Vì sao cần thực hành chánh niệm trong trường học và Giáo dục

English: Why mindfulness is needed in Education

Một nghiên cứu học thuật cho biết việc thực hành chánh niệm giúp làm giảm căng thẳng, tăng tập trung và cải thiện các mối quan hệ cá nhân, tăng sự đồng cảm và nhiều lợi ích khác.

Dưới đây là bản tóm tắt nghiên cứu về lợi ích của chánh niệm, đặc biệt việc thực hành chánh niệm liên quan đến các nhà Giáo dục. (xem thêm danh sách tài liệu tham khảo ở dưới)

Tập trung

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tập trung được cải thiện bao gồm sự biểu hiện khá hơn trong trong các nhiệm vụ đo lường tập trung khách quan (2)

 Điều chỉnh cảm xúc

Qua hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra Chánh niệm có liên quan đến việc điều tiết cảm xúc (3). Chánh niệm tạo những dự thay đổi lên não bộ giúp thích ứng với ít bị phản ứng (4), và khả năng sắp xếp các nhiệm vụ tốt hơn khi cảm xúc được kích hoạt.

Tình thương/từ bi (compassion) Tiếp tục đọc “Vì sao cần thực hành chánh niệm trong trường học và Giáo dục”

Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà

English: Freeing Students—and Teachers—From Homework

Một giáo viên lớp hai giải thích cách cô đã bỏ việc cho học sinh bài tập bắt buộc về nhà và kết quả đáng ngạc nhiên cô nhậnthấy từ việc đó.

Tôi đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh lớp hai từ năm ngoái và có một điều đáng ngạc nhiên: các em bắt đầu làm việc nhiều hơn ở nhà. Nhóm các em học sinh 8 tuổi đầy cảm hứng đã sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được để khám phá những môn học và chủ đề chúng quan tâm. Thậm chí, các em còn hào hứng báo cáo những phát hiện của mình cho các bạn cùng lớp – cứ thế các bạn cùng lớp được truyền cảm hứng khám phá những lĩnh vực mình thích. Tôi ước tôi có thể nói rằng đây là một phần trong kế hoạch vĩ đại của tôi và rằng tôi làm việc đó rất tốt, nhưng học sinh của tôi là tác giả của tất cả công trạng này.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về quá trình học tập chuyên sâu đã thực hiện tại nhà khi học sinh của tôi được trao tặng món quà thời gian:

Học sinh 1: Sau khi học về các mẫu thời tiết trong một bài giảng về khoa học của chúng tôi, em đã quyết định tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của Bão Sandy  tới cộng đồng địa phương. Em đã tạo ra một mô hình về hậu quả của bão xảy ra ở Belmar, New Jersey (bão Sandy là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở Đại Tây Dương năm 2012).
Tiếp tục đọc “Giải phóng học sinh và giáo viên thoát khỏi bài tập về nhà”

Kết thúc điều tra “kỳ án áp giải học sinh giữa sân trường”: Đỗ Quang Thiện được xóa án, và đã định cư tại Mỹ

Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột cho biết cơ quan này đã ban hành các quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Đỗ Quang Thiện, cậu học trò từng gây xôn xao dư luận năm 2015, mà báo Tiền Phong đã đăng loạt bài phân tích khả năng bị tù oan và những góc khuất cần được xem xét làm rõ, trong chuỗi phóng sự điều tra “Kỳ án áp giải học sinh giữa sân trường”.

Gia đình mừng tủi đón Thiện tại cổng trại tạm giam ngày 24 tháng 5 năm 2015

Tiếp tục đọc “Kết thúc điều tra “kỳ án áp giải học sinh giữa sân trường”: Đỗ Quang Thiện được xóa án, và đã định cư tại Mỹ”

‘Xin đừng nghĩ giáo viên nghèo mới chân chính’

VNEXPRESS

“Khi dư luận nóng bỏng bởi quy định cấm dạy thêm, là giáo viên Vật lý ở TP HCM, tôi cảm thấy đau đớn và hổ thẹn. Dường như người ta hình thành trong đầu giáo viên thì phải nghèo, nghèo mới là nhà giáo chân chính?”, thầy giáo Tuấn chia sẻ.

Những ngày này, khi các trang báo lẫn dư luận đều nóng bỏng bởi quy định cấm dạy thêm học thêm tại TP HCM, bản thân là giáo viên Vật lý tại một trường THPT TP HCM, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và hổ thẹn. Đau đớn vì những lời miệt thị của nhiều người dành cho nghề nghiệp lương thiện trong xã hội, về sự đánh đồng, quy chụp cho tất cả.

Tiếp tục đọc “‘Xin đừng nghĩ giáo viên nghèo mới chân chính’”

Xưng hô trong trường học ngày nay

  •   NGUYỄN THỊ TỪ HUY
  • Thứ hai, 09 Tháng 9 2013 14:32

Xưng hô trong trường học ngày nay

VHNA –  Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ : xưng hô trong trường học Việt Nam hiện nay. Từ điểm xuất phát rất hẹp này để suy nghĩ về một vài hiện tượng của xã hội đương thời. Và chúng tôi chỉ trình bày một số phương diện hạn hẹp của vấn đề, đồng thời ý thức được rằng câu chuyện xưng hô này rất phức tạp, và để cắt nghĩa các hình thức xưng hô cần có những nghiên cứu sâu và liên ngành : ngôn ngữ học, văn hóa học, chính trị học, xã hội học… Bài này thực chất chỉ là một số ghi nhận và lý giải còn phiến diện, và có thể gây tranh cãi.

Tiếp tục đọc “Xưng hô trong trường học ngày nay”

Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?

VNN –  Sau khi trải nghiệm các hoạt động dành cho học sinh quốc tế, một nhóm học sinh năng động của Việt Nam đã tìm cách mở rộng trải nghiệm này tới bạn bè đồng trang lứa.

MUN, VNHNMUN, mô phỏng Liên Hợp Quốc“Hôm nay trong căn phòng này, tôi có một nhóm bạn đặc biệt gồm 100 học sinh, sinh viên và 25 thành viên trong ban tổ chức tới từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đã tới tham dự hội thảo. Mặc dù khác nhau về quốc tịch, hoàn cảnh sống, nền tảng giáo dục và tôn giáo, nhưng tất cả chúng ta đều có một sân chơi chung là VNHNMUN 2015” – Tổng thư ký Khuất Minh Thu Giang nói trong phát biểu khai mạc. Ảnh: Taichi Kobayashi Tiếp tục đọc “Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?”