Biển Đông: Đằng sau bình phong cung ứng nhân đạo

DUY LINH 06/08/2022 06:17 GMT+7

TTCTCác nhân viên cứu hộ, phi đội máy bay và tàu tìm kiếm cứu nạn mà Trung Quốc triển khai thường trú ở 3 thực thể nhân tạo tại Trường Sa không nằm ngoài nỗ lực củng cố các yêu sách vô lý của họ trên Biển Đông.

Biển Đông: Đằng sau bình phong cung ứng nhân đạo - Ảnh 1.

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo. Ảnh vệ tinh của Công ty Maxar chụp tháng 3-2022

Tuần cuối tháng 7, ngay trước mùa bão trên Biển Đông, truyền thông Trung Quốc loan tin một phi đội bay mới cùng các nhân viên điều hành và kiểm soát hàng hải sẽ đồn trú trên đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn nhằm cải thiện khả năng ứng cứu kịp thời các sự cố nhân đạo và thiên tai.

Sự hiện diện của họ ở 3 thực thể nhân tạo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo lời Trung Quốc, là minh chứng cho thấy trách nhiệm của nước này với quốc tế. Thế nhưng đó chỉ là một mặt của câu chuyện cung ứng nhân đạo.

Tiếp tục đọc “Biển Đông: Đằng sau bình phong cung ứng nhân đạo”

Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông

THỜI ĐẠI 07/09/2021 – 10:30

Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, Trung Quốc dùng nhiều biện pháp trong đó có việc đặt, đổi tên các thực thể nhằm hợp thức hóa hành vi chiếm đóng trái luật pháp quốc tế của mình.

Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép

Tác giả: TS Trần Công Trục.

Theo Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Sở Quy hoạch và Phát triển đô thị nông thôn tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thực hiện dự án gắn thẻ tên có quy mô bao trùm các loài thực vật trên hơn 10 đảo và rạn san hô trong quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Duy Mộng, đảo Cây, và đảo Hữu Nhật.

Việc đặt, sửa đổi, bổ sung các tên gọi cho các thực thể địa lý và các loài động thực vật đang tồn tại ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một việc làm được Trung Quốc tổ chức thực hiện nhiều lần kể từ khi họ sử dụng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa vào những thời điểm khác nhau.

Cùng với nhiều hoạt động khác, đây là việc làm của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như đối với hầu hết Biển Đông theo yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý. Đây cũng được coi là một trong những mũi tiến công xâm chiếm Biển Đông, thậm chí có người gọi đây là một cuộc “xâm lược bằng tên gọi” không kém phần nguy hiểm do Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức thực hiện.

Tiếp tục đọc “Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông”

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?

  • DANH ĐỨC
  • 19.05.2018, 14:53

TTCT – Vụ một nhóm du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Cam Ranh với áo thun in hình “lưỡi bò” trên lưng chỉ là một trong vô vàn âm mưu thôn tính lớn nhỏ.

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?
Máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc trên đá Subi, ảnh công bố ngày 28-4. Ảnh: AMTI

Hôm thứ hai 14-5, Hãng thời trang GAP đã xin lỗi Bắc Kinh vì bán ra những áo thun in bản đồ Trung Quốc mà không thể hiện trên đó Đài Loan, Nam Tây Tạng và biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Hãng GAP cam kết trong một thông báo trên Hoàn Cầu Thời Báo rằng họ “tôn trọng chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Báo mạng chuyên về kinh tế – tài chính Business Insider của Mỹ, phát hành bằng 8 thứ tiếng Anh, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nhật, Pháp, Hoa, Ý, còn “lập công” khi cho biết “đến tối thứ hai, Business Insider vẫn tìm thấy áo thun gây tranh cãi của Hãng GAP được bán” ngoài thị trường. Vụ việc đó, cùng vụ mặc áo thun in hình “lưỡi bò” ở Việt Nam, thật điển hình cho “cuộc chơi” cùng “luật chơi” ở Biển Đông lúc này. Tiếp tục đọc “Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?”

While focus is on North Korea, China continues South China Sea buildup: Think tank

channelnewsasia
 
Satellite photo shows Chinese-controlled North Island, part of the Paracel Islands group in the South China Sea, on Sep 29, 2017. (Photo: Planet Labs/Handout via Reuters)

WASHINGTON: While attention in Asia has been distracted by the North Korean nuclear crisis in the past year, China has continued to install high-frequency radar and other facilities that can be used for military purposes on its man-made islands in the South China Sea, a US think tank said on Thursday (Dec 14).

Chinese activity has involved work on facilities covering 29 hectares of the Spratly and Paracel islands, territory contested with several other Asian nations, according to the Asia Maritime Transparency Initiative of Washington’s Center for Strategic and International Studies. The report cited satellite images. Tiếp tục đọc “While focus is on North Korea, China continues South China Sea buildup: Think tank”