Việt Nam cần cả nguồn lực lao động có kỹ năng cao và năng lực công nghệ để vượt qua ngã rẽ mới về tự động hóa và dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất công nghiệp. Nhưng chúng ta đang thiếu cả hai.

Làn sóng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây khiến cuộc cách mạng lần thứ tư thực sự đến gần. Nếu như ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chủ yếu chỉ có lao động tay chân, làm công việc giản đơn lặp đi lặp lại mới bị thay thế thì cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ còn lấy đi cả các công việc vận hành máy móc, văn phòng. Dù mới ở buổi mình minh của trí tuệ nhân tạo, những ví dụ điển hình như ChatGPT có khả năng trả lời lưu loát như người, có tiềm năng ứng dụng trở thành trợ lý ảo, tích hợp vào những ứng dụng văn phòng cho đến AI thiết kế nhanh chóng như Midjourney, Dall.E cho công chúng thấy rõ ràng hơn về cách một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế lao động “cổ cồn trắng”.
Trên thế giới đã có nhiều ước tính về tác động của những công nghệ đơn lẻ dạng trợ lý ảo AI như ChatGPT và AI nói chung đến năng suất lao động, thị trường lao động. Ngay sau khi ChatGPT – 3 xuất hiện trên thị trường, đã có ước tính1, chỉ riêng ChatGPT có thể hỗ trợ 80% lao động ở Mỹ xử lý 10% công việc hằng ngày, và 20% sử dụng ChatGPT để xử lý tới 50% công việc hằng ngày. Ước tính, đến 2030, năng suất trên toàn cầu có thể tăng lên 14% so với 2016 nhờ AI (mức tăng bằng quy mô sản xuất của cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay cộng lại)2.
Việt Nam có thể được hưởng lợi từ làn sóng này?
Tiếp tục đọc “Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?”