Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ

***

Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly

 Tuổi Trẻ –  05/01/2012 21:22:00 Nguyễn Đắc Xuân

Đây là những hồi ức sống động về một thời xuống đường tranh đấu chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm của lực lượng sinh viên Huế. Là người trong cuộc, sinh viên Nguyễn Đắc Xuân, nay là nhà nghiên cứu nổi tiếng, đã tường trình những gì xảy ra tại Huế từ năm 1963, và tác động của nó đối với chính trường miền Nam lúc ấy.

Tôi là một sinh viên nghèo, gia đình ở nông thôn, chỉ gắn với Huế ở chỗ ngồi trong lớp học và bên cạnh tấm bảng đen, ở những gia đình tôi đến làm gia sư trên đường Phan Bội Châu (Phan Đăng Lưu ngày nay) và đường Trần Hưng Đạo, trước chợ Đông Ba. Trong môi trường đại học, dù có quy chế tự trị nhưng thực chất Tổng hội Sinh viên Đại học Huế lúc đó do đoàn sinh viên Công giáo nắm giữ. Những sinh hoạt đó xa lạ với tôi nên tôi luôn đứng bên tổ chức của sinh viên. Nhưng bất ngờ…

Giám mục Ngô Đình Thục (giữa), tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) và cố vấn Ngô Đình Nhu  – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Huế – những tháng ngày sục sôi – 10 Kỳ”

Pháp Nạn 1963: Tưởng niệm, Bản chất Văn hóa, Tinh thần Bất bạo động

thuvienhoasen – 20/05/201312:00 SA – Cao Huy Thuần

dailetuongniem
PHÁP NẠN 1963
TƯỞNG NIỆM, BẢN CHẤT VĂN HÓATINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG
Cao Huy Thuần

caohuythuan_1Trong khuôn khổ “Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2557” và kỷ niệm 50 năm Pháp nạn (1963-2013) tối ngày mùng 10 tháng Tư Quý Tỵ (19-5-2013) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Pháp nạn 1963: Tưởng niệm, bản chất văn hóatinh thần bất bạo động” do GS Cao Huy Thuần diễn thuyếtChư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế, chư tôn Hòa thượng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự việnTịnh xáTịnh thất, quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, Thành phố Huế, các thân nhân chư anh linh Thánh Tử đạo và đông đảo các giới Phật tử đã đến dự. Buổi thuyết trình xúc động như một buổi tưởng niệm chư vị Thánh Tử Đạo. Bản tin Phật đản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài thuyết trình đến với quý độc giả. Tiếp tục đọc “Pháp Nạn 1963: Tưởng niệm, Bản chất Văn hóa, Tinh thần Bất bạo động”

Tổng Giám mục Ngô Đình Thục: Nhiều tham vọng nhiều cay đắng, Văn Thư

thuvienhoasen – 23/12/201212:00 

1963 – 2013 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
TẬP MỘT (1/3) 
Tuyển tập của 99 tác giả 
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân 
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA 
 
Chương Một – TỘI TỔ TÔNG 
Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc
 
08 
TổNG GIÁM MụC NGÔ ĐÌNH THụC: 
NHIềU THAM VọNG NHIềU CAY ĐắNG 
Văn Thư

Kết quả hình ảnh cho Tổng Giám mục Ngô Đình Thục
Tổng Giám mục Ngô Đình Thục

Theo lời nhận xét của ông Quách Tòng Đức, từng làm Đổng lý Văn phòng cho Ngô Đình Diệm khi ông này ngồi trên ghế Tổng thống của cái gọi là nền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam, trong gia đình họ Ngô theo Công giáo thời ấy có hai người đã gây nên nhiều tiếng xấu nhất trong dư luận là Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu, và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục.

Là một người khoác áo nhà tu nhưng Ngô Đình Thục đã có không ít những hành động sai quấy cả trên phương diện đạo đứclẫn chính trị, khiến cho chế độ gia đình trị của hai người em Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu rốt cuộc đã bị xoá sổ mau chóng sau chưa đầy một thập niên làm mưa làm gió trên chính trường Sài Gòn.

Tiếp tục đọc “Tổng Giám mục Ngô Đình Thục: Nhiều tham vọng nhiều cay đắng, Văn Thư”

4- Giáo hội trong cơn bão bùng (Chương 3 – Thập giá và lưỡi gươm), Trần Tam Tỉnh

thuvienhoasen – 23/12/201212:00 SA

 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 1963 – 2013 TẬP 1

1963 – 2013 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
TẬP MỘT (1/3) 
Tuyển tập của 99 tác giả 
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân 
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA 
 
Chương Một – TỘI TỔ TÔNG 
Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc
 
04
GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG 
Linh mục Trần Tam Tĩnh 
(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”, Chương III – Việt dịch từ “Dieu et César”)
50namnhinlai-17

1 ─ GIÁO HỘI CHIẾN THẮNG

«Tại các vùng tôi đã đi thăm, người Cộng sản đã giành được một loạt thắng lợi về chính trị, hành chính, quân sự và – cũng phải nói thôi – tinh thần… Điều đã gây ấn tượng mạnh nhất trong tôi, hỡi ôi, lại là tinh thần hăng hái họ đã tạo được nơi các cán bộ không Cộng sản và sự ủng hộ mạnh mẽ họ giành được từ phía nông dân». (Joseph Alsop, phóng viên chống cộng, viết ngày 31-8-1954). Tiếp tục đọc “4- Giáo hội trong cơn bão bùng (Chương 3 – Thập giá và lưỡi gươm), Trần Tam Tỉnh”

Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 37: Những nguyên do đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm

phatgiao63-4
17 tháng bảy năm 1963, Sài Gòn, Việt Nam – Binh sĩ miền Nam Việt Nam bao quanh các tín đồ Phật giáo đang ngồi biểu tình trên đường phố (trước chợ Bến Thành) trong ngày 16 tháng 7 – (Ảnh của Bettmann © / Corbis) – Nguồn: TVHS

langmai – Việt Nam Phật giáo sử luận

MỘT CUỘC VẬN ĐỘNG ĐƯỢC TOÀN DÂN ỦNG HỘ

Cuộc vận động năm 1963 của Phật giáo Việt Nam không phát xuất từ sự tranh chấp giữa người Phật giáo và người Công giáo. Cuộc vận động này chỉ nhằm chống lại chế độ độc tài của tập đoàn ông Ngô Đình Diệm. Một tập đoàn đã đi quá đà trong sự sử dụng người đồng bào Công giáo, nhất là người Công giáo di cư, vào việc củng cố quyền bính và đàn áp những tổ chức đối lập hoặc độc lập. Cuộc vận động này của phật tử đã được các giới không phải phật tử ủng hộ, trong đó có nhiều thành phần công giáo, linh mục cũng như giáo hữu. Họ đại diện cho đa số những người Công giáo có lương tri, có óc phê phán công chính và có thừa can đảm để chống lại những gì đi ngược lại với tinh thần chân chính của Phúc Âm. Cùng với đồng bào phật tử của mình, họ đã bị chế độ thẳng tay đàn áp. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 37: Những nguyên do đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

Posted on by NCQT

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954. Tiếp tục đọc “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)”