KHÔNG CÓ TRẺ EM NÀO BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU: VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT

Thọ (thứ hai từ phải sang) chơi đùa cùng một vài người bạn mới tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái, nơi em được nhập học với sự t

Thọ (thứ hai từ phải sang) chơi đùa cùng một vài người bạn mới tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái, nơi em được nhập học với sự trợ giúp của Dự án Hỗ trợ Người khuyết tật của USAID. – Kinh Hồ/PDSP

USAID – Trẻ em khuyết tật Việt Nam được hưởng lợi từ giáo dục hòa nhập.

““Em Thọ có nhiều tiến bộ, cả về thể chất và trí tuệ.”

Tháng 4/2015 – 10 năm trước, khi Nguyễn Thọ ra đời tại thành phố Đà Nẵng, cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh bại não – một tình trạng bẩm sinh do não phát triển không bình thường ảnh hưởng đến sự phối hợp và vận động cơ bắp. Bại não không đe dọa đến tính mạng nhưng là tình trạng vĩnh viễn khó xử lý, đặc biệt với các gia đình nghèo. Tiếp tục đọc “KHÔNG CÓ TRẺ EM NÀO BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU: VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT”

Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ

11/08/2015 05:18

TN – Chủ trương tạo điều kiện cho người khuyết tật học hòa nhập với người không khuyết tật là mang tính nhân văn, nhưng việc nắm bắt và thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khiến không ít người học chịu áp lực và thiệt thòi.

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập – Ảnh: Như Lịch

“Nếu tôi không can đảm…”

Theo Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ GD-ĐT, tất cả các trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật trên địa bàn và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của các trường là “sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương, giúp đỡ người khuyết tật”… Tiếp tục đọc “Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ”