Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?

Hà Đông Thứ Sáu,  20/10/2017, 08:36 (GMT+7)


Sự tăng giảm thất thường của dự trữ ngoại hối cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô thiếu sự ổn định. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Số liệu chính thức cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến hết quí 3-2017 đạt 45 tỉ đô la Mỹ, tăng thêm 6 tỉ đô la Mỹ so với cuối năm 2016. Như vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có sự tăng trưởng “thần kỳ” trong năm 2016 và 2017.

Cần một sự tăng trưởng bền vững hơn

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua được khoảng 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016 và khoảng 6 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, nếu nhìn lại dữ liệu lịch sử thì có lẽ chúng ta cần một sự tăng trưởng bền vững hơn của dự trữ ngoại hối thay vì tăng sốc như hai năm gần đây. Tiếp tục đọc “Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?”

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng nhìn từ nước ngoài

Vũ Quang Việt Thứ Năm,  5/10/2017, 07:13 (GMT+7)Bảo vệ sự tín nhiệm của hệ thống ngân hàng, qua đó bảo vệ sự tín nhiệm của đồng tiền.Ảnh: TLTBKTSG

(TBKTSG) – Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức làm dịch vụ trung gian tài chính, nhận tiền của người ký gửi và cho người cần vốn vay. Bản thân vốn tự có trên tổng tài sản, tức là tỷ lệ vốn của chủ sở hữu cổ phần ngân hàng, thường rất thấp so với doanh nghiệp phi tài chính. Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng theo khuyến nghị của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) không nên dưới 8% tổng tài sản. Tuy nhiên có lúc một số ngân hàng Việt Nam chỉ có tỷ lệ 4%.

Tiếp tục đọc “Chuyển giao bắt buộc ngân hàng nhìn từ nước ngoài”

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

08:00, 23/12/2016 – THS. NGUYỄN MINH THỦY

(Taichinh) –Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đưa thị trường thanh toán tại Việt Nam phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Thời gian qua, Chính phủ và ngành Ngân hàng đã và đang nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp luật hỗ trợ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Đến nay, phương thức thanh toán này đang được nghiên cứu đưa vào áp dụng đồng bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt trong toàn hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa. Nguồn: InternetẢnh minh họa. Nguồn: Internet Tiếp tục đọc “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”

“Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?

LĐĐS – 30 BẢO CHƯƠNG 11:44 AM, 31/10/2016

Ảnh minh họa.

Thị trường bất động sản đang có sự gia tăng lớn nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp mua đi bán lại kiếm lời, nhất là trong phân khúc thị trường bất động sản cao cấp và phân khúc trung bình khá, chiếm khoảng trên dưới 50% tùy theo dự án. Đây là con số đáng quan ngại so với thời điểm bong bóng năm 2007, với tỷ lệ mua đi bán lại chiếm đến 70-80% giao dịch trên thị trường.

Tiếp tục đọc ““Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?”

Con tằm leo qua núi biếc

16/09/2016 – 00:15 AM

NĐT – Tôi có những mùa mơ mộng tuyệt vời mỗi khi xuống B’lao để thăm người con gái tôi thương là một nữ sinh trung học. Nàng hay đưa tôi đi giữa những đồi nương trập trùng dâu xanh biêng biếc như một niềm tự hào của quê mình, làm tôi càng yêu tha thiết chốn xứ thanh cảnh và hiền lành này… Đó là những năm cuối thập niên 80 đầu 90 thế kỷ trước, thị trấn Bảo Lộc vẫn quê mùa trong cái vỏ thảo mộc, thuần nông của nó. Đùng một hôm, Viseri ra đời…

Nông dân cao nguyên từ lạ đến quen rồi đến “lạ” trước con tằm

Tiếp tục đọc “Con tằm leo qua núi biếc”

Bức tranh ngân hàng Việt Nam 10 năm qua

Gia Anh – Thứ Tư,  16/3/2016, 08:41 (GMT+7)

TPHCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc sáp nhập ngân hàng những năm qua. Ảnh: Hồng Phúc

(TBKTSG Online) – Một báo cáo có tên “Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015” của tác giả Nguyễn Xuân Thành – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP.HCM, được ông Thành công bố ở dạng bản thảo đã điểm lại một số cột mốc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 10 năm qua.

Tiếp tục đọc “Bức tranh ngân hàng Việt Nam 10 năm qua”

Cho ai vay là việc của ngân hàng thương mại

Phan Minh Ngọc – Thứ Sáu,  4/3/2016, 06:09 (GMT+7)

Cơ quan quản lý đang muốn hạn chế sự tăng trưởng nóng của tín dụng chảy vào kênh bất động sản. Ảnh: Tuệ Doanh

(TBKTSG) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên quay trở về với vai trò và trách nhiệm cốt lõi của mình là điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá đúng nghĩa ở tầm vĩ mô để đảm bảo lạm phát thấp, tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Cho ai vay là việc của ngân hàng thương mại”