Chính cư, ngụ cư và những công dân hạng hai

Tia sáng – 11/09/2021 07:10 – Nguyễn Văn Chính

Đại dịch COVID 19 đã vén màn cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hiện thực về những người nhập cư và thân phận bên lề của họ ở các đô thị lớn.


Đoàn xe của người di cư ở TP HCM trở về các tỉnh Tây Nguyên tránh dịch. Ảnh: Báo Gia Lai.

​Trong chuyến đi nghiên cứu một xóm liều Hà Nội, tôi hỏi chuyện người đàn bà trung tuổi đang tạm trú trong mái lều tối tăm, chật hẹp và dột nát cùng với mấy người đồng hương từ Hưng Yên lên làm cửu vạn ở chợ đầu mối Long Biên. Chị bảo:

“Chả giấu gì bác, chúng em là người tạm cư nên không được chính quyền hỗ trợ gì đâu. Họ không đuổi không làm khó dễ là may lắm rồi. Mọi thứ điện nước đều phải mua lại từ người trong ngõ, chả có một thứ bảo hiểm gì sất, ốm đau thì về quê chữa trị, muốn đưa con lên đây đi học thì không có hộ khẩu. Mấy hôm trước bác tổ trưởng dân phố thấy chị em sống khổ quá, bảo ra họp để xét hỗ trợ cho vay cứu tế, ra đến nơi bác ấy lại xin thông cảm vì “chị em không phải người ở đây” nên không trong diện được mời họp…”

Câu chuyện của họ cứ cuốn tôi đi theo những nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong thân phận cô đơn của người tạm cư. 

Tiếp tục đọc “Chính cư, ngụ cư và những công dân hạng hai”

Tại sao phải “đòi” hộ khẩu?

20/02/2017 13:25 GMT+7

TTO – Vừa qua, làm việc với Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã lên tiếng về việc đòi hộ khẩu trong tuyển dụng công chức, chuyên gia giỏi.

Trên một số phương tiện thông tin đại chúng, nhiều ý kiến tham gia tranh luận về vấn đề này, trong đó đa số đều đồng tình nên bỏ điều kiện về hộ khẩu không chỉ trong tuyển dụng công chức, viên chức mà còn ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tiếp tục đọc “Tại sao phải “đòi” hộ khẩu?”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Không có hộ khẩu bị xem là công dân hạng hai

31/08/2015 10:08 GMT+7

TTCuốn sổ hộ khẩu đang bị lạm dụng. Nhiều giao dịch dân sự yêu cầu phải có hộ khẩu mặc dù không có trong quy định của pháp luật như lắp đặt điện thoại, côngtơ điện, nước…

Phụ huynh đến nộp hồ sơ nhập học cho học sinh lớp 6 tại Trường THCS Kim Đồng, Q.5, TP.HCM. Đây là quận không đòi hỏi phải có hộ khẩu khi tiếp nhận học sinh - Ảnh: Như Hùng
Phụ huynh đến nộp hồ sơ nhập học cho học sinh lớp 6 tại Trường THCS Kim Đồng, Q.5, TP.HCM. Đây là quận không đòi hỏi phải có hộ khẩu khi tiếp nhận học sinh – Ảnh: Như Hùng

Mặc dù Luật cư trú ban hành từ năm 2006 đã quy định nghiêm cấm lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng trong thực tế hàng chục thủ tục hành chính vẫn đang “ăn theo” hộ khẩu, gây khó khăn và trở ngại cho cuộc sống của người dân nhập cư. Tiếp tục đọc “Không có hộ khẩu bị xem là công dân hạng hai”