Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông

THỜI ĐẠI 07/09/2021 – 10:30

Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, Trung Quốc dùng nhiều biện pháp trong đó có việc đặt, đổi tên các thực thể nhằm hợp thức hóa hành vi chiếm đóng trái luật pháp quốc tế của mình.

Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép

Tác giả: TS Trần Công Trục.

Theo Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Sở Quy hoạch và Phát triển đô thị nông thôn tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thực hiện dự án gắn thẻ tên có quy mô bao trùm các loài thực vật trên hơn 10 đảo và rạn san hô trong quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Duy Mộng, đảo Cây, và đảo Hữu Nhật.

Việc đặt, sửa đổi, bổ sung các tên gọi cho các thực thể địa lý và các loài động thực vật đang tồn tại ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một việc làm được Trung Quốc tổ chức thực hiện nhiều lần kể từ khi họ sử dụng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa vào những thời điểm khác nhau.

Cùng với nhiều hoạt động khác, đây là việc làm của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như đối với hầu hết Biển Đông theo yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý. Đây cũng được coi là một trong những mũi tiến công xâm chiếm Biển Đông, thậm chí có người gọi đây là một cuộc “xâm lược bằng tên gọi” không kém phần nguy hiểm do Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức thực hiện.

Tiếp tục đọc “Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông”

‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh

NN – Thứ Hai 28/12/2020 , 07:01 (GMT+7)

Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa
Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì. Tiếp tục đọc “‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh”

Anh em ‘thuyền trưởng Hoàng Sa’

NN – Thứ Tư 20/05/2020 , 09:10 (GMT+7)

Mỗi lần con tàu QNg 90617 TS tiến ra Hoàng Sa đánh cá, bạn chài xem 2 anh em ngư dân Trần Hồng Thọ và Trần Hồng Thiên như thuyền trưởng và thuyền phó.

Anh em thuyền trưởng Trần Hồng Thọ - Trần Hồng Thiên. Ảnh: Văn Chương.
Anh em thuyền trưởng Trần Hồng Thọ – Trần Hồng Thiên. Ảnh: Văn Chương.

Bởi lẽ, họ cùng lúc chia sẻ công việc cầm lái, cho tàu chuyển hướng để tránh né tàu Trung Quốc. Con tàu này bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào rạng sáng ngày 2/4 vừa qua.

Xúc tung mái vẫn trở lại

Vào một ngày khoảng giữa tháng 5 năm 2019, tại khu vực gần bãi Bình Sơn, quần đảo Hoàng Sa, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 90617 TS cố lách mũi tàu Trung Quốc mang số 4301 màu trắng đang bám riết phía sau. Tàu chạy xé sóng. Tiếng máy gầm gào. Tiếp tục đọc “Anh em ‘thuyền trưởng Hoàng Sa’”

Biển Đông sắp thành căn cứ quân sự:Những nguy cơ với cả khu vực

  • DANH ĐỨC
  • 13.07.2019, 07:00

TTCT – 3 năm sau ngày Tòa trọng tài ra phán quyết xác định “không thực thể nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra những vùng biển mở rộng…”, vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7-2019, Trung Quốc đã tập trận quy mô lớn ở phía bắc quần đảo Trường Sa và bắn thử tên lửa từ những thực thể nhân tạo họ bồi đắp trái phép.

Biển Đông sắp thành căn cứ quân sự:Những nguy cơ với cả khu vực
Những động thái quân sự hóa lâu dài các đảo chiếm trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh khu vực. Ảnh: The Economist

Tiếp tục đọc “Biển Đông sắp thành căn cứ quân sự:Những nguy cơ với cả khu vực”

South China Sea: Satellite image shows Chinese fighter jets deployed to contested island

Dưới đây có bài gốc tiếng Anh và bài phỏng dịch tiếng Việt.

***

South China Sea: Satellite image shows Chinese fighter jets deployed to contested island
Brad Lendon-Profile-Image

The image was taken Wednesday and represents the first time J-10s have been seen on Woody or any Chinese-controlled islands in the South China Sea, according to ImageSat International, which supplied the image to CNN.

The deployment comes as tensions remain high in the South China Sea and Chinese President Xi Jinping prepares to meet United States President Donald Trump at the G-20 summit in Japan next week.

Intelligence Report by ImageSat International (ISI).
Intelligence Report by ImageSat International (ISI).

Tiếp tục đọc “South China Sea: Satellite image shows Chinese fighter jets deployed to contested island”

Đảo đá Bông Bay quan trọng như thế nào?

NN – 12/12/2018, 13:15 (GMT+7)

Bà Nguyễn Phương Trà, phó phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng “kiên quyết” phản đối Trung Quốc đặt vật thể lạ ở đảo đá Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đây là nơi sống còn đối với hàng trăm ngàn ngư dân Việt Nam.

15-17-19_1_do_bom_by_qun_do_hong_s
Đảo Bom Bay nhìn từ xa, hiện có công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc

Hầu hết ngư dân các tỉnh miền Trung đều gọi đảo đá Bông Bay là đảo Bom Bay. Nếu hỏi ngư dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… về quần đảo Hoàng Sa thì địa danh mà bà con nhắc đến nhiều nhất sẽ là đảo Bom Bay. Hòn đảo này nằm ở mạn ngoài cùng, cách trung tâm quân sự Trung Quốc đang đóng trái phép trên đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa gần 100km. Ngư dân ở Bom Bay gắn với thân phận của những con người bị xô đẩy và phải đi rất xa, tìm về nơi an toàn để mưu sinh. Nhưng động thái gần đây của Trung Quốc đã cho thấy, nơi bình yên đó rồi sẽ không còn nữa. Tiếp tục đọc “Đảo đá Bông Bay quan trọng như thế nào?”

China is quietly conducting electronic warfare tests in the South China Sea

  • China is quietly testing electronic warfare assets recently installed at fortified outposts in the South China Sea, sources tell CNBC.
  • Electronic warfare assets are designed to confuse or disable communications and radar systems.
  • A Pentagon spokesperson declined to comment on intelligence matters.

Từ biển Đông đến RIMPAC

  • DANH ĐỨC
  • 02.06.2018, 16:04

TTCT – Tình hình Biển Đông đang thay đổi chóng vánh và dồn dập, kèm theo những “bình luận” trích từ nhiều nguồn dễ gây ngộ nhận tương quan “nhân quả”. Các sự kiện trên Biển Đông liên quan gì tới cuộc tập trận RIMPAC và những động thái mới của Mỹ? Các dữ kiện sẽ cho phép nhận chân tình hình.

Từ biển Đông đến RIMPAC
Tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2016. Ảnh: Asia News

“Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, đối không, cùng các thiết bị nhiễu sóng tại các thực thể tranh chấp ở khu vực Trường Sa của Biển Đông. Việc Trung Quốc vừa cho hạ cánh máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm cũng đã làm căng thẳng nổi lên” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ loan báo hôm 23-5. Tiếp tục đọc “Từ biển Đông đến RIMPAC”

Việt Nam lên án Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm

Thứ ba, 1/8/2017 | 16:12 GMT+7 VnExpress

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc Trung Quốc tiếp tục có hoạt động phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa.

viet-nam-len-an-trung-quoc-xay-rap-chieu-phim-tren-dao-phu-lam

Đảo Phú Lâm của Việt Nam ở Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Googlemaps.

Đề cập tới việc Trung Quốc xây dựng và đưa vào sử dụng rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay nêu rõ hoạt động này đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế.

Tiếp tục đọc “Việt Nam lên án Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm”