The 1974 Paracels Sea Battle: A Campaign Appraisal – Trận Hải chiến Hoàng Sa 1974

tranhoangsa

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10

Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College

Trần H Sa lược dịch

(Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác “Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập……Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập”. Cho nên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; ngoài ra các ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết  xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) Tiếp tục đọc “The 1974 Paracels Sea Battle: A Campaign Appraisal – Trận Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger

  • DANH ĐỨC
  • 11.01.2014, 12:02

TTCT – Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.

Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.

Hoàng Sa trong những đổi chác của KissingerPhóng to

Đảo Hữu Nhật – Ảnh: Nhóm Trúc Nam Sơn

Tiếp tục đọc “Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger”

Lạc lõng và phi lý “lễ kỉ niệm 70 năm thu phục Hoàng Sa, Trường Sa”

ANTG – 14:45 14/12/2016

Vào sáng 8-12, Hải quân Trung Quốc đã rầm rộ tổ chức cái gọi là “lễ kỉ niệm 70 năm ngày Trung Quốc thu phục” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã tham dự hoạt động phi lý này và truyền đi thông điệp hiếu chiến “yêu cầu quân đội Trung Quốc tập trung sẵn sàng cho chiến trận”.

Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62, chiến đấu cơ J-11B ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông nhưng lại đổ lỗi cho Mỹ và nước khác “leo thang căng thẳng”.

Tiếp tục đọc “Lạc lõng và phi lý “lễ kỉ niệm 70 năm thu phục Hoàng Sa, Trường Sa””

Điểm sách: Can Trường Trong Chiến Bại

    Đối với mọi đọc giả ngày nay, dù quan tâm hay không đến lịch sử miền Nam, chương quan trọng nhất trong quyển sách là Chương 16: Trận Hải Chiến Tại Hoàng Sa. Đây là trận chiến giữa các chiến hạm Hải quân VNCH dưới quyền của tác giả, tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, và các chiến hạm Trung quốc, tháng 1 năm 1974.

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trên đảo Pattle, Hoàng Sa

Chào các bạn,

Anh Hồ Văn Kỳ Thoại là bạn vong niên của mình. Lúc anh Thoại còn làm việc tại Council for Advancement and Support of Education (CASE) ở Washington DC, hai anh em thường gặp nhau ăn trưa và hàn huyên. Quyển “Can Trường Trong Chiến Bại” là hồi ký anh Thoại viết về cuộc đời hải quân của anh, ghi lại “hành trình của một thủy thủ” từ lúc gia nhập Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (tức miền Nam trước 1975) cho đến cuối cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 30.4.1975, lúc anh Thoại đang là phó đề đốc hải quân (tương đương chuẩn tướng bên lục quân).

Quyển sách này liên hệ đến một số biến cố lớn của Nam Việt Nam, và trong bài điểm sách này chúng ta chỉ điểm qua vài biến cố, như cuộc đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 (5 năm sau khi tác giả rời chức vụ tùy viên cho tổng thống Diệm), các cuộc đảo chánh và chỉnh l‎ý liên tục của các tướng lãnh sau 1963, và cuộc triệt thoái quân đội miền Nam ra khỏi quân khu 1(Quảng trị đến Đà Nẵng) đưa đến sự sụp đổ của toàn miền Nam.

Tiếp tục đọc “Điểm sách: Can Trường Trong Chiến Bại”

Đặt đá xây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa

17/01/2016 11:48 GMT+7

TTO – Công trình như sự nhắc nhớ bao thế hệ người dân Việt Nam về những người đã ngã xuống để cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngư dân, nhà nghiên cứu... chia sẻ những câu chuyện của mình trong việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa - Ảnh: Trần Mai
Ngư dân, nhà nghiên cứu… chia sẻ những câu chuyện của mình trong việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa – Ảnh: Trần Mai

Sáng 17-1, tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức buổi lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.

Toàn bộ khu tưởng niệm được đặt trên diện tích khoảng 1,5-2 ha trên đỉnh núi Thới Lới, phía Đông Bắc đảo. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Tiếp tục đọc “Đặt đá xây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa”