Sự “điêu tàn” của một nền điện ảnh

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước – mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc…

Nếu một họa sĩ thiết kế phim truyện đang có ý định xây dựng bối cảnh về một Công ty, hay một Gia tộc từng có thời hoàng kim nay bị phá sản, rồi bị thời gian vùi trong lãng quên – chắc sẽ phải reo lên sung sướng, vì cái bối cảnh tự nhiên đang bày ra kia có giá trị thuyết phục hơn bất kỳ sự tưởng tượng của những họa sĩ điện ảnh tài ba nhất! 

Tiếp tục đọc “Sự “điêu tàn” của một nền điện ảnh”

Biệt phủ và tình bạn

Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Truyện ngắn

Từ trước tới nay, hắn vẫn cho rằng, tình bạn là một thứ tài sản quý giá, thiêng liêng; cho dù, vì điều âý có không ít người đã bĩu môi dè bỉu hắn là ngây thơ, và ngây ngô, song hắn thủ cựu với ý nghĩ: nếu có đem hắn vào cối giã, mọi thứ tan thành bột thì chắc chắn niềm tin đó vẫn nguyên vẹn…

Nhưng đến hôm nay, cái niềm tin gần như là tín điều đó của hắn bị lung lay dữ dội, khi quan hệ của hắn với một người bạn thân thiết nhất, gần như “con chấy cắn đôi”, đã rạn nứt khó có cơ hàn gắn – lạm dụng từ ngữ của giới kinh tế-chính trị, là phá sản! Và sự phá sản đau đớn này có liên quan, theo quy luật quả báo của đạo Phật, tới những biệt phủ ở một tỉnh miền núi đang được coi là một trong những tỉnh nghèo nhất nước… Tiếp tục đọc “Biệt phủ và tình bạn”

Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn

Phạm Đình Ân

Đọc “Một sắc hoa ban”, tập thơ của Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Nxb Hội Nhà văn, quý IV – 2016

 

Nguyễn Anh Tuấn có các bút danh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Yên Thế. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, anh lên dạy học ở Tây Bắc, gắn bó đời trai trẻ với vùng cao nghèo khó Sơn La ngót chục năm. Trở về quê nhà Hà Nội, anh được biết đến là một đạo diễn điện ảnh & truyền hình có năng lực sáng tạo. Từ tuổi ngoài hai mươi trẻ trung và nhiều phiêu bạt, gian khổ, anh đã làm thơ, viết văn. Anh trước tiên là một nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đáng được chú ý, ngoài kịch bản phim là tiểu thuyết, truyện ngắn… Và với thơ, tác giả này đang khiến nhiều đồng nghiệp và độc giả nói chung thật sự ngỡ ngàng(1). Tiếp tục đọc “Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn”

Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Dự án sách Thơ Bạn Thơ của hai nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy & Lý Phương Liên đã thực hiện được 6 cuốn (dự tính là 8 cuốn) – cùng những ấn phẩm phụ trợ mà nội dung & hình thức cũng “hoành tráng” không kém, như Văn Bạn Văn, Chém Gió Muôn Màu, Vườn Thơ 5 Nhà – cho đến nay, sau gần 5 năm, đã đi tới chặng cuối. Có thể nói, đây là một công trình lớn mà lịch sử văn học Việt Nam sau này sẽ buộc phải ghi nhận và bàn đến như một “hiện tượng Văn học” đáng kể. Tiếp tục đọc “Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ”

Nỗi buồn mẹ bên sông Đà

nguoihoabinh-com-net-dep-nhuom-rang-den-cua-nguoi-muong-3

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn…

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách… Tiếp tục đọc “Nỗi buồn mẹ bên sông Đà”

Bên nồi bánh chưng xanh

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Đêm 30 Tết Âm lịch, trong một ngôi nhà cổ truyền nằm bên ngã ba sông Hồng – sông Đuống…

Đã lâu lắm rồi, chúng tôi mới được ngồi bên một bếp lửa đun nồi bánh chưng. Ở thành phố, một vài cặp bánh chưng cần thiết để cúng gia tiên thường được đi mua, hoặc đặt nấu bánh. Còn ở phần lớn các làng quê châu thổ hiện giờ, vào những ngày cuối năm, gói và đun nồi bánh chưng vẫn được coi là một nghi lễ, một niềm vui thú vô hạn – nhất là đối với bọn trẻ con. Tiếp tục đọc “Bên nồi bánh chưng xanh”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng

Princess - CopyTôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: “Nghề văn không sang trọng”. Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: “kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp.” Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: “Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.” Tôi, một đàn em của ông, xin làm một kẻ “ăn theo nói leo”, liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói. Tiếp tục đọc “Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”

Tính dân tộc trong điện ảnh là một thứ xa xỉ phẩm?

Nhân Hội thảo: Tính dân tộc trong điện ảnh

da

Tôi phải xin lỗi trước với một tiêu đề như vậy- đó là một cách để bản thân tôi tránh xa những người thường mang cái gọi là “Tính dân tộc trong Đ/Ả” ra làm khiên che, làm bùa hộ mệnh cho những yếu kém trong tác phẩm của mình, tệ hơn là lấy nó làm “ông ngáo ộp” dọa người khác. Điện ảnh là một ngôn ngữ quốc tế, và nói như nhà điện ảnh học người Pháp Georges Sadoul: “là quan trọng nhất trong các nghệ thuật, đồng thời cũng là phổ cập nhất, tại các nước XHCN cũng như tại các nước tư bản CN” (LSĐA thế giới, NXB Ngoại văn & Trường ĐHSK-ĐA HN- trg 7). Nhưng phổ cập nhất, cũng có nghĩa nó cũng mang ở nội hàm của nó tính dân tộc khi phim nói tiếng của chính cái nơi mà phim được sản xuất-phát hành… Tiếp tục đọc “Tính dân tộc trong điện ảnh là một thứ xa xỉ phẩm?”

Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong lịch sử văn hoá  –  tư tưởng nước ta, có những bản Tuyên ngôn nổi tiếng tới muôn đời: đó là bản Tuyên ngôn lập quốc đầu tiên bằng  “Thiên đô chiếu” do đức Lý Thái Tổ viết, bản Tuyên ngôn chiến trận đời Trần bằng “Hịch tướng sĩ văn” tương truyền của Đại vương Trần Quốc Tuấn thảo, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt bằng áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo thiên hạ” do vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chấp bút, bản Tuyên ngôn độc lập thời hiện đại của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc… Tiếp tục đọc “Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII”

Thầy Huỳnh Lý, “ông Bụt” của tôi

Giáo sư Huỳnh Lý

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong cuộc sống, đôi khi con người ta rơi vào tình huống bi kịch, những trạng thái u uất, đau đớn cùng cực, và khi ấy thường có một điều gì đó vụt mách bảo tựa một cẩm nang phải giở ra lúc cần kíp, như một ông Bụt của tuổi thơ bất ngờ xuất hiện để an ủi, giải tỏa cho ta không ít điều mắc mớ, hoặc kìm giữ chân ta khỏi rơi vào cái hố tuyệt vọng… Tiếp tục đọc “Thầy Huỳnh Lý, “ông Bụt” của tôi”

Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Lâu rồi, không thấy có phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cứ nghĩ, ông đi du lịch nước ngoài, tham dự đều các cuộc hội thảo, thỉnh thoảng viết dăm bài báo, đôi khi gặp gỡ bạn cũ-mới trong nghề hay ngoài nghề để hàn huyên chuyện thời cuộc…, cũng có nghĩa là ông đang lặng lẽ từ giã Điện ảnh sau khi đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng tới khi nghe ông phát biểu tại hội thảo khoa học về Tổng đốc Lê Đại Cang ở An Giang, rồi lại đọc cuốn truyện vừa “Hoa nhài” (NXB Dân Trí , 2016) do ông tặng nhân dịp gặp gỡ này, thì tôi biết mình đã lầm to!

20160726_171831

Tiếp tục đọc “Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh”

Những cú giáng tàn độc vào nhà báo

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Phóng viên Quang Thế (áo trắng) bị cảnh sát hình sự mặc áo thường phục màu đen ra cú đấm vào mặt - Ảnh cắt từ clip
Phóng viên Quang Thế (áo trắng) bị cảnh sát hình sự mặc áo thường phục màu đen ra cú đấm vào mặt – Ảnh cắt từ clip

Mới đây, phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị nhân viên công lực hành hung thô bạo khi thu thập thông tin; phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đến hiện trường ghi chép tin tức bị kẻ mặc thường phục tự xưng là chỉ huy cư xử hệt như hành vi của một tên du côn; phóng viên của VTC điện tử bị đánh đập dã man bởi công an xã khi đang làm nghiệp vụ… Còn trước đó mấy tháng, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị một bọn xã hội đen hành hung một cách độc ác…

Tiếp tục đọc “Những cú giáng tàn độc vào nhà báo”