những đóng góp cho học sinh nghèo tại 4 châu lục. Ảnh: Khánh Long

Với quan điểm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”, cô giáo Hà Ánh Phượng đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả 4 châu lục. Tiếp tục đọc “Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020”

Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh

Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.

“Chế độ miền Bắc Việt Nam sẽ nhận được 200 triệu krona từ Thụy Điển trước khi cuộc chiến này kết thúc”, Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển Torsten Nilsson tuyên bố ngày 30/9/1969. Tiếp tục đọc “Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh”

Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát

VNE – Biểu tượng của cả nền văn minh đang teo nhỏ trước sự lộng hành của tội phạm.

“Sông Hồng” là tên một nền văn minh của người Việt. Họ đã tạo dựng những nhà nước đầu tiên, hoàn thiện kết cấu xã hội, bồi đắp nền văn hóa và hình thành tập quán lao động quanh dòng chảy đỏ phù sa này, trước khi mở rộng xuống phía Nam.

Suốt nhiều thế kỷ, những người Việt vùng châu thổ mang thói quen cầu xin sông Hồng điều họ cần. Khắp một dải đồng bằng, từ Bạch Hạc (Phú Thọ), Lảnh Giang (Hà Nam) cho đến Nhật Tân, Xuân Trạch (Hà Nội), trung tâm của các nghi thức tín ngưỡng là múc và rước nước sông Hồng. Dòng sông, nhân cách hóa qua các vị thủy thần, được đề nghị giúp đỡ phần lớn hoạt động sản xuất, thương mại, an ninh quốc gia. Tiếp tục đọc “Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát”

“Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn

NZ – Mực nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ) thấp kỷ lục trong 4 năm trở lại đây khiến người nuôi cá lồng lao đao, nhiều hộ có nguy cơ mất trắng.

'Canh bac' khac nghiet ben dong song Da mua nuoc can hinh anh 1

Chiếc lồng cá mắc cạn

Những chiếc lồng trơ trọi vươn mình nghễu nghện trên bãi cát. Không giọt nước, không con cá. Những chiếc thùng phao vốn dùng để giữ nổi những chiếc lồng giờ được “nhấc bổng” trên không gắn với các khung sắt hoen gỉ cùng những mảnh lưới rách tươm. Đây là bãi của những chiếc lồng mắc cạn – khung cảnh mới xuất hiện dọc sông Đà thuộc xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ). Tiếp tục đọc ““Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn”

Những dòng sông đang bị bức tử

NN – 04/04/2019, 09:20 (GMT+7) Chục năm trở lại đây, những dòng sông khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia, ngòi Hút và các con suối Nậm Mu, Nậm Kim, Nậm Mả, Nậm Rạng…đang quằn quoại chết dần chết mòn vì thủy điện, khai thác cát sỏi và rác thải…

Sông Hồng đoạn từ ngã ba Việt Trì ngược lên Lào Cai mùa này cạn kiệt, nhiều đoạn người ta có thể xắn quần lội qua. Nhiều khúc sông các doi cát cao như núi do các tàu hút cát sỏi và đào vàng thải ra ngổn ngang những gò đống như vừa trải qua trận hủy diệt bằng bom B52.

Những đống sỏi thải trên sông Hồng do “cát tặc” để lại

Tiếp tục đọc “Những dòng sông đang bị bức tử”

Hát Xoan – Một hiện tượng Di sản của UNESCO

VNA – Lần đầu tiên Di sản Hát Xoan thuyết phục được UNESCO ra một quyết định đặc cách và chưa có tiền lệ, chuyển đổi đặc biệt từ danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản Hát Xoan của Việt Nam đang trở thành một hiện tượng Di sản được cả thế giới quan tâm, nghiên cứu và bình xét.

Tháng 11/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sau 4 năm được công nhận, tháng 10/2015 Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ được tỉnh cử Sang Pháp báo cáo UNESCO về kết quả bảo tồn Di sản này.


Năm 2011, Hát Xoan được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Tư liệu

Tiếp tục đọc “Hát Xoan – Một hiện tượng Di sản của UNESCO”

More efforts bring kids back to school

Last update 10:55 | 27/08/2017

The new school year is approaching, and schools in the northern province of Phu Tho are preparing for the new school year despite a shortage of facilities, teaching equipment and other necessities.

Prior to the new school year, along with their teachers, the H’mong pupils returned to school to clean up classrooms and review their knowledge.

Over recent years, H’mong people’s way of thinking that literacy cannot fill the belly and warm the body has changed. Tiếp tục đọc “More efforts bring kids back to school”

Red carpets of freshwater mangrove flowers

Last update 15:59 | 17/07/2017

Freshwater mangroves, known among scientists as barringtonia acutangula, usually begin to blossom in the sixth lunar month. The blooming season lasts for about four months in the year, with drooping clusters of tiny red flowers sprout up one after another.

Red carpets of freshwater mangrove flowers, entertainment events, entertainment news, entertainment activities, what’s on, Vietnam culture, Vietnam tradition, vn news, Vietnam beauty, news Vietnam, Vietnam news, Vietnam net news, vietnamnet news,


Tiếp tục đọc “Red carpets of freshwater mangrove flowers”

Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
  • Kỳ 2: Hai anh em Nghị – Sỹ
  • Kỳ 3: Xóm người Chăm An Giang ở Klang
  • Kỳ 4: Những cô dâu Việt ở Malaysia
  • Kỳ 5: Người phụ nữ Việt Nam nhân ái ở Malaysia
  • Kỳ 6: Miền đất mới của người Việt trẻ tuổi

***

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình

11/04/2017 11:59 GMT+7

TTO – Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ.

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua – Ảnh: Quỳnh Trung

Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An). Tiếp tục đọc “Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ”

Lở làng – 4 kỳ

  • Lở làng: Câu chuyện của đất
  • Lở làng: Đơn xin ly dị… họ
  • Lở làng: Đột biến tan vỡ hôn nhân
  • Lở làng: Tạm ứng… làng văn hóa

***

Lở làng: Câu chuyện của đất

NN – 25/08/2014, 10:15 (GMT+7)

Chúng ta đang chứng kiến những vụ lở làng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Làng quê nhiều nơi bây giờ như một bầy ong vỡ tổ. Ở trong đó người ta nháo nhào kiếm ăn, nháo nhào sống, nháo nhào họp họ tách họ, nháo nhào yêu đương và… ly dị.

Lở làng: Câu chuyện của đất
Chuyện bên gốc đa làng Tiếp tục đọc “Lở làng – 4 kỳ”