Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình

VŨ THỦY – K.Y. – 15/05/2023 20:02 GMT+7

TTCTKiện doanh nghiệp ra tòa để đồi nợ bảo hiểm xã hội là cách người lao động tự bảo vệ tài sản của mình hiệu quả nhất.

Những trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động kéo dài, có khi lên tới hàng năm trời, không hề hiếm gặp. Người lao động tự bảo vệ mình như thế nào, và hệ thống công đoàn, tư pháp hiện tại hiệu quả tới đâu trong cuộc đi đòi công lý?

Công nhân Công ty Dệt may Gia Định đến trụ sở công ty yêu cầu trả nợ lương và BHXH. Ảnh: TUYẾT NGUYỄN

Mới tuần trước, 53 công nhân của Công ty cổ phần quốc tế Quang Điện ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM, đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Thủ Đức giải quyết yêu cầu thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tai nạn.

Tiếp tục đọc “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình”

Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non

VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)

HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.

Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.

Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương
Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương

Tiếp tục đọc “Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non”

Công nhân trong cơn bão “cắt giảm”

A LỘC – HÀ QUÂN – TIẾN THắNG 19/11/2022 06:52 GMT+7

TTCT – Tình trạng cắt giảm lao động năm nay khiến nhiều người nhận định còn tệ hơn cả năm ngoái, khi đại dịch Covid hoành hành. Không còn hình ảnh thường thấy dịp cuối năm – thời điểm công nhân tăng ca liên tục để doanh nghiệp kịp giao hàng cho đối tác. Hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm

Công nhân trong cơn bão cắt giảm - Ảnh 1.

Nhiều nhà máy da giày đang cho công nhân làm việc cầm chừng do đơn hàng khan hiếm. Ảnh: TIẾN THẮNG

Tiếp tục đọc “Công nhân trong cơn bão “cắt giảm””

Nhà ở xã hội tại TP.HCM: Người sống chen chúc, đất lại bỏ hoang

KHÁNH YÊN 28/07/2022 12:16 GMT+7

TTCT Những lý do khó hiểu cho câu chuyện luẩn quẩn bế tắc về nhà ở cho người lao động tại TP.HCM.

Nhà ở xã hội tại TP.HCM:  Người sống chen chúc, đất lại bỏ hoang - Ảnh 1.

Khu nhà lưu trú cho công nhân Khu chế xuất Linh Trung 2 giai đoạn 1. Ảnh: K. YÊN

Muốn có nhà trọ giá phù hợp

Trong khu nhà trọ ở khu phố 3, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), vợ chồng chị Nhi và hai con trai sống trong phòng trọ khoảng 15m2, chỗ ngủ là cái gác nhỏ. Tiền nhà trọ, điện, nước… tổng cộng 2,5 triệu đồng/tháng. 

Tháng nào tăng ca nhiều thì thu nhập của hai vợ chồng gần 20 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng nên việc mua nhà với gia đình chị là chuyện xa vời. “Gia đình tôi chỉ mong có khu trọ giá phù hợp với thu nhập, chỗ ở ổn định để con cái học hành”, chị Nhi nói.

Tiếp tục đọc “Nhà ở xã hội tại TP.HCM: Người sống chen chúc, đất lại bỏ hoang”

Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm

VŨ THỦY – HÀ QUÂN 13/4/2022 15:00 GMT+7

TTCTCác cuộc đàm phán tăng lương chưa bao giờ là dễ dàng và phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia về đàm phán lương tối thiểu vùng vào hôm 28-3 cũng vậy. Năm nay, vấn đề càng khó khăn hơn khi cả doanh nghiệp và người lao động đều cùng chịu những tổn thất lớn sau đại dịch COVID-19. Tổng Liên đoàn Lao động VN kiên định đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022 mà không đợi đến 1-1-2023 theo thông lệ. Tất nhiên, đại diện khu vực doanh nghiệp phản đối điều này. Đã hai năm lương tối thiểu “giậm chân tạo chỗ” trong khi đây là mức sàn thấp nhất và có ý nghĩa bảo vệ người yếu thế, cũng là căn cứ để thương lượng tiền lương trên thực tế. Sức chịu đựng của người lao động sau hai năm đại dịch đã tới ngưỡng và lạm phát cũng đã tác động tới họ trực diện. Ngày 12-4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7-2022 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giá cả liên tục tăng khiến đời sống của người lao động ngày càng khó khăn hơn. Trong ảnh: Gia đình anh Lâm Thi Dũng (quê Ninh Thuận) trong một phòng trọ tại quận 12, TP.HCM. Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lần điều chỉnh gần nhất đã là từ  năm 2020, mức lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng (vùng I), 3,92 triệu đồng (vùng II), 3,42 triệu đồng (vùng III). 

Theo Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động VN), lương tối thiểu cần tăng 10% so với mức hiện tại để “trả nợ” cho khoảng thời gian không điều chỉnh.

Tiếp tục đọc “Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm”

Công nhân Đà thành bấp bênh chạy… Tết

 

(TN&MT) – Thấp thỏm lật từng trang lịch, đếm ngược thời gian từng ngày đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 để về quê – đó là nỗi niềm đau đáu của nhiều công nhân tứ xứ đang bươn chải kiếm sống ở đất Đà thành. Với họ, niềm háo hức sắm sang đón Tết như người thị thành còn xa vời lắm, khi mà nỗi lo canh cánh tiền tàu xe, quà cáp về quê vẫn nặng trĩu trên đôi vai…

Xuân về, niềm vui lại rộn ràng với bao người thân thuộc… nhưng với những công nhân đang sống ở Đà thành - họ vẫn canh cánh nỗi lo tiền tàu xe, quà cáp để về quê…
Xuân về, niềm vui lại rộn ràng với bao người thân thuộc… nhưng với những công nhân đang sống ở Đà thành – họ vẫn canh cánh nỗi lo tiền tàu xe, quà cáp để về quê…

Tiếp tục đọc “Công nhân Đà thành bấp bênh chạy… Tết”

“Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”

04/11/2014 11:31

(NLĐO)- Đó là câu nói thách thức của một nhân viên kỹ thuật người nước ngoài làm việc tại công ty đóng trên địa bàn quận 12, TP HCM sau khi (CN) phản ứng cách quản lý hà khắc của công ty. Sự việc xảy ra cách nay chưa lâu.

“Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”

Cũng ở quận 12, TP HCM, cuối tháng 9-2014 tại Công ty TNHH SJ Globol, ông Kim Young Wan, quản lý người Hàn Quốc, đã chửi bới, xua đuổi và lao vào đòi đánh một số CN phản đối việc công ty không giải quyết quyền lợi khi họ nghỉ việc. Tiếp tục đọc ““Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?””

Nước mắt và nụ cười trong kỳ phát lương “vô tiền khoáng hậu”

– 68 LÊ TUYẾT 11:0 AM, 28/03/2017
Công nhân đến nhận tiền lương tại LĐLĐ huyện Củ Chi. Ảnh: L.T
Sau 5 năm kiên trì đeo bám, chạy ngược chạy xuôi theo đuổi vụ kiện doanh nghiệp FDI nợ lương công nhân rồi “biến mất”, vừa qua, LĐLĐ huyện Củ Chi (TPHCM) đã thắng kiện, đòi lại được hơn 4 tỉ đồng tiền lương cho 677 anh chị em. Trong buổi phát lương, những nụ cười, và nhiều nước mắt của CN đã rơi, vì thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của nhau. Có thể coi đây là kỳ phát lương “không tiền khoáng hậu”, một sự kiện đặc biệt trong lịch sử hoạt động của tổ chức công đoàn.

Tiếp tục đọc “Nước mắt và nụ cười trong kỳ phát lương “vô tiền khoáng hậu””

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên

  • ĐỨC HOÀNG
  • 15.01.2017, 05:31

TTCT – Nếu coi sức lao động giá rẻ là một dạng tài nguyên, thì đó không phải là tài nguyên vô hạn: thời kỳ “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kết thúc trong khoảng một thập kỷ nữa. 

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên
minh họa

Và đáng tiếc là lại đang có một luồng tư duy giúp doanh nghiệp tận thu loại tài nguyên này, càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Tiếp tục đọc “Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên”

“Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?

LĐĐS – 30 BẢO CHƯƠNG 11:44 AM, 31/10/2016

Ảnh minh họa.

Thị trường bất động sản đang có sự gia tăng lớn nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp mua đi bán lại kiếm lời, nhất là trong phân khúc thị trường bất động sản cao cấp và phân khúc trung bình khá, chiếm khoảng trên dưới 50% tùy theo dự án. Đây là con số đáng quan ngại so với thời điểm bong bóng năm 2007, với tỷ lệ mua đi bán lại chiếm đến 70-80% giao dịch trên thị trường.

Tiếp tục đọc ““Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?”

Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả nhân viên ngân hàng

  • Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả nhân viên ngân hàng
  • Hàng trăm công nhân Samsung mắc bệnh ung thư chết người

***

Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả nhân viên ngân hàng

VNR – Vài năm trước, cô Nguyễn Thị Dung chỉ là một nông dân sống bằng việc chăn gà và trồng lúa tại một trong những khu vực nghèo nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện giờ, cô đang hi vọng có thể kiếm được thu nhập cao hơn cả nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên môi giới chứng khoán. Tại sao lại có sự khác biệt này? Câu trả lời chính là Samsung.


Cô Nguyễn Thi Dung tại quầy tạp hóa của mình. Tiếp tục đọc “Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả nhân viên ngân hàng”

Bài toán giải quyết đình công trong doanh nghiệp

6:47 – 12/10/2016

BP 9 tháng năm 2016, Bình Phước xảy ra 8 vụ ngừng việc, đình công với khoảng 7.000 công nhân tham gia. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Lao động, mức thưởng, làm thêm giờ, chậm trả lương, nợ tiền bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo… Việc liên tiếp xảy ra đình công trong các doanh nghiệp (DN) thời gian qua, kể cả DN có tổ chức công đoàn cho thấy khâu đối thoại, giải quyết phản ánh, khiếu nại từ phía người lao động của một số DN còn hạn chế.

Đối thoại giúp doanh nghiệp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người lao động (ảnh chụp tại Công ty TNHH Sang Hun)Đối thoại giúp doanh nghiệp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người lao động (ảnh chụp tại Công ty TNHH Sang Hun) Tiếp tục đọc “Bài toán giải quyết đình công trong doanh nghiệp”

Nhờ siêu thị công đoàn, công nhân tránh được thực phẩm bẩn

– 169 LÊ TUYẾT 8:5 AM, 22/07/2016

Đưa thực phẩm sạch, giá thấp hơn thị trường đến tận tay công nhân (CN) đang được các cấp công đoàn (CĐ) ở các tỉnh phía Nam thực hiện, duy trì nhiều năm qua qua các siêu thị CĐ. Cách làm này đã phần nào giúp CN tránh được nạn thực phẩm bẩn đang tràn lan.

Tiếp tục đọc “Nhờ siêu thị công đoàn, công nhân tránh được thực phẩm bẩn”

20 năm phát triển các KCN: Vẫn còn 80% công nhân ăn ở tạm bợ

BĐT – 10/07/2016 08:21
Mới chỉ có 20% tổng số công nhân trong các khu công nghiệp (KCN) có nhà ở ổn định, số còn lại vẫn đang phải thuê chỗ ở tạm. Thực trạng này đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.
Một khu nhà trọ của công nhân KCN Nam Thăng Long (ảnh: VOV)
Một khu nhà trọ của công nhân KCN Nam Thăng Long (ảnh: VOV)

Tiếp tục đọc “20 năm phát triển các KCN: Vẫn còn 80% công nhân ăn ở tạm bợ”

Mong chờ thay đổi từ bữa ăn ca

LĐĐS – 11 LÊ AN NHIÊN – LETUYETBLD@GMAIL.COM 6:0 AM, 27/03/2016

Mâm cơm CN có giá 12.000 đồng/bữa nhưng chỉ có vài cọng đậu đũa và vài miếng cá viên kho.

Chất lượng bữa cơm công nhân (CN) phụ thuộc vào lòng hảo tâm của chủ doanh nghiệp (DN), không hiếm những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra chỉ vì DN tiết kiệm tối đa chi phí, sử dụng thực phẩm ôi thiu, khiến cho bữa cơm trở thành nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

“Hơn 5 năm làm việc ở Cty này, chúng tôi đã ít nhất 3 lần ngừng việc yêu cầu thay nhà ăn, tổ chức đấu thầu công khai nhưng không có kết quả bởi người thầu nhà ăn hiện tại là chị em với giám đốc”, chị V – làm việc tại Cty N (KCX Tân Thuận, TPHCM) – bức xúc nói. Tiếp tục đọc “Mong chờ thay đổi từ bữa ăn ca”