Thập giá và Lưỡi gươm – Những cuộc đụng độ cải cách ruộng đất

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương IV

GIÁO HỘI TRONG KHÁNG CHIẾN

(tiếp theo)

5 – NHỮNG CUỘC ĐỤNG ĐỘ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Cuộc đụng độ đầu tiên giữa chính phủ Hồ Chí Minh và Giáo hội đã xảy ra vào dịp có cuộc cải cách ruộng đất. Như đã thấy ở chương trên, dưới thời thực dân, Giáo hội là một nhà đại gia chủ. Hơn nữa, cuộc cải cách ruộng đất này hầu như chỉ đụng tới Giáo hội Công giáo, bởi vì từ thời thực dân cho tới năm 1954, Giáo hội Công giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất có pháp nhân và được quyền sở hữu. Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Những cuộc đụng độ cải cách ruộng đất”

Những mảnh ruộng bỏ hoang trên ‘quê hương 5 tấn’

VNE – Thứ hai, 22/4/2019, 11:02 (GMT+7)

***

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn xin trả lại ruộng

Kính gửi: Ông trưởng thôn cùng ban lãnh đạo thôn Bắc Sơn.
Đồng kính gửi ban địa chính xã Hòa Bình.

Tên tôi là Vũ Ngọc Quang, vợ Lương Thị Nụ.

Tôi xin trình bày sự việc sau: Tôi có thửa ruộng tại vùng Nếp với diện tích 2 sào 8. Vì điều kiện sức khỏe nay không cày cấy được. Vậy tôi làm đơn này gửi tới ban lãnh đạo thôn biết. Thửa ruộng gia đình đã trả rồi, tôi không có đòi hỏi gì liên quan. Tiếp tục đọc “Những mảnh ruộng bỏ hoang trên ‘quê hương 5 tấn’”

Phim Chúng tôi muốn sống

Poster phim

Wk – Chúng tôi muốn sống là một bộ phim sản xuất năm 1956. Đạo diễn Vĩnh Noãn và Manuel Conde, do Giám đốc Sản Xuất là Bùi Ngọc Giao thực hiện với Xảo Thuật của nghệ sĩ Totoy Torrente, và sự cộng tác của hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Phim được trình chiếu miễn phí ở miền Nam vào khoảng năm 1956.

Nội dung

Phim Chúng tôi muốn sống có nội dung về nhân vật đại đội trưởng Vinh trong quân đội Việt Minh, tham gia chiến tranh chống Pháp. Sau kháng chiến, gia đình Vinh bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất. Tiếp tục đọc “Phim Chúng tôi muốn sống”

Tích tụ đất đai – không còn là lúc để lo ngại

10:14-16/02/2012 – Hữu Long
TS – Tích tụ đất đai đang là một thực tế phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước, khi nhu cầu sản xuất nông nghiệp đã vượt quá chiếc áo hạn điền mà pháp luật về đất đai đang áp dụng. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về sự hình thành một giai cấp địa chủ mới, trong khi những người mang giấc mơ đại điền phải thất vọng. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh để làm rõ các khía cạnh của vấn đề này.

Tiếp tục đọc “Tích tụ đất đai – không còn là lúc để lo ngại”

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an

Được đăng bởi nguyentrongtao
và VANDANVIET.COM

NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH

LÊ HOÀI NGUYÊN


I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đã không xử án văn nghệ sĩ (1). Người thì cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đã biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng. Tiếp tục đọc “Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an”