Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!

BÀI VÀ ẢNH: HUY THỌ 09/02/2023 05:48 GMT+7

TTCTHọ đang cùng tạo dựng một chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch, giúp Tây Nguyên hấp dẫn hơn xưa rất nhiều. Mỗi người là một mắt xích độc đáo và không thể thiếu.

Bình minh hồ Lắk
Bình minh hồ Lắk

Hồn Tây Nguyên ở Arul

Cuối năm 2022, tôi đến Buôn Ma Thuột cùng Đỗ Nguyễn Hoàng Long – á quân Master Chief 2017 – một tay “ma xó” của núi rừng Tây Nguyên. 

Chuyến đi dự kiến chóng vánh, làm việc xong rồi về bởi những ấn tượng cũ của tôi về du lịch Buôn Ma Thuột vốn không mấy đậm đà hào hứng. Tôi được các đồng nghiệp “thổ địa” giới thiệu những địa điểm, sản phẩm du lịch nổi bật nhất của Buôn Ma Thuột dạo ấy.

Kết quả là một nỗi thất vọng: vào buôn Đôn, hồ Lắk thì hàng quán xập xệ, quảng cáo bán thuốc Ama Kông dỏm, trang hoàng kiểu Tây Nguyên giả hiệu, đặc sản “đinh” nhất là một loại hình dịch vụ mà bây giờ người ta đang nỗ lực loại bỏ: cưỡi voi!

Nhưng Đỗ Nguyễn Hoàng Long cười, nói “Buôn Ma Thuột bây giờ khác lắm. Anh phải gặp những con người ở đó…”.

Tiếp tục đọc “Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!”

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn – lời ru buồn

Quang Viên THANH NIÊN

Dù tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến ở Tây nguyên.

Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H'Hảo với 8 người /// Ảnh: Quang Viên
Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H’Hảo với 8 người Ảnh: Quang Viên

Hệ quả của việc lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con là nghèo đói, thất học. Nhưng cái vòng luẩn quẩn “Tảo hôn – sinh nhiều – nghèo đói – thất học” vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác trong cộng đồng đồng bào thiểu số. Nó không chỉ là gánh nặng gia đình mà cho toàn xã hội.

Lời ru buồn ở buôn Kiều

Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình

Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Cư Pui

Có lẽ buôn Kiều là một trong số ít tên buôn nghe có vẻ “thuần Việt” và đẹp nhất vùng Tây nguyên. Nhưng, từ trung tâm H.Krông Bông, Đắk Lắk, vượt chừng 24 km đến nơi hun hút này vào một chiều mưa mới thấy buôn Kiều nghèo xác xơ và buồn hiu hắt.

“Nạn tảo hôn vẫn còn. Tuyên truyền giáo dục nhiều lần mà họ không nghe. Ở đây dân làm nương, làm rẫy thôi, nghèo lắm. Nghèo mà lại lấy chồng sớm quá nên cực khổ và con cái dễ thất học”, trưởng buôn Kiều, Ama Duyên chia sẻ. Rồi anh đưa tôi đến gặp H’Quế Ksơr, cô gái lấy chồng từ năm 15 tuổi. Vào nhà H’Quế thấy cô gái nhỏ nhắn, mặt còn non choẹt địu một đứa bé, tôi hỏi “Em cháu đấy à?”, cô bé trả lời: “Không, con của cháu đấy”.

Sau một hồi lâu ngần ngại và được trưởng buôn trấn an, H’Quế mới thỏ thẻ: “Cháu học đến lớp 9, định học hết lớp 12 nhưng bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế là phải lấy thôi. Chồng cháu ở buôn Kuah, gặp nhau chỉ hai tháng sau là cưới”.

Đứa bé nằm trong chiếc địu của H’Quế còm nhom như suy dinh dưỡng, cứ thao láo mở đôi mắt đen tròn, ngơ ngác nhìn người lạ thật tội nghiệp. Nó cứ rúc đầu vào vú người mẹ tuổi 15, song liên tục khóc. Bà mẹ trẻ trông vẻ “khô khan” nên có lẽ cũng thiếu sữa. “Chồng cháu đi làm rẫy và làm thuê nhưng để có cái ăn hằng ngày cho gia đình cũng khó lắm rồi. Làm gì có tiền mua thêm sữa cho bé”, H’Quế nói giọng buồn buồn.

Bỗng có con chó từ đâu chạy vô nhà thấy người lạ sủa ầm ĩ. Đứa bé trong lòng H’Quế khóc thét lên. H’Quế đong đưa con và khe khẽ hát bằng tiếng M’Nông:“Con ta ơi, mau cao lớn nhé. Con ta ơi, cầm rổ xúc cá. Con ta ơi, cầm nỏ bắn sóc”. Lời ru thể hiện ước nguyện của người mẹ trẻ đối với đứa con yêu nhưng giọng H’Quế cất lên lại thấy thật não lòng. Lời ru sao buồn quá!

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn - lời ru buồn - ảnh 1
Nhiều cô học trò M’Nông bỏ học từ cấp 2 để lấy chồng

 

Trong buôn này H’Hảo vừa học xong lớp 9 cũng cưới chồng, con nay đã hơn 1 tuổi. Gặp chúng tôi, H’Hảo vẫn hồn nhiên như cô học trò cấp 2. “Nhà nghèo nên cháu nghỉ học để lấy chồng về giúp đỡ bố mẹ. Ở buôn này, con gái lấy chồng sớm là bình thường mà”, H’Hảo tâm sự. Mẹ H’Hảo là H’Lơi cũng lấy chồng năm 16 tuổi. Bây giờ con nhỏ của H’Lơi cũng lớn hơn con của H’Hảo một chút. Nhìn vào đám trẻ nheo nhóc, khó phân biệt ai là con, ai là cháu, ai là bà, ai là mẹ.

Người M’Nông theo chế độ mẫu hệ, nhà gái nhắm được chàng rể nào ưng bụng thì cưới cho con gái và người con trai sẽ về nhà vợ ở rể. Với họ, việc tìm được chàng rể cho con gái thơ dại cũng như mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho cả gia đình. Chẳng biết bao giờ thì gia đình H’Hảo mới thịnh vượng, giàu có. Hiện tại, nhìn gia cảnh, nghe mẹ H’Hảo kể về thu nhập ít ỏi từ việc đi lột vỏ keo chỉ biết chạnh lòng.

Lấy chồng từ thuở 13

Có lẽ ở nhiều buôn làng vùng Tây nguyên, câu hát “Lấy chồng từ thuở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con” không có gì là “phi thực tế”. H’Luyến Byă ở buôn Kiều, xã Yang Mao, H.Krông Bông lấy chồng khi còn đang học lớp 7. Bây giờ H’Luyến cũng đã con bồng con bế. Sao cháu lấy chồng sớm vậy? H’Luyến trả lời ngắn gọn: “Phong tục thôi”. Trưởng buôn cho biết: “Còn đi học cấp 2, chúng đã yêu nhau, bố mẹ không biết, mà biết cũng không ngăn cản. Vài đứa bị bố mẹ cấm yêu thì dọa uống thuốc tự tử. Chính quyền đi tuyên truyền về hôn nhân gia đình thì người già đi nhưng trẻ không đi”.

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn - lời ru buồn
H’Hảo với gương mặt còn quá trẻ đã sớm có con

Từ xã Yang Mao, chúng tôi đến xã Cư Pui. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tâm chân thành tâm sự: “Chúng tôi dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, rất nan giải. Do tập quán lâu đời, ý thức kém nên nhiều người lấy vợ, lấy chồng sớm. Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình”.

Vượt đèo dốc, chúng tôi cùng một cán bộ xã Cư Pui đến thôn Ea Uôl. Gặp phó thôn Sính Chứ Chơ nhờ đưa đến các gia đình có người lấy chồng, lấy vợ sớm. Phó thôn lắc đầu quầy quậy: “Mình không đưa đi được đâu. Nhà báo về rồi đồng bào uống rượu say là chửi mình. Họ bảo họ sinh nhiều con, họ tự nuôi. Tới thăm họ có cho họ gì đâu”.

Dù ông Sính Chứ Chơ không tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận, nhưng qua tìm hiểu ở đây không chỉ riêng nạn tảo hôn mà phụ nữ Mông còn như “cái máy đẻ”. Lúc mới 34 tuổi, Dương Văn Dính đã có tới 6 đứa con. Con gái Dính là Dương Thị Tòng năm 13 tuổi đã lấy chồng sinh con nên anh Dính còn sớm “lên chức”… ông ngoại. Cô gái khác là Dương Thị Sua cũng lấy chồng từ năm 14 tuổi, đẻ vèo vèo 3 đứa con. Tuổi trăng tròn của Vũ Thị Song, Thắm Thị Dua cũng không thể đẹp mộng mơ nữa khi họ cũng từ giã trường học để lấy chồng, sinh con và nếm trải nỗi nhọc nhằn làm mẹ.

Ông Trần Kim Phụng, Phó chủ tịch xã Yang Mao, cho biết: “Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn đó là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giữa các vùng miền. Đồng thời nâng cao dân trí cho toàn cộng đồng. Ngoài ra, cần ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng, khuyến khích tạo điều kiện để các em được đi học, học nghề, bố trí việc làm…”. (còn tiếp)

Vài suy nghĩ về giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk

vhttdldaklak – Cập nhật lúc: 16:05 25/01/2017

Hai dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk là Êđê, M’nông có văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo, như: văn hóa mẫu hệ; văn hóa nhà dài (Êđê) và nhà trệt (M’nông); văn hóa cồng chiêng; văn hóa nghi lễ – lễ hội; văn hóa sử thi; văn hóa thổ cẩm và văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực.v.v.

Thực trạng về những yếu tố tác động đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đang có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Do ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, nên văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, chính từ đó các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng dần bị lãng quên.

Bến nước truyền thống
Bến nước truyền thống

Tiếp tục đọc “Vài suy nghĩ về giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk”

Palme’s Smile và dự án biến buôn Kiều thành làng du lịch

Hoàng Thiên Nga

“Nếu cùng mơ, ta hãy mơ một giấc mơ đủ lớn…”! Ý tưởng này đã kết nối 4 người bạn tâm đắc cùng bắt tay vào thực hiện mục tiêu giúp đỡ một buôn nghèo vùng sâu trở thành điểm đến đầy niềm vui, tươi đẹp và no ấm.

Buôn Kiều trong nắng

Happy Village của tương lai

Cụm dân cư phía Tây Buôn Kiều gồm 30 hộ giữa muôn bề đồi núi, thuộc xã Yang Mao, huyện Krông Bông, cách thành phố Buôn Ma Thuột trung tâm tỉnh Đắk Lắk khoảng 100 km. Tiếp tục đọc “Palme’s Smile và dự án biến buôn Kiều thành làng du lịch”

Vườn địa đàng của nữ doanh nhân cao nguyên

Năm nào cũng đón được cả chục vạn khách nội tỉnh và tứ xứ ghé thăm, thích thú với tre xanh hồ biếc, hoa trái tươi đẹp, ẩm thực quyến rũ ở miền cà phê Đắk Lắk, đó là điểm hẹn Kotam. Để bồi đắp nên “vườn địa đàng” này, một nhóm quý bà đã quyết đoán đầu tư nhanh đúng trúng, khiến không ít đấng mày râu kính nể !

Không gian tươi mát

Tiếp tục đọc “Vườn địa đàng của nữ doanh nhân cao nguyên”