Trong dịp Kỷ niệm 70 năm nền Điện ảnh CMVN, bên cơ ngơi hoang tàn của một Hãng phim truyện có thương hiệu từ lâu, khán giả quen thuộc của nền điện ảnh ấy đã được chứng kiến và ngậm ngùi trước những giọt nước mắt của vài diễn viên lớn tuổi – trong đó có nữ NSND nổi danh, người từng được tôn vinh trong vài Festival Film quốc tế hệ thống XHCN (tiêu biểu là LHF Mascơva).
T cận tôi cũng ngậm ngùi như chị. Và trước đó, đã có lần thậm chí muốn chảy máu mắt trước cảnh những vật dụng quý giá đối với người làm nghề phim truyện mà tôi từng phải “thuê chui” để làm phim ngoài Hãng, như mấy bộ quần áo lính Pháp, lính khố đỏ, vài khẩu Muscơtông… bị ném ra sân!
Phim tài liệu ‘Children of the Mist’ (‘Những đứa trẻ trong sương’) của đạo diễn người Tày 30 tuổi Hà Lệ Diễm có tên trong danh sách rút gọn của đề cử Oscar lần thứ 95, theo thông tin công bố rạng sáng 22/12 (giờ Hà Nội).
Trong danh sách rút gọn của hạng mục “Phim tài liệu dài xuất sắc” tại Oscar 2023 đăng tải trên trang Indiewire, Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) là một trong 15 đề cử. Phim đứng chung các tác phẩm All That Breathes (Anh), All the Beauty and the Bloodshed (Mỹ), Bad Axe (Mỹ),Descendant (Mỹ), Fire of Love (Mỹ – Canada),Hallelujah: Leonard Cohen, a Journey, a Song (Mỹ – Canada), Hidden Letters (Trung Quốc), A House Made of Splinters (Đan Mạch), The Janes (Mỹ),Last Flight Home (Mỹ), Moonage Daydream (Đức – Mỹ), Navalny (Mỹ), Retrograde (Mỹ),The Territory (Mỹ – Anh – Brazil – Đan Mạch).
Danh sách đề cử sẽ tiếp tục rút gọn một lần nữa để có top 9 cuối cùng tranh giải. Trong khi, phim còn lại của Việt Nam được gửi đến Oscar năm nay – 578: Phát đạn của kẻ điên – có sự góp mặt của hoa hậu H’Hen Niê bị loại khỏi top 15 “Phim truyện quốc tế xuất sắc”.
Poster phim tài liệu ‘Children of the Mist’. Ảnh: Fanpage Children of the Mist
Đây là phim đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam tham gia danh sách rút gọn tại đề cử Oscar. Năm 1993, phim Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng được Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ xếp vào top 5 đề cử cuối cùng cho “Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc” ở giải thưởng này. Tác phẩm đó có câu chuyện về người Việt, lời thoại tiếng Việt, đạo diễn và dàn diễn viên gốc Việt nhưng được quay ở Pháp và được đứng tên bởi hãng phim Pháp.
“Zelenskyy quoted Chaplin’s final speech in “The Great Dictator,” which was released in 1940, in the early days of World War II: “The hate of men will pass, and dictators die, and the power they took from the people will return to the people.”
The 75th Cannes Film Festival kicked off Tuesday with a live satellite video address from Ukrainian President Volodymyr Zelenskyy.
May. 17, 2022, 04:09 PM EDT
President of Ukraine Volodymyr Zelenskyy appears via remote during the opening ceremony of the 75th international film festival, Cannes, southern France, Tuesday, May 17, 2022. (Photo by Vianney Le Caer/Invision/AP)
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước – mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc…
Nếu một họa sĩ thiết kế phim truyện đang có ý định xây dựng bối cảnh về một Công ty, hay một Gia tộc từng có thời hoàng kim nay bị phá sản, rồi bị thời gian vùi trong lãng quên – chắc sẽ phải reo lên sung sướng, vì cái bối cảnh tự nhiên đang bày ra kia có giá trị thuyết phục hơn bất kỳ sự tưởng tượng của những họa sĩ điện ảnh tài ba nhất!
Tại Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul, Pháp, vừa bế mạc ngày 08/02/2022, bộ phim “Along the sea” ( Những cô gái bên bờ biển ) của đạo diễn Nhật Bản Fujimoto Akio đã được trao Giải thưởng lớn của ban giám khảo quốc tế.
Bộ phim nói về cuộc sống đầy gian nan, vất vả của những thực tập sinh kỹ thuật người Việt, bị bóc lột thậm tệ nên phải bỏ nơi làm việc và như vậy trở thành những người lao động bất hợp pháp. Theo cảm nhận của các thành viên ban giám khảo Festival Vesoul, “Along the sea“ “đặt khán giả đối diện với những vấn đề xã hội-kinh tế mà các nhân vật đang gặp phải, tuy gần gũi về mặt địa lý với các nước phát triển, nhưng lại sống trong những điều kiện ngược lại hoàn toàn”.
TTCT – Nhà chức trách Trung Quốc đã chỉnh sửa và loại bỏ hàng loạt cảnh của một nhân vật đồng tính nữ trong bộ phim truyền hình dài tập hài (sitcom) Friends (Những người bạn) của Mỹ, vốn là hiện tượng văn hóa ở đất nước tỉ dân, gây ra không ít bất bình trong giới hâm mộ.
Về cơ bản, việc nhân vật Carol Willick là người đồng tính nữ đã bị xóa sổ trong phần 1 của loạt phim, bắt đầu được phát lại trên các nền tảng xem phim phổ biến của Trung Quốc như iQiyi, Tencent Video, Youku và Bilibili từ tuần trước. Một cảnh khác có hai nhân vật nam chính hôn nhau vào tối giao thừa ở phần 10 cũng bị xóa.
Ảnh: imdb.com
Những cảnh và cuộc nói chuyện khác về tình dục, vốn đầy rẫy trong bộ phim gồm 24 phần nổi tiếng thế giới Friends, phát sóng tập đầu ở Mỹ năm 1994, cũng bị biên tập mạnh tay. Báo Hong Kong SCMP dẫn một ví dụ là cụm từ “cực khoái nhiều lần” (tiếng Anh: “multiple orgasms”) được dịch thành “phụ nữ ai cũng thích nói chuyện thị phi” trong phần phụ đề tiếng Trung.
Tốt nghiệp khoa Đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, như nhiều đồng môn, Đinh Thụy đang là đạo diễn phim quảng cáo. Việc ai đó trở thành đạo diễn điện ảnh sau khi học đạo diễn điện ảnh ở Việt Nam là điều “vô cùng hiếm hoi”, cô nói. Hầu hết đều làm việc khác hoặc giữ nghề bằng các thước phim quảng cáo, nhưng phần nhiều trong số đó, theo Thụy, vẫn đang nuôi ước mộng cùng điện ảnh.
Trong một quãng thời gian ngắn chỉ vài tháng của năm 2019, Đinh Thụy chứng kiến hơn một người bạn của mình tự sát. Họ đều còn trẻ. Trong cơn chấn động, Thụy quay cuồng trong những câu hỏi, và nhận ra chính mình, hay rất nhiều bạn bè quanh mình không quan tâm đủ nhiều đến chứng trầm cảm của tuổi trẻ.
Sau cú sốc, Thụy quyết định tăng cường độ làm việc để giải quyết việc công ty, dành thời gian viết một kịch bản. Bối cảnh mở đầu là một cuộc tự sát. Nhân vật chính tỉnh dậy sau cuộc tự sát bất thành, đối mặt với những câu hỏi khác về ý nghĩa sống.
Nhân dịp Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu – Việt Nam sắp diễn ra, chúng tôi xin mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu về lịch sử điện ảnh tài liệu Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tình hình phát triển hiện nay của ngành làm phim tài liệu nước nhà.
Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia trẻ nhất thế giới nếu xét về góc độ lịch sử và truyền thống sản xuất phim tài liệu độc lập. Sau 50 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, điện ảnh Việt Nam chủ yếu phát triển dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Phim tài liệu độc lập chỉ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ này, đi sau thế giới cả chục năm kể từ khi máy quay video kỹ thuật số chi phí thấp và phần mềm chỉnh sửa trên máy tính dẫn đầu cuộc cách mạng làm phim độc lập bùng nổ. Tiếp tục đọc “Điện ảnh tài liệu Việt Nam: Lịch sử và Hiện tại”→
Surrounded by the surreal landscape of Quang Tri province, four men live their lives inseparably from each other. Their rhythm is defined by moments of togetherness in a house with no doors where they all come to drink, smoke, play guitar and sing songs about love and the revolution of the past. Feelings of hatred interweave with compassion, swelling amidst the stagnation of time and space, seemingly awaiting for an unknown. One day, the unknown comes and takes one of them away, leaving the others to go on slipping through an undesired life. Meanwhile, the landscape, located in the border between North and South Vietnam, is what lives on, revealing traces of a war that has outlived its conclusion.
TTO – Dự kiến ra mắt vào mùa hè năm nay, E910 Giảng đường trên mây chắc chắn là bộ phim khác biệt nhất khi khai thác câu chuyện về những nam thanh niên ưu tú của trung đoàn không quân anh hùng 910.
Bốn thế hệ phi công chiến đấu của E910 Giảng đường trên mây – Ảnh: ĐPCC
Nguồn cảm hứng ấy không tự nhiên đến, nó đã âm thầm ở đâu đó trong tôi từ rất lâu khi tôi còn là một cô bé theo chân bố đi khắp các sân bay quân sự nơi ông đóng quân.
Được tiếng cánh quạt trực thăng đánh thức mỗi sáng, được ngửi mùi dầu máy thoang thoảng khắp đơn vị, được phóng tầm mắt xa thật xa đến các ụ chứa “máy bay của bố” và cảm thấy ngày mới chỉ thực sự bắt đầu với tiếng gầm rú của những chiếc Su lấp lánh cánh bạc.
The movie about a father’s journey to take his son to hospital touched judges’ hearts at the festival
By Tuan Son / Tuoi Tre News Saturday, April 28, 2018, 14:02 GMT+7
Vietnamese director Luong Dinh Dung (R) poses for a photo with Reza Mirkarimi, director of the 36th Fajr International Film Festival in Tehran, Iran, April 27, 2018.
Vietnamese independent movie Cha Cõng Con (Father and Son) has won Best Asian Film at the 36th annual Fajr International Film Festival that concluded on Friday in Iran.
The movie, directed by Luong Dinh Dung, was among 15 entries from 13 countries shortlisted for the festival’s Eastern Vista Awards, which recognizes films from Asian and Islamic countries.
Ba ngày Tết “trà dư tửu hậu”, nếu tình cờ có bạn nào bàn vô đề tài điện ảnh, xem phim thì nhất định tôi sẽ tuyên dương cho bộ phim A Good Year (*), tạm dịch: Mùa tình yêu. Khi ra mắt khán giả năm châu vào năm 2006, phải nói ngay là bộ phim này rất đáng xếp vào hàng tác phẩm điện ảnh kinh điển của dòng phim tâm lý – tình cảm Âu Mỹ xưa nay. Nhìn chung, phim hay, đáng xem bởi nhiều yếu tố thuộc nghệ thuật điện ảnh cổ điển – đó là: kịch bản sâu sắc, diễn viên đẹp (nhất là cô đào Pháp Marion Cotillard, vai nữ chính), cảnh trí thơ mộng, phần thoại dí dỏm, nhạc nền chọn lọc với những ca khúc Pháp xưa…Nhưng độc đáo nhất là các tác giả làm phim đã nhân vật hóa rượu – rượu nho biến thành/trở nên một trong những nhân vật chính của phim. Tiếp tục đọc “Ngày Xuân xem phim hay: Chuyện tình lãng mạn lại ngọt nồng rượu nho”→
OFFICIAL] CON RỒNG CHÁU TIÊN – CÂU CHUYỆN ĐƯỢC KỂ LẠI 2017 | Phim Hoạt Hình Việt Nam từ Biti’s CON RỒNG CHÁU TIÊN là dự án phim hoạt hình, được kể lại với tất cả tình yêu dành cho văn hoá dân gian. Dự án được khởi xướng & thực hiện bởi thương hiệu nâng niu giá trị Việt – Biti’s, hợp tác với các đơn vị sản xuất & sáng tạo bao gồm: Hãng Phim Trẻ, Redder Advertising, RedCat Motion, Freaky Motion, Digipost, cùng Novel Production, và được cố vấn nội dung bởi nhà sử học Dương Trung Quốc. Bộ phim được hoàn thành với 180 ngày tâm huyết, hơn 10.000 giờ sáng tạo của hơn 100 nghệ sĩ xuất phát từ mong ước làm sống lại câu chuyện cội nguồn, để truyền tải tốt hơn các bài học cốt lõi của văn hóa Việt. Đó là giá trị của sự lao động, chinh phục thiên nhiên, lòng tri ân, sự đoàn kết, tình yêu thương “đồng bào” và niềm tự hào dân tộc. Với những tình tiết vô cùng đặc sắc, hấp dẫn, hi vọng bộ phim có thể “chạm” đến các em thiếu nhi Việt Nam. Để 10 – 20 năm nữa, mỗi đứa trẻ Việt khi lớn lên vẫn luôn tự hào mình là nòi giống Tiên Rồng. Đây là một dự án trong chuỗi dự án 20 năm – Với Biti’s, bé thêm yêu văn hóa dân gian. *************************************** Tiếp tục đọc “Con Rồng cháu Tiên, Phim Hoạt Hình Việt – The legend of Dragon and Fairy’s descendants, the Vietnamese”→