Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 38: Cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm

langmaiViệt Nam Phật giáo sử luận

PHẬT HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Cuộc vận động năm 1963 của Phật giáo đồ được phát khởi từ Huế, trung tâm chỉ đạo của Phật giáo miền Trung. Lúc đó đứng làm lãnh đạo hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần là thiền sư Giác Nhiên, một vị caco tăng 84 tuổi, và hai vị thiền sư phụ tá: Trí Thủ và Trí Quang.

Thiền sư Giác Nhiên là đệ tử của thiền sư Tâm Tịnh, và là sư đệ của thiền sư Giác Tiên, người có công đầu trong phong trào Phục hưng Phật giáo tại Huế trước đó hai mươi lăm năm. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 38: Cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm”

Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 37: Những nguyên do đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm

phatgiao63-4
17 tháng bảy năm 1963, Sài Gòn, Việt Nam – Binh sĩ miền Nam Việt Nam bao quanh các tín đồ Phật giáo đang ngồi biểu tình trên đường phố (trước chợ Bến Thành) trong ngày 16 tháng 7 – (Ảnh của Bettmann © / Corbis) – Nguồn: TVHS

langmai – Việt Nam Phật giáo sử luận

MỘT CUỘC VẬN ĐỘNG ĐƯỢC TOÀN DÂN ỦNG HỘ

Cuộc vận động năm 1963 của Phật giáo Việt Nam không phát xuất từ sự tranh chấp giữa người Phật giáo và người Công giáo. Cuộc vận động này chỉ nhằm chống lại chế độ độc tài của tập đoàn ông Ngô Đình Diệm. Một tập đoàn đã đi quá đà trong sự sử dụng người đồng bào Công giáo, nhất là người Công giáo di cư, vào việc củng cố quyền bính và đàn áp những tổ chức đối lập hoặc độc lập. Cuộc vận động này của phật tử đã được các giới không phải phật tử ủng hộ, trong đó có nhiều thành phần công giáo, linh mục cũng như giáo hữu. Họ đại diện cho đa số những người Công giáo có lương tri, có óc phê phán công chính và có thừa can đảm để chống lại những gì đi ngược lại với tinh thần chân chính của Phúc Âm. Cùng với đồng bào phật tử của mình, họ đã bị chế độ thẳng tay đàn áp. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 37: Những nguyên do đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm”

Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân” – 3 bài

Một phiên họp của Freedom House – tổ chức thường niên có các phúc trình, báo cáo sai lệch về tự do Internet, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

***

Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân”

CAND – 08:04 29/11/2016
Khi Internet và điện thoại có chức năng kết nối 3G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, lâu dần hình thành tư tưởng định kiến, chống phá đất nước, nhân dân.

Tiếp tục đọc “Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân” – 3 bài”

Hàn Quốc đã giàu lên nhờ cuộc chiến Việt Nam thế nào?

Phần 1- Lật lại sự can dự của lính Hàn Quốc ở Việt Nam?

VNY – 16 thg 6, 2017 – Từ ngày 22/9/1963 đến ngày 30/4/1975, Hàn Quốc đã gửi 312.853 lượt binh lính sang tham chiến ở Việt Nam.

Phần 2- Hàn Quốc đã giàu lên nhờ cuộc chiến Việt Nam thế nào?

18 thg 6, 2017 – Trong 8 năm đưa quân sang Việt Nam, Hàn Quôc được cho là đã thu được hơn 5 tỷ USD từ nhiều nguồn của Mỹ. Nhờ đó, GDP của Hàn Quốc trong 10 năm từ 1963 đến 1973 đã tăng gấp 4 lần.

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

– Tính nghiêm trọng của các vấn đề Tây Nguyên. Làm gì để giải quyết?

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A – Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”

Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ

  • Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn
  • Kỳ 2: Đến những chuyến tầu bí mật trên biển Caribê
  • Kỳ 3: Cuộc đấu vẫn tiếp tục
  • Kỳ 4: Phát hiện kinh hoàng của những chiếc máy bay do thám tầm cao U-2
  • Kỳ 5: Cuộc khủng hoảng bắt đầu ló dạng
  • Kỳ 6: Hành động ngăn chặn của quân đội Mỹ
  • Kỳ 7: Những bức thư qua lại giữa Kennedy và Khrushchev
  • Kỳ 8: Liên hợp quốc vào cuộc
  • Kỳ 9: Xuất hiện dấu hiệu xuống thang
  • Kỳ 10: Lập trường kiên quyết của Cuba
  • Kỳ 11: Hồi kết của cuộc khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô, hai nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962.

***

Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn

BTT – Khủng hoảng tên lửa Cuba (tháng 10/1962) là sự kiện kịch tính nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từng đẩy Mátxcơva và Oasinhtơn đến bên bờ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng rốt cuộc, ít người biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nó và nhân loại đã thoát ra khỏi thảm họa hạt nhân nhãn tiền đó như thế nào.

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ”

Đúng người nhưng sai quy trình?

TÂN TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC:
  • HẢI MINH 17.10.2016, 06:12

TTCT – Trong khi hầu hết mọi người nghĩ rằng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ là một phụ nữ tới từ Đông Âu, kết quả chỉ còn đợi phê chuẩn lại là António Guterres – cựu thủ tướng Bồ Đào Nha.

 Đúng người nhưng sai quy trình?
Tân tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres -dailymaverick.co.za

Tiếp tục đọc “Đúng người nhưng sai quy trình?”

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •   HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.

Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.


Hàn Quốc ngày nay Tiếp tục đọc “Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

Posted on by NCQT

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954. Tiếp tục đọc “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)”

Tìm hiểu về xã hội công dân

02:35-19/12/2011
Nguyễn Hải Hoành

TS – Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

Xã hội và xã hội công dân

Có thể hiểu XHCD là một hình thức xã hội tự quản, khi toàn dân đều tham gia quản lý xã hội một cách có tổ chức, có trật tự; sự tự quản ấy vận hành song song với sự quản trị xã hội của bộ máy nhà nước.

Các triết gia từ cổ đại đến hiện đại đều quan tâm vấn đề xã hội tự quản, muốn dùng nó để thay thế cho hình thức xã hội được quản lý bằng bộ máy quyền lực nhà nước, bởi lẽ họ đã thấy rõ những mặt tiêu cực vốn có của quyền lực. Sử gia Lord Acton có một danh ngôn: Quyền lực dẫn tới tha hóa và quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối [1]. Tiếp tục đọc “Tìm hiểu về xã hội công dân”

Trôi dạt dòng đời

Chào các bạn,

“Trôi dạt dòng đời” là tiều thuyết luận đề, bắt đầu câu truyện có lẽ từ những năm đầu thế kỷ 20 và kéo dài đến những năm đầu của thập niên 1960. nói về truyền thống văn hóa cổ của Việt Nam (Khổng, Phật, Lão), với văn hóa mới Công giáo, và tư tưởng Mác Lê cùng cuộc cách mạnh Cộng sản. Các nhân vật của các tiểu thuyết luận đề thường là nhân vật tổng hợp, và các sự kiện cũng thường là sự kiện tổng hợp, nhưng là tổng hợp của những nhân vật và sự kiện có thật.

Vì vậy, các tiểu thuyết luận đề có thể xem là những phân tích lịch sử dưới dạng một tiểu thuyết.

Tác giả là bạn của mình, có thạc sĩ Triết, là người đáng tin. Các thu gọn của bạn về các hiện tượng lịch sử, tôn giáo, chính trị ở đây, mình đồng ý là khá chính xác và công bình. Và mình cũng thán phục tác giả đã có cái nhìn rất trung thực và nghiêm khắc đối với Công giáo, bằng những biểu tượng nói đến sự mục nát của giáo hội Công giáo VN, dù chính bạn là người Công giáo. Tuy vậy, bạn cũng thấy được ánh sáng của Thánh linh Chúa trong giới tạm gọi là “dòng phụ” hay “đạo theo”, không phải là dòng chính. Mình cũng đồng ý về điểm này, vì chính mình thấy điều đó. Dù ma quỷ có làm gì, thì Thánh linh luôn tồn tại. Tiếp tục đọc “Trôi dạt dòng đời”