Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời

TS – Thanh Nhàn

Từ những mảnh ghép rời rạc trong quá khứ và hiện tại, liệu chúng ta có thể hiểu rõ về tình trạng lún ở Hà Nội hay không?

Lún ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cách đây hơn 15 năm. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Nhưng có gì lạ với lún ở Hà Nội? Cách đây hơn 15 năm, Hà Nội đã từng chứng kiến cảnh tượng khó quên ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình: mặt đất như muốn nuốt chửng hơn một nửa tầng một khiến toàn bộ tầng này chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất chừng hơn một mét, phần cầu thang giữa hai đơn nguyên gãy gập theo đường gấp khúc, một vài cầu thang khác uốn cong theo chiều võng của tòa nhà khiến việc di chuyển được người dân sống ở đó miêu tả là “như leo thác”. Nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Nhân dân, CAND, Vietnamnet… vào thời điểm đó đã đồng thanh lên tiếng về hiện tượng này.

Tiếp tục đọc “Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời”

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế

RFI –  01/11/2021

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế - Tạp  chí Việt Nam
Ảnh tư liệu chụp ngày 21/09/2009, tại Sài Gòn, Việt Nam, sau một cơn mưa lớn. Do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập lụt ở các thành phố miền nam ngày càng trầm trọng. ASSOCIATED PRESS – Le Quang Nhat

Là một trong 4 quốc gia gánh chịu những tác hại năng nề nhất của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris COP 21, Việt Nam đã cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2030 so với năm 2005 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.QUẢNG CÁO

Nhân dịp hội nghị khí hậu COP 26 vừa khai mạc ở Glasgow ngày 31/10/2021, chúng ta hãy tìm hiểu xem các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam có những mặt tích cực và những hạn chế nào? Mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.

Tiếp tục đọc “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế”

Nước và nghịch lý thừa – thiếu

  • QUANG KHẢI
  • 07.05.2019, 07:00

TTCT – Với mức lũ năm 2.000 và diện tích lúa vùng tứ giác Long Xuyên có khả năng hấp thu 9,2 tỉ m3 nước lũ. Năm 2011 khả năng hấp thu lũ giảm, chỉ còn khoảng 4,7 tỉ m3 vì các hệ thống đê bao, cống đập… 1/2 lượng nước còn lại đi vào các đô thị gây ngập.

Nước và nghịch lý thừa - thiếu
Ông Nguyễn Hữu Thiện. Ảnh: Chí Quốc

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho biết: Sông Mekong là sông có tổng lượng nước đứng thứ 3 trên thế giới, khoảng 475 tỉ m3, sau sông Trường Giang (Dương Tử) ở Trung Quốc, sông Congo ở Trung Phi.

Dù trên hệ thống sông này có nhiều đập thủy điện góp phần làm giảm nguồn lợi thủy sản, sự đa dạng sinh thái, giảm lượng phù sa, tăng sạt lở… nhưng nó không làm thay đổi nhiều tổng lượng nước hàng năm. Vấn đề thiếu tài nguyên nước một phần ở biến đổi khí hậu nhưng chủ yếu là do con người. Tiếp tục đọc “Nước và nghịch lý thừa – thiếu”

Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng?

23/01/2018 08:54 GMT+7

TTOBãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng – một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh theo bình chọn của tạp chí Forbes – đang bị lún, lở xâm thực nghiêm trọng. Hoạt động xây dựng và khai thác nước ngầm ồ ạt các khu vực ven biển đã phải trả giá.

Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng? - Ảnh 1.

Mất bờ cát, sóng đánh sập bờ kè một cơ sở lưu trú ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nước biển ào vô càng mạnh, đánh sập luôn kiôt bán hàng được xây dựng kiên cố. Trước đây vệt kinh doanh có thể để dù, bạt dài cả trăm mét thì nay chỉ còn một nửa. Tui buôn bán ở đây chưa bao giờ thấy biển như vậy nên rất lo

Bà LÊ HÀ, một hộ kinh doanh

Lún, lở xâm thực nghiêm trọng. Sóng biển táp vào bờ, gặm nham nhở các khu vực nhà hàng ven biển với tốc độ đáng quan ngại, có nơi lấn sâu đến 15m so với trước đó. Tiếp tục đọc “Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng?”

Mekong Delta’s splendors now a relic of the past

VNE – By Dang Hung Vo   July 26, 2018 | 10:11 am GMT+7

Development policies have all but destroyed the natural bounty that the delta was blessed with.

Mekong Deltas splendors now a relic of the past
Dang Hung Vo, former Deputy Minister of Natural Resources and Environment

In 1954, when the French withdrew from Hanoi and peace reigned once more in our capital, I was only 8 years old. Where I am from, students could only study up to 3rd grade. Our teacher, originally from the south, was a child of the Mekong Delta.

He often told us stories about his hometown, about how it needed no dam to tame the Mekong River unlike our Red River since the Mekong people had learned to live with the behemoth. Tiếp tục đọc “Mekong Delta’s splendors now a relic of the past”

Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai

TS04/04/2016 11:14 Nguyễn Ngọc Trân

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với ít nhất hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ chính sự khai thác đồng bằng. Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Các thách thức đó không tác động riêng lẻ mà cùng nhau và liên hoàn tác động, nhân lên hậu quả của các tác hại là thách thức tổng hợp đối với sự phát triển bền vững của đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở ngoài cùng của châu thổ sông Mekong giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6000 năm nay, từ trầm tích mà sông Mekong tải ra biển cộng với quá trình biển lùi. Nước và trầm tích là hai yếu tố thuộc về bản chất của đồng bằng.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai”

Bất cập trong quản lý và khai thác nước ngầm – 2 bài

Bất cập trong quản lý và khai thác nước ngầm – Bài 1

Ông Nguyễn Đăng Biển (bên phải) ở tổ 4, khu phố Phú Hưng.phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long khoan giếng tại ấp Quản Lợi A, xã Tân Lợi (Hớn Quản)Ông Nguyễn Đăng Biển (bên phải) ở tổ 4, khu phố Phú Hưng.phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long khoan giếng tại ấp Quản Lợi A, xã Tân Lợi (Hớn Quản)

01:33 PM – 05/05/2017

BP – Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường dẫn đến khô kiệt nguồn nước, ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển sản xuất của người dân. Khi nước mặt cạn kiệt, các hồ chứa trơ đáy, giải pháp khoan để khai thác nước ngầm được cho là hiệu quả nhất, dẫn đến dịch vụ khoan giếng nở rộ và là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn nước cục bộ, gia tăng ô nhiễm các tầng chứa nước. Thậm chí làm ô nhiễm mạch nước ngầm do các giếng khoan không gặp nước đã không được trám lấp, về mùa mưa chất bẩn theo dòng nước chảy xuống giếng. Tiếp tục đọc “Bất cập trong quản lý và khai thác nước ngầm – 2 bài”

Amiăng: Biết độc vẫn dùng – 2 kỳ

  • Kỳ 1 – Amiăng: Biết độc vẫn dùng
  • Kỳ 2 – Thế giới cấm từ lâu

***

Kỳ 1 – Amiăng: Biết độc vẫn dùng

NLD – Hàng vạn người dân trong cả nước dùng nước bị nhiễm amiăng nhưng họ lại không hề biết gì về tác hại của nguồn nước này

Tấm lợp bằng amiăng
Tấm lợp bằng amiăng

Tiếp tục đọc “Amiăng: Biết độc vẫn dùng – 2 kỳ”