Ký sự Organic – Phần 2

***

Ký sự Organic – Kỳ 3: Mặc kệ nó

08:45 AM – 01/10/2014
(TNO) Chán nản với đám sâu rầy lúc nhúc trên cây cối mà không được phép tiêu diệt chúng, tôi nghiền ngẫm lại những gì mà ông Fukuoka đã làm. Người làm vườn có tầm nhìn xa nhất thế giới này là niềm cảm hứng vô biên đối với chúng tôi.
Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó - ảnh 1

Cỏ không phải kẻ thù mà là bè bạn

Tiếp tục đọc “Ký sự Organic – Phần 2”

Nông nghiệp bền vững với chế phẩm sinh học

cesti – Càng ngày các loại nông sản Việt Nam được thế giới biết đến càng nhiều như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, thanh long, vú sữa… Chỉ tính riêng cà phê, Việt Nam hiện có năng suất cao trên thế giới, 8 đến 10 tấn cà phê/hécta. Để đạt được năng suất ấy, người nông dân phải sử dụng đến 2 tấn urê/1 ha cùng với rất nhiều phân bón hóa chất khác và không ít các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Hệ quả không chỉ nông dân phải mất nhiều tiền vào hóa chất mà hệ sinh vật đất và chất lượng đất bị tàn phá nghiêm trọng.

Tiếp tục đọc “Nông nghiệp bền vững với chế phẩm sinh học”

Nông dân sáng chế máy biến rác thải thành phân hữu cơ

Thứ Năm, 20/11/2014 – 07:21

Dân trí – Từ khi sáng chế ra máy chế biến phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ, gia đình anh Phúc không phải mua phân ngoài thị trường để bón cho trên 1ha hoa màu. Từ đó, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được khoảng 70 triệu đồng tiền mua phân bón.

Trưa ngày 19/11, chúng tôi tìm tới nhà cũng là lúc vợ anh Vũ Đình Phúc (khu Đất Mới, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang sốt sắng chuẩn bị một số nông sản là rau, hoa, cho chồng đem ra Hà Nội làm quà biếu người quen. Anh Phúc cho biết, đầu giờ chiều qua anh bay ra Hà Nội để ngày 20/11 nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt cho sản phẩm máy nghiền rác tạo thành phân hữu cơ do anh sáng chế. Có được thành quả như hôm nay, mấy ai biết rằng anh nông dân này đã phải trải qua những khó khăn, vất vả đến nhường nào.

Tiếp tục đọc “Nông dân sáng chế máy biến rác thải thành phân hữu cơ”

Tối ưu hóa phân hữu cơ: Giải pháp để phát triển cà phê bền vững

Cập nhật lúc 13:50, Thứ Hai, 24/02/2014 (GMT+7)

Đăk Lăk – Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…

Một điều tra của các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, riêng tại Dak Lak, mức tăng chi phí sử dụng phân bón hóa học đối với cà phê khá lớn, trung bình cứ 1 ha thì nông dân đã lãng phí 2 triệu 780 nghìn đồng/năm. Có lẽ con số này cũng không lấy làm ngạc nhiên, bởi không còn quá xa lạ trước thực trạng người dân tưới nước cũng như bón phân nhiều hơn khuyến cáo. Không ít người có tâm lý trong chăm sóc cho cây cà phê là “thừa hơn thiếu” nên dù biết sẽ có lãng phí nhưng vẫn chấp nhận đầu tư. Với đặc điểm tiện lợi, các loại phân vô cơ nghiễm nhiên đã trở thành lựa chọn của hầu hết các nhà vườn trồng, kinh doanh cà phê. Suy nghĩ bón nhiều phân cây mới tốt và vườn cà phê càng nhiều năm tuổi, cây xấu thì càng được ưu tiên chăm sóc, bón thêm phân, trong đó có phân vô cơ để khôi phục đã khiến cho nhiều vườn cây nhanh chóng bị già hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích cà phê cần tái canh tăng nhanh trong những năm vừa qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đọc “Tối ưu hóa phân hữu cơ: Giải pháp để phát triển cà phê bền vững”