Hầu hết sữa công thức dành cho trẻ em đều được quảng cáo quá mức

phunuonline.com.vn

PNO – Các nhà nghiên cứu ở Anh cho biết hầu hết các tuyên bố về những lợi ích về sức khỏe đối với các sản phẩm sữa công thức đều có rất ít bằng chứng chứng minh. Đồng thời kêu gọi các chính phủ nên áp dụng các quy tắc tiếp thị chặt chẽ hơn trên toàn thế giới.

Theo một bài báo trên tạp chí y khoa BMJ hôm 16/2, phần lớn các thông tin về sức khỏe được sử dụng để quảng cáo sữa bột trẻ em trên toàn thế giới không được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học và yêu cầu các sản phẩm thay thế sữa mẹ nên được bán trong bao bì đơn giản.

Nghiên cứu được đưa ra một tuần sau khi một nhóm các bác sĩ và nhà khoa học kêu gọi siết chặt quy định đối với ngành công nghiệp sữa công thức trị giá 55 tỉ USD đối với hoạt động tiếp thị “săn mồi” mà họ cho rằng khai thác nỗi sợ hãi của những người mới làm cha mẹ.

Nghiên cứu cho thấy rằng các hạn chế tiếp thị hiện tại đối với sữa công thức không ngăn được các công ty sử dụng các tuyên bố gây tranh cãi để quảng bá sản phẩm của họ. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters
Các công ty sữa công thức đang tiếp thị sản phẩm của họ vượt quá mức những dữ liệu khoa học có được 

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được công nhận mang lại nhiều lợi ích sức khỏe rất lớn cho trẻ sơ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ. “Tuy nhiên, khuyến nghị đó được áp dụng cho chưa đến một nửa số trẻ sơ sinh trên toàn cầu”, theo báo cáo của WHO.

Tiến sĩ Daniel Munblit, giảng viên cao cấp tại Đại học Hoàng gia London, Anh và là tác giả của nghiên cứu mới, cho biết các nhà nghiên cứu không chống lại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh vì đây vẫn là một lựa chọn cho những bà mẹ không thể hoặc chọn không cho con bú. “Nhưng chúng tôi cực lực phản đối việc tiếp thị sữa công thức cho trẻ sơ sinh không phù hợp, vốn đưa ra những tuyên bố gây hiểu lầm mà thiếu bằng chứng khoa học”, tiến sĩ Munblit nói.

Tiến sĩ Munblit và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét các tuyên bố về sức khỏe đối với 814 sản phẩm trên trang web của các công ty sữa bột trẻ em ở 15 quốc gia, bao gồm  Úc, Canada, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Nigeria, Na Uy, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

“Tuyên bố phổ biến nhất của các công ty là sữa công thức hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp tăng trưởng chiều cao… Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ, một nửa số sản phẩm không có bằng chứng chứng minh lợi ích sức khỏe như đã tuyên bố. 3/4 không đề cập đến bằng chứng khoa học.

Trong số những công tuy cung cấp tài liệu tham khảo khoa học thì hơn một nửa chỉ ra các bài đánh giá, ý kiến ​​​​hoặc nghiên cứu trên động vật.

Chỉ có 14% các sản phẩm đề cập đến các thử nghiệm lâm sàng đã đăng ký trên người. Tuy nhiên, 90% các thử nghiệm đó có nguy cơ sai lệch cao, bao gồm thiếu dữ liệu hoặc phát hiện không hỗ trợ cho tuyên bố. Và gần 90% các thử nghiệm lâm sàng là từ các tác giả nhận được tài trợ từ (hoặc có quan hệ với) ngành công nghiệp sữa công thức”, trích từ nghiên cứu cho biết.

Tiến sĩ Munblit cho biết, các thông tin được sử dụng để quảng cáo các sản phẩm sữa công thức đều xoáy vào cao cấp, điều này có thể gây nhầm lẫn cho các bậc cha mẹ vì tưởng rằng các thành phần này là thiết yếu. Thậm chí, những lời quảng cáo này còn gây đau khổ cho những bà mẹ nghèo vì họ cảm thấy có lỗi vì không đủ tiền mua sữa tốt nhất cho con. Theo ông, các chính phủ nên áp dụng quy tắc tiếp thị chặt chẽ hơn nhằm tránh quảng cáo quá lố và sữa nên được đóng trên bao bì đơn giản nhằm giảm áp lực giá cả lên các bà mẹ.

Trọng Trí (theo Guardian)

Baby formula marketing ‘pervasive, misleading and aggressive’ – UN report

news.un.org

A mother carrying her newborn baby.

© UNSPLASH/Holie Santos

A mother carrying her newborn baby.

Facebook Twitter Print Email

Health

Parents and pregnant women globally are exposed to aggressive marketing for baby formula milk, according to a report launched jointly by two UN agencies on Tuesday.

How marketing of formula milk influences our decisions on infant feeding, the first report in a series by the World Health Organization (WHO) and the UN Children’s Fund (UNICEF), draws on interviews with parents, pregnant women, and health workers in eight countries.

More than half of those surveyed acknowledged that they had been targeted by formula milk companies.

Invasive marketing

UNICEF and WHO maintain that the $55 billion formula milk industry uses systematic and unethical marketing strategies to influence parents’ infant feeding decisions and exploitative practices that compromise child nutrition and violate international commitments.

“This report shows very clearly that formula milk marketing remains unacceptably pervasive, misleading and aggressive,” said WHO Director-General Tedros Adhanom Ghebreyesus, calling for regulations on exploitative marketing to be “urgently adopted and enforced to protect children’s health.”

The report found not only that industry marketing techniques include unregulated and invasive online targeting, but also sponsored advice networks and helplines; offered promotions and free gifts; and influenced health workers’ training and recommendations.

Barriers to breastfeeding

The report underlines that the industry often delivers misleading and scientifically unsubstantiated information to parents and health workers and also violates the International Code of Marketing of Breast-milk Substitutes – a landmark public health agreement to protect mothers from aggressive marketing by the baby food industry.

Having surveyed 8,500 parents and pregnant women, and 300 health workers globally, the report found that exposure to formula milk marketing reached 84 per cent of all women surveyed in the United Kingdom; 92 per cent in Viet Nam and 97 per cent in China – increasing their likelihood of choosing formula feeding.

“False and misleading messages about formula feeding are a substantial barrier to breastfeeding, which we know is best for babies and mothers,” said UNICEF Executive Director Catherine Russell.

Formula milk industry spends billions each year to influence your decision about what to feed your baby.

WHO/UNICEF

Tiếp tục đọc “Baby formula marketing ‘pervasive, misleading and aggressive’ – UN report”

Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới

10 Tháng 11 Năm 2016 – Trang này bằng: English

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã ký kết thỏa thuận viện trợ với Ngân hàng thế giới để triển khai dự án Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, triển khai tại tỉnh Yên Bái và Sơn La (giai đoạn 2017-2021). Tiếp tục đọc “Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới”

Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em

UNICEF

Tổng quan

Trong hai mươi năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội song kết quả đạt được giữa các khu vực, các nhóm dân tộc và các nhóm ngôn ngữ còn chênh lệch khá lớn. Các yếu tố như tỷ lệ tử vong cao ở mẹ và trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, chất lượng nước thấp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và tỷ lệ thương tích trẻ em tăng lên là những đe dọa không ngừng đến sự sống còn của trẻ. Tiếp tục đọc “Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em”

Nuôi con bằng sữa mẹ là khởi đầu cho sự phát triển bền vững

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 24.3% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và chỉ có 21.7 % trẻ được bú đến hai tuổi (MISC Việt Nam 2014 – UNICEF). Ảnh: UNICEF Việt Nam\2013\Trương Việt Hùng.

LD – Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ Tiếp tục đọc “Nuôi con bằng sữa mẹ là khởi đầu cho sự phát triển bền vững”