Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch

Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)

GD&TĐ Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Thứ Năm, 26/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineHơn 2.000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập trường y học Hippocrates – đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

Người Mông hoa bán đương quy, dược thiện ở chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Bải hoải sau ba ngày đi rừng, về đến nhà của anh Giàng A Chinh, người Mông đen ở tổ 1, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được vợ anh là Phạm Thị Hạnh, người Xa Phó đun ngay cho một nồi nước tắm.

Tiếp tục đọc “Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu”

Hy vọng từ sự đa dạng sinh học

tia sáng  – Hảo Linh

Trước khi Sapanapro ra đời, những người làm chính sách hay làm du lịch đều không thấy tiềm năng du lịch từ đa dạng sinh học của vùng đất Tả Phìn này.

Bà Chảo Sử Mẩy, Tây nữ vương thuốc ở Tả Phìn, một trong ba người sáng lập Sapanapro. Ảnh: Thu Quỳnh.

Khắp Sa Pa giờ đây tràn ngập các khách sạn và spa mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao đỏ, nhưng dân du lịch có thâm niên và kể cả người dân địa phương thường mách nhau đến Sapanapro – cơ sở do chính người Dao đỏ sáng lập và điều hành. Giữa khuôn viên lộn xộn đủ loại phong cách thiết kế chẳng ăn nhập gì với nhau, người ta không thể không chú ý đến hai nhà tắm bằng gỗ pơ mu nằm mấp mé trên mỏm đất, với mái gỗ phủ đầy một lớp dương xỉ bù xù.

Mỗi nhà tắm có ba buồng và nội thất mỗi buồng có bốn chiếc bồn tắm lá thuốc. Mỗi bồn chỉ vừa đúng một người ngồi khoanh chân. Phải rất từ từ, tôi mới quen với nước trong thùng nóng hơn 400C, chìm dần vào thứ thuốc tắm không có xà phòng mà đầy bọt bồng bềnh như mây trắng, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Cửa sổ kính lớn trong phòng nhìn ra thấy bao la rừng núi và ruộng bậc thang vừa qua mùa gặt. Người lâng lâng, nhẹ bẫng.

Tiếp tục đọc “Hy vọng từ sự đa dạng sinh học”

Không chợ, mợ vẫn đông?

NHIÊN ANH 18/04/2022 17:00 GMT+7

TTCT Theo trí nhớ và hiểu biết của người viết, siêu thị đúng nghĩa đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất ra đời vào năm 1997 – góc ngã ba Vũng Tàu với cái tên Tây: Siêu thị Cora. Lần đầu tiên người Việt Nam được đứng trong một không gian tràn ngập hàng hóa, sáng choang và mát lạnh.

Trong ký ức người dân Đông Nam Bộ thời đấy có hình ảnh chờ đợi rất lâu mới chen chân được vào Cora, chỉ để mua cái bánh mì dài, ăn nho trên kệ trái cây và đổi dép lê lấy xăngđan đi về giả vờ quên trả tiền. 

Nhiều người vẫn thắc mắc mãi người mở cửa kính núp ở đâu mà khi mình bước vào, cửa lại được mở ra rất đúng nhịp.

 Chợ Bến Thành đìu hiu, ảm đạm, các sạp mở bán thưa thớt. Ảnh: Duyên Phan

Tiếp tục đọc “Không chợ, mợ vẫn đông?”

‘Người bình thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường’

tuoitre.vn

TTO – Mặc áo dài truyền thống đi tham quan Bảo tàng TP.HCM, nhiều người bị thu phí dành cho… êkip chụp hình chuyên nghiệp. Theo tiến sĩ Đoàn Thành Lộc, một nhân viên bán vé nơi đây bảo: “Người bình thường không ai mặc áo dài đi chơi”.

Người bình thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường - Ảnh 1.

Chuyến tham quan Bảo tàng TP.HCM của tiến sĩ Đoàn Thành Lộc sáng 26-12 – Ảnh: NVCC

Theo chia sẻ của tiến sĩ Đoàn Thành Lộc, sáng 26-12, anh và một số bạn trẻ đến Bảo tàng TP.HCM (65 Lý Tự Trọng, Q.1) để tìm hiểu các hiện vật lịch sử, văn hóa được trưng bày tại đây.

Thế nhưng, khi mua vé tham quan, một thành viên trong nhóm (đi một mình) bị nhân viên yêu cầu mua thêm vé chụp hình vì cho rằng người này đang mặc áo dài, tức là có đầu tư trang phục.

Nhân viên bán vé lập luận: “Người bình thường không ai mặc áo dài đi chơi. Có đầu tư về mặt trang phục là sẽ có chụp ảnh nên phải mua vé theo giá có chụp ảnh”.

Tiếp tục đọc “‘Người bình thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường’”

Bao Vinh – Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ

Bao Vinh: Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ

PLONgười dân Bao Vinh muốn ‘trả lại’ tấm bản đồ quy hoạch cho nhà nước để lấy lại quyền tự quyết trong việc đập bỏ hay sửa chữa những ngôi nhà gần 150 tuổi nếu chính quyền vẫn không có một chiến lược cụ thể và quyết tâm cao.

Bước vào tháng 2 âm lịch, Huế kết thúc mùa mưa, cũng là lúc bà Phan Thị Diệu Liên (78 tuổi) cùng chồng Phạm Văn Tâm (80 tuổi) ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế tháo dỡ những tấm bạt che mưa cũ kỹ trong căn nhà gỗ xuống cấp qua bốn đời người sử dụng.

Không nhớ rõ việc này xuất phát từ lúc nào, nhưng cứ đến mùa mưa ông bà lại lấy tấm bạt che dưới mái nhà. Ở giữa tấm bạt có khoét một lỗ nhỏ để nước mưa đổ về một điểm đã đặt sẵn cái thau hứng dưới sàn, tránh tràn ra xung quanh.

Trong căn nhà vốn là lầu son gác tía một thời, giờ chỗ ngủ của cả gia đình đều phụ thuộc vào ông trời. Vào mùa mưa, bà Liên chọn những chỗ khô ráo để đặt chiếc giường xếp ngả lưng. Nhưng có hôm, người tính không bằng trời tính, bà chợt tỉnh giấc vì bị nước mưa bắn vào mặt, rồi không tài nào chợp mắt được nữa, cứ trằn trọc nhìn lên cái ‘di sản’ mình đang sống.

Tiếp tục đọc “Bao Vinh – Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ”

Gò Cỏ lên đời!

NLD – 07-11-2021 – 10:20

Gò Cỏ in dấu tích thuở người Chăm xếp đá lập làng. Sóng biển rì rầm hòa cùng rặng thùy dương vi vu với gió từ khơi xa thổi vào bờ như lời thầm thì của người Sa Huỳnh từ hàng ngàn năm trước

Nhà báo Lê Văn Chương lập nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ lực lượng phòng chống dịch và người dân khó khăn vì dịch Covid-19. Anh cảm động khi nhận 350 kg gạo, 1 thùng trứng và 23 thùng mì gói từ người dân Gò Cỏ gửi tặng để chuyển vào TP HCM.

Gò Cỏ lên đời! - Ảnh 1.

Bãi biển ở Gò Cỏ hoang sơ và sạch đẹp

Tiếp tục đọc “Gò Cỏ lên đời!”

Làm sao “sách trời” không bị “về trời”?

Thứ bảy, 16/10/2021 07:10

(PLVN) – Cùng với tín ngưỡng tục thờ đá, những hình khắc bí ẩn từ cổ xưa hay chữ của các thánh hiền trên đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc Việt. Nơi có các vật thể này trở thành điểm để khai thác tiềm năng du lịch, nhưng đi cùng với đó là yêu cầu về việc gìn giữ, bảo vệ di sản.

 Hình khắc trên bãi đá Nấm Dẩn có từ 2000 năm trước... Hình khắc trên bãi đá Nấm Dẩn có từ 2000 năm trước…

Tiếp tục đọc “Làm sao “sách trời” không bị “về trời”?”

“Bảo tàng sống” ở trung tâm thành phố

baodanang – Thứ Hai, 03/05/2021, 13:22

Việc quy hoạch khu vực riêng ở quận trung tâm Hải Châu để làm “Bảo tàng sống” không chỉ góp phần phát triển du lịch mà còn lưu giữ hồn đô thị truyền thống qua hình ảnh cuộc sống của cư dân địa phương.

Khu vực quy hoạch làm “Bảo tàng sống” thuộc địa bàn quận Hải Châu. Ảnh: Đ.H.L
Khu vực quy hoạch làm “Bảo tàng sống” thuộc địa bàn quận Hải Châu. Ảnh: Đ.H.L

“Để mãi mãi là một thành phố có ký ức”

Sau khi UBND thành phố công bố đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ý tưởng hình thành một “bảo tàng sống” với khu vực đô thị rộng 11ha ngay ở trung tâm quận Hải Châu được người dân và những nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử đồng tình ủng hộ.

Tiếp tục đọc ““Bảo tàng sống” ở trung tâm thành phố”

Bronze Buddha statue atop Mount Fansipan sets world record

By Hoang Phong   April 23, 2021 | 08:37 am GMT+7 VNExpressBronze Buddha statue atop Mount Fansipan sets world recordA bronze Buddha statue stands top on Mount Fansipan in Sa Pa Town, northern Vietnam. Photo courtesy of Sun World Fansipan Legend.The Great Amitabha Buddha statue located at a pagoda complex on Mount Fansipan in highlands resort town Sa Pa has set a world record.

It was recognized as the copper statue located at the highest altitude in Asia by Guinness World Records, the global authority on record-breaking achievements.

Tiếp tục đọc “Bronze Buddha statue atop Mount Fansipan sets world record”

Chùa Hương bị vấy bẩn đến phản cảm!

15-03-2021 – 07:29 AM|

(NLĐO) – Thú rừng thui nằm lổn ngổn trên quày, chủ hàng vung dao chặt thịt chó mời chào du khách, dưới bến thuyền thanh niên tụ tập đánh bài, quán nhậu xập xình bia rượu…

Những tưởng sự trần trụi trên chỉ có ở nơi chốn xô bồ. Nhưng không, đấy là chùa Hương. Chùa Hương trong mùa hành hương mà vậy đấy.

Chùa Hương bị vấy bẩn đến phản cảm! - Ảnh 1.

Đánh bài trên đường vào chùa Hương. Ảnh: Ngô Nhung

Được xây dựng đã hơn 3 thế kỷ, chùa Hương với nhiều danh thắng và truyền thống tín ngưỡng đã trở thành nét văn hóa in sâu trong tâm linh của người Việt, đặc biệt là người dân các tỉnh phía Bắc. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ấy vậy mà từ lâu, những trò bán buôn đã làm vấy bẩn chốn này. Tiếp tục đọc “Chùa Hương bị vấy bẩn đến phản cảm!”

Từ 5 “kho báu” di sản quận Ba nghĩ đến việc thúc đẩy kinh tế di sản

NĐT –   16:54 | Thứ năm, 24/12/2020 Ăn quận Năm, nằm quận Ba… Ai đó đã đúc kết thành tục ngữ. Nhưng quận Ba đâu chỉ có những con đường biệt thự “cây dài bóng mát” – mơ ước nhà cửa của thị dân. Quận Ba còn có nhiều “kho báu” khác mà người viết nhân dự Hội thảo “Tiềm năng phát triển đô thị của quận Ba, TP.HCM” vào ngày 22.12 vừa qua, đã đề nghị khai thác. Mong rằng việc nhận diện các kho báu di sản của từng quận/huyện cụ thể sẽ góp thêm việc thúc đẩy kinh tế di sản cho toàn thành phố và các nơi khác.

Biệt thự 110 – 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) đã có kế hoạch trùng tu để trả lại một kiến trúc ẩn chứa nhiều giá trị Việt Nam. Ảnh: Trung Dũng Tiếp tục đọc “Từ 5 “kho báu” di sản quận Ba nghĩ đến việc thúc đẩy kinh tế di sản”

Lễ hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt Nam 2019

Dân Sinh 19/11/2019

Ngày hội Di sản văn hóa, du lịch Việt Nam 2019 với chủ đề “Di sản văn hóa trong hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 21 đến 26/11 tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Tiếp tục đọc “Lễ hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt Nam 2019”

Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites

The decision by Quang Binh provincial authorities to reject the cable car project at Song Doong Cave has been applauded by the public.

Experts in recent years have repeatedly warned of ‘landscape pollution’ because of mass tourism, saying that bad behavior towards the landscape and heritage sites are harming cultural values, and in the long term, killing the tourism industry.

Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites

Nguyen Anh Tuan, director of the Institute for Tourism Research & Development, stressed that natural beauty and landscape values are the most important factors that attract travelers and they need thorough conservation for sustainable tourism development. Tiếp tục đọc “Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites”