Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai

TS04/04/2016 11:14 Nguyễn Ngọc Trân

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với ít nhất hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ chính sự khai thác đồng bằng. Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Các thách thức đó không tác động riêng lẻ mà cùng nhau và liên hoàn tác động, nhân lên hậu quả của các tác hại là thách thức tổng hợp đối với sự phát triển bền vững của đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở ngoài cùng của châu thổ sông Mekong giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6000 năm nay, từ trầm tích mà sông Mekong tải ra biển cộng với quá trình biển lùi. Nước và trầm tích là hai yếu tố thuộc về bản chất của đồng bằng.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai”

Khai hoang vùng đất phèn, nhận được đắng cay và nước mắt

NN – 09/11/2017, 14:30 (GMT+7) Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Để có thành quả này, mấy mươi năm trước, hàng trăm con người đã không quản nắng mưa, ngày đêm lội sình lầy trồng rừng.

16-39-26_nh_1
VQG Tràm Chim nhìn từ tỉnh lộ 843

Để rồi hôm nay, thành quả họ nhận được là cái kết quá “đắng”, khiến không ít gia đình ly tán, tha phương, thậm chí có những người dính vòng lao lý.

Từ nhiều năm nay, gần 100 hộ dân ở ấp K12, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông vẫn kêu cứu trong vô vọng về việc công sức bao năm của họ được trả bằng cái giá quá rẻ mạt. Trong ánh mắt, trong lời nói của những người nông dân lam lũ ấy, niềm tin đã tắt. Tiếp tục đọc “Khai hoang vùng đất phèn, nhận được đắng cay và nước mắt”

Sự quyến rũ của nước mặn

– 85+86+87 VÕ TÒNG XUÂN 12:0 PM, 15/04/2016

GS.TS Võ Tòng Xuân trong chuyến đi thực địa tại huyện U Minh (Cà Mau).
Rừng ngập mặn Cà Mau vốn đã được xếp vào danh sách rừng bảo tồn sinh quyển quốc tế, có diện tích lớn thứ hai thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon.

LTS: Năm 1998, khi được lãnh đạo tỉnh Cà Mau đặt hàng bài viết cho ấn phẩm giới thiệu vùng Đất Mũi, GS-TS Võ Tòng Xuân đã có bài viết nói về lợi thế của nước mặn bằng tiếng Anh “SALINE ATTRACTION”. Tuy nhiên do ngại chạm lại chủ trương “ngọt hóa” của T.Ư nên bài viết chưa được công bố. Nhân sự kiện mặn xâm nhập kỷ lục thế kỷ, GS Võ Tòng Xuân tự dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Sự quyến rũ của nước mặn” và gởi riêng cho Báo Lao Động. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc… Tiếp tục đọc “Sự quyến rũ của nước mặn”