Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!

BÀI VÀ ẢNH: HUY THỌ 09/02/2023 05:48 GMT+7

TTCTHọ đang cùng tạo dựng một chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch, giúp Tây Nguyên hấp dẫn hơn xưa rất nhiều. Mỗi người là một mắt xích độc đáo và không thể thiếu.

Bình minh hồ Lắk
Bình minh hồ Lắk

Hồn Tây Nguyên ở Arul

Cuối năm 2022, tôi đến Buôn Ma Thuột cùng Đỗ Nguyễn Hoàng Long – á quân Master Chief 2017 – một tay “ma xó” của núi rừng Tây Nguyên. 

Chuyến đi dự kiến chóng vánh, làm việc xong rồi về bởi những ấn tượng cũ của tôi về du lịch Buôn Ma Thuột vốn không mấy đậm đà hào hứng. Tôi được các đồng nghiệp “thổ địa” giới thiệu những địa điểm, sản phẩm du lịch nổi bật nhất của Buôn Ma Thuột dạo ấy.

Kết quả là một nỗi thất vọng: vào buôn Đôn, hồ Lắk thì hàng quán xập xệ, quảng cáo bán thuốc Ama Kông dỏm, trang hoàng kiểu Tây Nguyên giả hiệu, đặc sản “đinh” nhất là một loại hình dịch vụ mà bây giờ người ta đang nỗ lực loại bỏ: cưỡi voi!

Nhưng Đỗ Nguyễn Hoàng Long cười, nói “Buôn Ma Thuột bây giờ khác lắm. Anh phải gặp những con người ở đó…”.

Tiếp tục đọc “Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!”

Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng

baodaklak – Cập nhật lúc 10:33, Chủ Nhật, 18/01/2015 (GMT+7)

Linh Nga Niê Kdăm

Trong hồi ký 50 năm theo Bác Hồ, cố bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm có nhắc câu chuyện thầy Y Jút giải thích khi học sinh Trường Tiểu học Pháp – Đê ngày ấy hỏi về những người tù bị bắt làm Quốc lộ 14, rằng “đó là những người tù chính trị”.
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Phần mộ của vợ chồng nhà giáo Y Jút nằm lọt giữa khu dân cư buôn Păn Lăm. Ảnh: Hoàng Gia
Trong hồ sơ xin xây lại ngôi mộ của thầy Y Jút ở buôn Păn Lăm (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), nhà giáo – Tiến sĩ Phan Văn Bé, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Dak Nông, đã nói rất kỹ về ông:

Tiếp tục đọc “Xin hãy dành cho thầy Y Jút một vị trí xứng đáng”

Yêu nước theo cách khởi nghiệp Miss Ede

Hoàng Thiên Nga 

Làm ra nông sản sạch đã khó, mà xây dựng thương hiệu, khơi thông được thị trường tiêu thụ, chia sẻ lợi nhuận công bằng cho tất cả các bên lại càng khó hơn. Tây Nguyên với hàng triệu tấn nông sản xuất bán thô mỗi năm cần có thêm rất nhiều thương hiệu mới. Giữa bối cảnh đó, những người trẻ đầy tâm huyết tại Đắk Lắk đã tìm được hướng đi riêng.  

Thu Phương nhận nguồn đầu tư từ Shark Nguyễn Ngọc Thủy
Tiếp tục đọc “Yêu nước theo cách khởi nghiệp Miss Ede”

Nỗ lực bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Êđê (2 Kỳ)

Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (xã Ea Trang, huyện M’Đrắk) là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc dạy song ngữ Việt - Êđê cho học sinh.
Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (xã Ea Trang, huyện M’Đrắk) là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc dạy song ngữ Việt – Êđê cho học sinh.

***

Nỗ lực bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Êđê (Kỳ 1)

Cập nhật lúc 08:50, Thứ Bảy, 16/06/2018 (GMT+7)

baodaklak – Ngày nay, với xu hướng hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ khiến ngôn ngữ của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có dân tộc Êđê đang đứng trước nguy cơ mai một. Mặc dù các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Êđê, song hiệu quả chưa được như mong đợi. Tiếp tục đọc “Nỗ lực bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Êđê (2 Kỳ)”

Nỗi lo “chảy máu” hiện vật văn hóa Tây Nguyên

30/05/2017 – 21:25

Biên phòng – Những hiện vật văn hóa quý giá của người Tây Nguyên như trống, cồng chiêng, ché, thuyền độc mộc… luôn chứa đựng trong chúng nhiều bí ẩn và thông điệp của quá khứ. Trong dòng chảy của kinh tế thị trường hiện nay, không ít vật thể gắn liền với nó là những giá trị vĩnh hằng đã biến thành giá trị thực tế, đó chính là… tiền! Đây là một vấn đề đáng lo ngại liên quan đến việc “chảy máu” hiện vật văn hóa tại các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.

fzqh_19a
Già Duôm Dai K’Bát trình diễn nhạc cụ truyền thống của người K’Ho. Ảnh: Mạnh Hưng

Tiếp tục đọc “Nỗi lo “chảy máu” hiện vật văn hóa Tây Nguyên”

Vài suy nghĩ về giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk

vhttdldaklak – Cập nhật lúc: 16:05 25/01/2017

Hai dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk là Êđê, M’nông có văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo, như: văn hóa mẫu hệ; văn hóa nhà dài (Êđê) và nhà trệt (M’nông); văn hóa cồng chiêng; văn hóa nghi lễ – lễ hội; văn hóa sử thi; văn hóa thổ cẩm và văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực.v.v.

Thực trạng về những yếu tố tác động đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đang có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Do ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, nên văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, chính từ đó các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng dần bị lãng quên.

Bến nước truyền thống
Bến nước truyền thống

Tiếp tục đọc “Vài suy nghĩ về giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Lắk”

Nguy cơ mất trắng tài sản vì chỉ biết điểm chỉ

TPBa đôi vợ chồng người Ê Ðê mù chữ ở 3 buôn khác nhau cùng tìm đến báo Tiền Phong kêu cứu, trước nguy cơ mất trắng tài sản vì bị một phụ nữ lừa bảo họ điểm chỉ, ký tên vào các giấy tờ sang nhượng quyền sử dụng đất, mà họ tưởng đó chỉ là hồ sơ giúp vay tiền ngân hàng.

Ba đôi vợ chồng nghèo nhờ luật sư Nhàn đưa đến trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại Tây Nguyên kêu cứu
Ba đôi vợ chồng nghèo nhờ luật sư Nhàn đưa đến trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại Tây Nguyên kêu cứu

Lại chiêu “vay giùm”

Người giúp những nạn nhân này viết đơn kêu cứu, là luật sư Phan Ngọc Nhàn – Đoàn Luật sư Đắk Lắk. Luật sư Nhàn cho rằng Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án, nên các nạn nhân chẳng có cách nào đòi lại tài sản đã bị lừa chiếm đoạt. Tiếp tục đọc “Nguy cơ mất trắng tài sản vì chỉ biết điểm chỉ”

Phục dựng lễ cúng chặt hạ cây của người Êđê

baodaklak – Cập nhật lúc 11:50, Thứ Năm, 27/09/2018 (GMT+7)

Vừa qua, cây long não cổ thụ gần 100 tuổi (bị chết do bệnh) nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh đã được chặt hạ. Trước khi hạ cây, Bảo tàng tổ chức lễ cúng chặt hạ cây nhằm phục dựng lại nghi lễ của người Êđê. 

Đây là một trong các hoạt động bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa, vì theo quan niệm truyền thống của người Êđê, việc chặt hạ những cây cổ thụ, cao, to phải được thần linh chứng giám để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Cây long não sau khi được hạ cắt sẽ làm thuyền độc mộc, ghế kpan và các vật dụng quý của người Ê đê và lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng…

Một số hình ảnh của buổi lễ:

aaaa
Thầy cúng chuẩn bị lễ vật để cúng trước khi hạ cây

Tiếp tục đọc “Phục dựng lễ cúng chặt hạ cây của người Êđê”

Vườn địa đàng của nữ doanh nhân cao nguyên

Năm nào cũng đón được cả chục vạn khách nội tỉnh và tứ xứ ghé thăm, thích thú với tre xanh hồ biếc, hoa trái tươi đẹp, ẩm thực quyến rũ ở miền cà phê Đắk Lắk, đó là điểm hẹn Kotam. Để bồi đắp nên “vườn địa đàng” này, một nhóm quý bà đã quyết đoán đầu tư nhanh đúng trúng, khiến không ít đấng mày râu kính nể !

Không gian tươi mát

Tiếp tục đọc “Vườn địa đàng của nữ doanh nhân cao nguyên”