Các Văn Kiện Cấm Đạo (4 phần)

Các Văn Kiện Cấm Đạo (1)

catechesis.net – Được viết ngày Thứ ba, 16 Tháng 12 2014 15:35

Lm. Mai Đức Vinh

Để viết chương sách này, chúng tôi phải tham khảo nhiều tác phẩm liên quan đến Lịch Sử Việt Nam và Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt trong những thế kỷ cấm đạo hay những triều đại vua Lê chúa Trịnh và chúa Nguyễn, triều đại nhà Tây Sơn và triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tác phẩm chúng tôi dùng nhiều nhất, trích dẫn nhiều nhất, vẫn là bộ sách ba cuốn của linh mục Vũ Thành, bộ DÒNG MÁU ANH HÙNG (1).

Lý do, vì duy nhất chỉ nơi bộ sách này chúng tôi mới tìm ra nhiều ‘nội dung’ của các sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo của vua chúa và nội dung các kiến nghị của quan triều các cấp. Và để giữ tính cách khách quan, chúng tôi chỉ nêu lên các sự kiện và bản văn có lịch sử tính còn ghi lại. Việc ‘phê bình lịch sử’ vượt khả năng của chúng tôi và ở ngoài tiêu đề của chương sách ‘Các Văn Kiện Cấm Đạo’.

Vì thế, khi đề cập đến một văn kiện cấm đạo, chúng tôi trình bày đơn giản, mục đích để độc giả nắm bắt dễ dàng: trong mỗi văn kiện, chúng tôi nêu bật – ‘nội dung văn kiện cấm đạo’, – ‘nguyên nhân đặc thù thúc đẩy việc dâng kiến nghị, việc ra sắc dụ hay chỉ dụ cấm đạo’, – ‘những vụ việc nổi bật xảy ra sau việc ban hành mỗi văn kiện cấm đạo’. Với lòng biết ơn chân thành, chúng tôi mong ước các nhà sử học bổ túc cho những thiếu sót gặp thấy trong chương sách này. Tiếp tục đọc “Các Văn Kiện Cấm Đạo (4 phần)”

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ

Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.

Vấn đề người Pháp giải quyết ở Bắc kỳ không phải là tôn giáo mà là buôn bán. Bắc kỳ bên cạnh Trung quốc và Trung quốc với số dân 400 triệu đã làm cho các nước kỷ nghệ phương Tây thèm thuồng. Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ”

Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong lịch sử văn hoá  –  tư tưởng nước ta, có những bản Tuyên ngôn nổi tiếng tới muôn đời: đó là bản Tuyên ngôn lập quốc đầu tiên bằng  “Thiên đô chiếu” do đức Lý Thái Tổ viết, bản Tuyên ngôn chiến trận đời Trần bằng “Hịch tướng sĩ văn” tương truyền của Đại vương Trần Quốc Tuấn thảo, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt bằng áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo thiên hạ” do vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chấp bút, bản Tuyên ngôn độc lập thời hiện đại của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc… Tiếp tục đọc “Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp
Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014