Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là “tù nhân” của năng lượng than

Dân trí
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt nam 2019 bàn về chủ đề Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố An ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững diễn ra sáng nay (17/1) tại Hà Nội, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định: Việt Nam không cần thiết phải là “tù nhân”, lệ thuộc vào năng lượng than.

Ông John Kerry, người đang là Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie nhấn mạnh: Tôi luôn ấn tượng với nguồn năng lượng của người dân Việt Nam, đa số dân trẻ hướng tới tương lai và có mối quan hệ tốt hơn với thế giới.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là tù nhân của năng lượng than - Ảnh 1.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ ngài John Kerry tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019.

Ông Kerry cho rằng, hiện thách thức của mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhu cầu đều giống nhau đó là năng lượng. “Lựa chọn của chúng ta về năng lượng là phải chú ý đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang diễn ra rồi. Nhu cầu về than của Đông Nam Á hiện nay vẫn tăng và tăng cao nhất ở Đông Nam Á với mức 5% so với thế giới”, ông Kerry nói. Tiếp tục đọc “Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là “tù nhân” của năng lượng than”

Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam: Góc nhìn tài chính

GreenID

Tóm tắt

Để đáp ứng nhu cầu điện đang ngày càng tăng cao, chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam tập trung vào tăng công suất của nhiệt điện than từ 13,000 MW hiện tại lên hơn 55,000 MW vào năm 2030. Bên cạnh những quan ngại về tác động của loại năng lượng này tới môi trường và xã hội, tài chính cũng là một khía cạnh rất đáng quan tâm bởi nhu cầu vốn của các dự án nhiệt điện than rất lớn, trong khi đó tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian qua Việt Nam đã huy động được gần 40 tỷ USD để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than và ước tính cần huy động thêm 46 tỷ USD nữa để hoàn thành kế hoạch phát triển nhiệt điện than tới năm 2030. Như vậy Việt Nam đã đi được nửa chặng đường huy động vốn. Trên nửa chặng đường đã qua, nguồn tài chính được xác định chủ yếu là vốn vay nước ngoài. Với 8,3 tỷ USD, Trung Quốc là quốc gia cấp vốn vay nhiều nhất cho nhiệt điện than ở Việt Nam. Nhật Bản (3,7 tỷ USD) và Hàn Quốc (3 tỷ USD) lần lượt đứng vị trí thứ 2 và thứ 3. Nguồn vốn được cung cấp chủ yếu qua các cơ quan tín dụng xuất khẩu của những quốc gia này, bao gồm Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim), Công ty Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc (K-sure) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Bên cạnh các cơ quan tín dụng xuất khẩu, ngân hàng thương mại các nước cũng giữ vai trò rất quan trọng, trong đó bốn ngân hàng của Trung Quốc (Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc) chiếm tới 80% nguồn tài chính của nhóm các ngân hàng thương mại. Tiếp tục đọc “Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam: Góc nhìn tài chính”

World Bank to cease financing upstream oil and gas after 2019

December 12, 2017 / 7:58 AM
Reuters Staff

PARIS (Reuters) – The World Bank will no longer finance upstream oil and gas projects after 2019, apart from certain gas projects in the poorest countries in exceptional circumstances, it said on Tuesday, drawing praise from environmental groups. Tiếp tục đọc “World Bank to cease financing upstream oil and gas after 2019”

Loạt bài về nhiệt điện than trên trang Năng lượng Việt Nam

TĐH: Mình vừa thấy vài loạt bài rất interesting, hỗ trợ nhiệt điện than, trên trang Năng lượng Việt Nam của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Đặt links ở đây để các bạn tiện tham khảo.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4) Tiếp tục đọc “Loạt bài về nhiệt điện than trên trang Năng lượng Việt Nam”

Loạt bài NHIỆT ĐIỆN THAN (Phần 2)

Mekongblog

Loạt bài Nhiệt Điện Than (Phần 1 )

Băn khoăn dự án nhiệt điện tỷ đô tại Long An

4/4/2017
cafef.vn

Người dân tại xã Phước Vĩnh Đông ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và Hiệp Phước của huyện Nhà Bè, TPHCM không khỏi lo lắng môi trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trước thông tin sẽ có nhà máy nhiệt điện tỷ đô mọc lên tại Cần Giuộc. Tiếp tục đọc “Loạt bài NHIỆT ĐIỆN THAN (Phần 2)”

Loạt bài NHIỆT ĐIỆN THAN (Phần 1)

Mekongblog

Thêm một nhà máy nhiệt điện than 2 tỷ USD ven biển Nam Định

Thứ Hai, 3/7/2017
vneconomy
Bạch Dương

Dự án FDI có quy mô đầu tư lớn nhất tại Nam Định từ trước đến nay…


Nhiệt điện than được mở rộng đầu đầu tư tại Việt Nam – Ảnh minh hoạ 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Nam Định đã chính thức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Nam Định 1 cho Công ty TNHH Điện Lực Nam Định thứ Nhất. Tiếp tục đọc “Loạt bài NHIỆT ĐIỆN THAN (Phần 1)”

Measures needed to reduce pollution from coal thermal power plants

Last update 17:41 | 05/04/2017

Developing coal-fired thermal power plants is needed to ensure the provision of electricity nationwide, but it risks environmental pollution without strict management.

Measures needed to reduce pollution from coal thermal power plants, environmental news, sci-tech news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, vn news

According to the Electricity of ietnam (EVN), the total capacity of these plants is estimated at 13,483 MW at present, accounting for 34.37 percent of electricity production.

In 2025-2030, southern provinces will need an additional 30,000 MW of electricity to fuel economic growth. Therefore, by 2020, there are set to be 32 coal thermal power plants with a combined capacity of about 26,000 MW, making up 49.3 percent of total electricity output.

By 2025 and 2030, this figure will be 47,600 MW and 55,300 MW, accounting for 55 percent and 53.2 percent of the electricity production, respectively. Tiếp tục đọc “Measures needed to reduce pollution from coal thermal power plants”

15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than?

07:00 AM – 06/11/2016 Thanh Niên
Nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh) /// Ảnh: Nguyên An
Nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh)  Ảnh: Nguyên An
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định xu thế tất yếu trong 15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than, nếu không sẽ khó đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế.
Quan điểm trên được Thứ trưởng Vượng khẳng định hôm qua (5.11) tại hội thảo về nhiệt điện than do cơ quan này tổ chức.
Không thể khác?
Hội thảo này diễn ra trong bối cảnh nhiệt điện than được dư luận đặc biệt chú ý sau khi một số tổ chức kiến nghị Chính phủ ngừng phát triển loại năng lượng này cũng như việc Bộ Công thương mới đây đã đưa một loạt nhà máy điện than vào diện kiểm soát đặc biệt về môi trường.

Tiếp tục đọc “15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than?”

Nhiệt điện than Long An ‘uy hiếp’ TP.HCM

07:31 AM – 17/03/2017 Thanh Niên
Hai vị trí ưu tiên đặt Nhà máy nhiệt điện Long An /// Ảnh: CTV
Hai vị trí ưu tiên đặt Nhà máy nhiệt điện Long An Ảnh: CTV
Chí Nhân
Theo Quy hoạch điện VII (đã điều chỉnh), tại Long An có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 5,8 tỉ USD, đó là Nhà máy nhiệt điện Long An 1, dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 – 2025; Nhà máy nhiệt điện Long An 2 dự kiến đưa vào vận hành năm 2026 – 2027.

Tiếp tục đọc “Nhiệt điện than Long An ‘uy hiếp’ TP.HCM”

Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển

09:40 PM – 17/02/2017 Thanh Niên Online
Một góc Khu bảo tồn biển Hòn Cau /// Quế Hà
Một góc Khu bảo tồn biển Hòn Cau Quế Hà
Chương trình do CHANGE (Trung tâm Hành động và liên kết vì môi trường và phát triển) phối hợp với Chính phủ Canada và Phong trào toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tổ chức ngày 17.2 tại TP.HCM.

Tiếp tục đọc “Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển”

Lo ngại với nhiệt điện than

Thứ Sáu, ngày 17/02/2017

ThienNhien.Net – Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than, trong khi toàn thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm “Tác động của nhiệt điện than đến môi trường biển và cuộc sống người dân”, do Trung tâm Hành động và liên kết vì môi trường (CHANGE) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Canada và tổ chức 365.org .

Trong buổi tọa đàm, các đại biểu đã dẫn chứng sự phát triển của công nghiệp điện than ở Vĩnh Tân, Bình Thuận, hệ sinh thái biển Hòn Cau đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Được biết, Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và trở thành một trong 16 khu bảo tồn biển với hệ sinh thái được các nhà khoa học xếp vào top đầu của Việt Nam từ năm 2010. Diện tích khu bảo tồn là 12.500 ha, bao gồm 4 vùng chức năng: Vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển. Tiếp tục đọc “Lo ngại với nhiệt điện than”

Hiểm họa chết người từ nhiệt điện than

 – Hàng năm tại Việt Nam có hơn 4.000 người chết sớm liên quan tới nhiệt điệt than. Nếu các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch được đưa vào vận hành, con số này sẽ sẽ tăng lên đến 25.000 người, theo các chuyên gia.

Ngày 29/9/2015 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo sôi nổi về một vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường được nhiều người quan tâm, đặc biệt dân chúng ở gần các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá nằm rải rác nhiều nơi trên đất nước ta, từ bắc vào Nam, từ biển lên núi.

nhiệt điện than, chết yểu, người chết, Việt Nam, quy hoạch, năng lượng
Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2.

Cuộc Hội thảo được tổ chức bởi “Trung Tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)” đại diện cho “Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA)”. Một số nhà khoa học quan tâm cùng đông đảo nhà báo đến tham dự. Tiếp tục đọc “Hiểm họa chết người từ nhiệt điện than”

Điểm danh dự án nguy cơ gây ô nhiễm: EVN đứng đầu

Vietnamnet

– Bộ Công Thương vừa liệt kê danh sách gần 30 các dự án nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp nặng như nhiệt điện, hóa chất, thép, than… cần phải giám sát đặc biệt về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Danh sách này thuộc quản lý trực thuộc ở 7 Tập đoàn, Tổng công ty đã được nêu rõ tại tại Chỉ thị số 11/CT-BCT vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 19/10.

Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm với các 8 công trình nguồn nhiệt điện gồm nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 Mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng; Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh.

Ô nhiễm môi trường, nhiệt điện than, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương
Bộ Công Thương vừa liệt kê danh sách gần 30 các dự án nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp nặng cần phải giám sát đặc biệt về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp tục đọc “Điểm danh dự án nguy cơ gây ô nhiễm: EVN đứng đầu”

Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?

BBC

  • 20 tháng 3 2017

Hai vị trí được cân nhắc đặt nhà máy Nhiệt điện Long An nằm sát khu đô thị cảng Hiệp Phước

Bộ Công Thương ra thông cáo rằng sẽ “chỉ duyệt Nhiệt điện Long An khi đáp ứng yêu cầu” trong lúc chuyên gia bình luận với BBC rằng “đó chỉ là một cách trấn an”.

Trung tâm Điện lực Long An được đầu tư khoảng 5 tỷ đôla, đề xuất xây dựng ở Long An, gần biển Cần Giờ khiến người dân TP Hồ Chí Minh quan ngại về nguy cơ ô nhiễm.

Dự án nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, đang ở giai đoạn lập quy hoạch nghiên cứu và chọn địa điểm. Tiếp tục đọc “Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?”

Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô”

15:17 – Thứ Sáu, 24/3/2017

Loạt nhà máy nhiệt điện than có vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD được chấp thuận xây dựng…

Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô”

Nhiệt điện than có giá thành rẻ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nền kinh tế, song có rủi ro môi trường.

Bạch Dương

Gần đây liên tục các dự án nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD được đề xuất, chấp thuận đầu tư. Mới đây, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến về vị trí cụ thể của trung tâm nhiệt điện Long An. Dự kiến trung tâm này sẽ được xây dựng và vận hành từ năm 2024 để giúp giải quyết việc thiếu điện của miền Nam. Vốn đầu tư cho dự án lên tới 5 tỷ USD.

Các dự án tỷ USD được cấp phép

Theo tính toán của đơn vị tư vấn, dự kiến nhu cầu than tiêu thụ cho trung tâm nhiệt điện Long An sẽ lên đến gần 10 triệu tấn/năm. Nguồn than sẽ lấy từ Úc, Indonesia. Vị trí dự án được đề xuất chọn là tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc (Long An), sát với Tp.HCM.

Loạt dự án nhiệt điện than khác cũng trong kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. Chẳng hạn, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1 với vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng, thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch.

Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự kiến khởi công cuối năm 2017, phát điện tổ máy 1 vào năm 2021 và phát điện tổ máy 2 vào năm 2022. Còn nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 sẽ được xây dựng năm 2019.

Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) vừa ký thỏa thuận đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, tổng công suất tổ máy 1 đạt 1.200MW gồm 2 tổ máy 600MW. Tiếp tục đọc “Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô””