“Quyền lực mềm” kiểu Hàn

  • CUNG TUY
  • 05.01.2013, 17:36

TTCT – Một thập niên qua, người Hàn Quốc đã để lại trong lòng thế giới nhiều ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì cách mà họ – không vội vã và ầm ĩ – tiến lên trong văn hóa, khoa học, cải cách kinh tế và trong đối diện, giải quyết những thách thức về xã hội.

"Quyền lực mềm" kiểu HànPhóng to
Changmin (giữa), thành viên trong ban nhạc Hàn Quốc TVXQ, biểu diễn tại đêm nhạc Kpop ở Hà Nội vào ngày 29-11. 17 ban nhạc từ Hàn Quốc đã hội tụ về Hà Nội để tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc – Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc ““Quyền lực mềm” kiểu Hàn”

Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc

  • STEVEN W. MOSHER
  • VHNA – Thứ sáu, 12 Tháng 9 2014 06:06

Lời Người Dịch:

Bài dịch dưới đây là một Chương trong quyển sách nhan đề Bá Chủ: Kế Hoạch Của Trung Quốc Để Thống Trị Á Châu và Thế Giới, xuất bản năm 2000, và được Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đánh giá là “có giá trị hơn cả các sự thuyết trình của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA)”. Tiếp tục đọc “Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc”

Đại học Hoa Sen, bức tranh đẹp đang bị lem mực

PHƯƠNG THẢO – 11:01 08/04/16

(GDVN) – Nói như thế, bởi những chuyện không đáng có trong môi trường giáo dục lại đang được một số người áp dụng trong nhà trường…

Ban lãnh đạo Đại học Hoa Sen ngày càng thâu tóm quyền lực.

Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ

  • CHIÊU VĂN
  • 06.11.2016, 14:37

TTCT – Bảng xếp hạng Chỉ số dân chủ mới nhất của Economist Intelligence Unit (EIU), công bố vào năm 2015, đánh giá Hàn Quốc là quốc gia dân chủ nhất ở châu Á, tính cả khu vực Trung Đông, Nam Á, Trung Á…, hạng 22 thế giới về các chỉ số dân chủ, với 7,97 điểm, trên cả Nhật Bản. Nhưng vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye cho thấy hành trình đến với một nền dân chủ thật sự ở quốc gia này còn dài ra sao.

Hàn Quốc - Gian nan đường dân chủ
Bà Park cúi đầu xin lỗi quốc dân -japantimes.co.jp

Tiếp tục đọc “Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ”

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •   HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.

Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.


Hàn Quốc ngày nay Tiếp tục đọc “Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan

  •   HỒ SỸ QUÝ
  • Thứ tư, 23 Tháng 9 2015 17:15

Độc tài, "hóa rồng" và dân chủ ở Đài Loan

VHNA –  Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ XX. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ XX) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Một xã hội có chính thể tiếp thu được áp lực quốc tế, chuyển từ độc đoán, độc tài sang thể chế dân chủ và đã ghi được những tư tưởng này vào Hiến pháp. Một xã hội có tầng lớp lãnh đạo có trách nhiệm, dám quyết định; chính phủ sẵn sàng với mọi trách nhiệm quốc gia và quốc tế. Một xã hội dân sự đủ trưởng thành, gánh được các trách nhiệm dân sự, điều tiết được các hoạt động xã hội theo hướng lành mạnh. Một xã hội có pháp luật nghiêm và tương đối công bằng, không chùn bước trước tham nhũng, không nương nhẹ với chủ nghĩa tư bản thân hữu, kiểm soát được tội phạm và tệ nạn xã hội. Một xã hội mà về đại thể, quần chúng nhân dân trở thành một lực lượng chính trị ôn hòa, đấu tranh bất bạo động cho các mục tiêu tiến bộ v.v.

Bài viết này cố gắng đề cập đến gần hết những điều nói nói trên thông qua phân tích các sự kiện đã diễn ra ở Đài Loan từ những năm 50 đến những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp tục đọc “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan”

Myanmar: từ độc tài đến dân chủ

Huỳnh Hoa – Thứ Năm,  12/11/2015, 07:26 (GMT+7)

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD. Ảnh: European Pressphoto Agency

(TBKTSG) – Cuộc tổng tuyển cử hôm Chủ nhật 8-11 được coi là một cột mốc lịch sử, kết thúc bước cuối cùng trong lộ trình dân chủ hóa mà Myanmar đã khởi động nhiều năm trước, đồng thời là bước đầu tiên trên con đường xây dựng một xã hội tự do và phồn vinh ở đất nước 55 triệu dân này. Chặng đường đổi mới của Myanmar đã thực sự biến nước này thành một trường hợp điển hình cho một chế độ độc tài tự lột xác từ bên trong một cách hòa bình.

Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh năm 1948, đất nước Myanmar đã có một giai đoạn phát triển mạnh cho đến khi quân đội làm đảo chính và lập chế độ độc tài quân phiệt tháng 3-1962. Năm thập kỷ dưới chế độ độc tài đã biến một đất nước phồn vinh thành một quốc gia bị cô lập và lạc hậu nhất khu vực. Nếu như vào năm 1962 GDP bình quân đầu người của Myanmar đạt 670 đô la Mỹ/năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba Indonesia thì đến năm 2010, GDP của Myanmar còn thấp hơn cả Lào và Campuchia trong cùng khối ASEAN, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tiếp tục đọc “Myanmar: từ độc tài đến dân chủ”

Singapore: Nghịch lý phát triển

  •   HỒ SỸ QUÝ
  • Thứ ba, 14 Tháng 7 2015 08:05

Singapore: Nghịch lý phát triển

VHNA – Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ XX. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa. Tiếp tục đọc “Singapore: Nghịch lý phát triển”