Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’

VNE – Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Rút bảo hiểm một lần

Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang – Tiến sĩ Khoa học Chính trị

Lúc mới ra trường, tôi gửi tiền vào một quỹ lớn. Mức nộp tương đương 22% thu nhập mỗi tháng, tôi đóng 6% còn cơ quan góp 16%. Quỹ có số dư vào khoảng 36 tỷ USD, và số lượng khách hàng lên đến hàng chục triệu.

Tuy nhiên, quỹ lại không công bố báo cáo tài chính, và chỉ cho phép nhận vốn và lãi hàng tháng sau khi tôi bước qua tuổi nghỉ hưu. Nghĩa là tôi sẽ phải chờ khoảng 35 năm mới biết khoản đầu tư của mình hiệu quả ra sao. Quỹ cũng thường than thở về nguy cơ mất thanh khoản, vỡ quỹ, trong khi không có cam kết đáng kể về rủi ro trượt giá đồng tiền do lạm phát.

Nếu có cơ hội, theo bạn, tôi có nên rút khỏi quỹ hay không?

Tiếp tục đọc “Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’”

Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Lưu Minh Sang (*) – Thứ Ba, 3/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineNgười tiêu dùng tài chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vì phần lớn họ luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, như là nạn nhân của các vụ lừa đảo phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán, cưỡng ép mua bảo hiểm, cho vay nặng lãi… trong năm nay. Thế nhưng, tấm khiên bảo vệ quyền lợi của họ đang bị thủng nhiều chỗ…

Sơ hở là có thể mất tiền

Tại Việt Nam, người tiêu dùng tài chính đang đối diện đầy đủ những rủi ro trải dài ở hầu hết các lĩnh vực tài chính, từ ngân hàng, chứng khoán đến bảo hiểm và công nghệ tài chính. Nhìn một cách khái quát, người tiêu dùng tài chính đang đối diện với sáu nhóm rủi ro chính như sau:

Tiếp tục đọc “Khoảng trống trong ‘tấm khiên’ bảo vệ người tiêu dùng tài chính”

Tại sao cần phải phá sản nhiều hơn?

(Nguồn: Chính phủ, VCCI) 23/04/2012 06:04 GMT+7

TTCT – Đứng về góc độ kinh tế, hình thức doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, và sau này là cổ phần, cùng với luật về phá sản là một sáng tạo độc đáo của loài người. Nó tạo ra một sân chơi mới rộng lớn và an toàn để mọi người có thể tham gia làm giàu cho mình và cho xã hội mà không phải lo mất trắng.

Thị trường bất động sản đang trì trệ, nhiều dự án đầu tư, xây dựng dang dở – Ảnh: T.T.D.

Mỗi cá nhân khi bước chân vào thị trường lao động thường có hai lựa chọn hoặc là đi làm cho người khác để hưởng lương, hoặc trở thành một doanh nhân. Người ta chỉ chọn trở thành doanh nhân khi họ cho rằng thu nhập kỳ vọng từ công việc này cao hơn. Thu nhập kỳ vọng này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về thị trường, khả năng của doanh nhân về ý tưởng, sản phẩm, năng lực triển khai, tài chính… và các chính sách của nhà nước.

Tiếp tục đọc “Tại sao cần phải phá sản nhiều hơn?”

Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (3 bài)

Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (Bài 1)

Báo Lâm Đồng – Cập nhật lúc 06:05, Thứ Sáu, 20/09/2019 (GMT+7)

LTS: Sau hơn 10 năm Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), trên cả nước đã có hàng trăm giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, công tác bảo hộ giống cây trồng đang có chuyển biến tích cực, một số giống cây đã được đăng ký bản quyền, song trên thực tế, tình trạng xâm phạm bản quyền giống cây trồng tiếp tục diễn ra khá phổ biến và chưa được quản lý, bảo hộ nên tạo ra điểm “nghẽn” trong hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh. 

Bùng nhùng cây giống bản quyền

Ðối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hướng đến hoạt động xuất khẩu thì yếu tố bản quyền về giống là điều kiện tiên quyết để tạo nên thành công. Tuy nhiên, những năm qua, việc xâm phạm bản quyền giống đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại tỉnh Lâm Ðồng. Thực tế này đã và đang tạo nên sự thiếu minh bạch trong ngành Nông nghiệp khi giống kém chất lượng mặc sức tung hoành…  

Doanh nghiệp nhập và sản xuất giống có bản quyền, được bảo hộ chỉ sau 1 – 2 vụ đã bị sao chép, sản xuất tràn lan trên thị trường nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để

Tiếp tục đọc “Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (3 bài)”

Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng?

Ngọc Ánh

Thứ hai, 19/07/2021 – 06:30

(Dân trí) – “Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm khi đến công ty và không dám nói chuyện bị quấy rối với chồng. Tôi chỉ xóa nhanh những tin nhắn tục tĩu vì sợ bị hiểu lầm” – chị Đ.T.H. chia sẻ.

Phải chăng chỉ là… đùa vô hại?

Chị Đ.T.H (28 tuổi, trú tại Hà Nội) đang là nhân viên của một công ty trong lĩnh vực truyền thông. Chị đã kết hôn và có con gái hơn 3 tuổi.

Môi trường làm việc của chị khá thoải mái, cởi mở, thậm chí những chủ đề “nhạy cảm” cũng hay được mọi người đem ra bàn tán trong giờ nghỉ giải lao.

Vì đã lập gia đình nên chị Đ.T.H không quá lo lắng và chưa từng nghĩ sẽ trở thành nạn nhân bị quấy rối tình dục. Cho đến cuối năm ngoái, trưởng phòng nhân sự thường xuyên gửi những bức ảnh và đường link clip nhạy cảm vào Zalo của chị. Người này còn hứa hẹn nếu “chiều” anh ta, chị sẽ sớm được thăng chức, tăng lương.

Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng? - 1
Nhiều nữ nhân viên bị quấy rối tình dục chọn im lặng thay vì lên tiếng (Ảnh minh họa).

Tiếp tục đọc “Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà căng?”

Trình độ xâm phạm bản quyền ở Việt Nam ‘thuộc top đầu’

Trinh Nguyễn –  06:49 – 27/04/2022 THANH NIÊN

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, ‘nếu nói trình độ xâm phạm bản quyền trên mạng Việt Nam đứng thứ nhì, thì không ai dám đứng thứ nhất’.

Siêu vi phạm

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), nhắc lại câu chuyện bài Quốc ca Việt Nam đã bị tắt đi trong chương trình truyền hình trực tiếp trận đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam – Lào hồi cuối năm 2021. Trong buổi tọa đàm Thế hệ trẻ với bản quyền trên không gian mạng, do Bộ VH-TT-DL tổ chức chiều qua 26.4 tại Hà Nội, ông Do nhớ lại: “Mới đầu tôi giật mình, tôi gọi ngay cho bà Giám đốc Google Đông Nam Á để hỏi tại sao lại tắt tiếng Quốc ca. Bà ấy nói không, chúng tôi không tắt, các anh kiểm tra đơn vị tường thuật. Đấy là đơn vị từng bị đánh bản quyền, chuyện vì sao đánh thì không chia sẻ ở đây. Sau khi bị đánh thì họ có ý thức về việc bản quyền đó cao đến nỗi thà tắt luôn tiếng Quốc ca còn hơn bị đánh bản quyền tiếp”.

Trình độ xâm phạm bản quyền ở Việt Nam 'thuộc top đầu' - ảnh 1
Phim Gái già lắm chiêu cũng từng bị live streamĐOÀN PHIM CUNG CẤP

Tiếp tục đọc “Trình độ xâm phạm bản quyền ở Việt Nam ‘thuộc top đầu’”

Bịt lỗ hổng trong đấu giá tài sản, tránh lũng đoạn thị trường

Cần thiết có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng tối thiểu bằng với giá khởi điểm của tài sản được đưa ra.

Trần Xuân Tinh (TTXVN/Vietnam+) 13/01/2022 16:59

Bit lo hong trong dau gia tai san, tranh lung doan thi truong hinh anh 1
Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau hơn 20 năm quy hoạch. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)

Liên quan đến việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc khu đất trúng đấu giá tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 13/11, trao đổi với phóng viên TTXVN, nhiều luật sư cho rằng vụ việc tác động xấu, để lại những tiền lệ không tốt đến thị trường bất động sản nếu không có các giải pháp “bịt các lổ hổng” pháp lý liên quan.

Tiếp tục đọc “Bịt lỗ hổng trong đấu giá tài sản, tránh lũng đoạn thị trường”

Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý

Trước tình trạng đất nông lâm trường đang quản lý, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai…

Hùng Võ-Minh Thu (Vietnam+) 25/07/2021 14:49 GMT+7 

Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn tới việc sau gần 30 năm “sắp xếp, đổi mới” rừng vẫn mất, đất đai bị lấn chiếm tranh chấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở mức cào; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp ngay trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai tới đây.

Tiếp tục đọc “Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý”

Được pháp luật lao động điều chỉnh, người lao động giúp việc gia đình Việt Nam cần sự bảo vệ trên thực tế

Ngày Quốc tế Người giúp việc gia đình

ILOĐã mười năm kể từ khi công ước quốc tế được thông qua, lao động giúp việc gia đình trên thế giới vẫn đang phải đấu tranh để được công nhận là người lao động và là những người cung cấp dịch vụ thiết yếu. Mặc dù Việt Nam đã đạt được bước tiến nổi bật trong khu vực nhờ lao động giúp việc gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động, nhưng thách thức mà Việt Nam hiện phải đối diện chính là việc tuân thủ pháp luật.

Thông cáo báo chí | Ngày 15 tháng 6 năm 2021

©ILO/Nguyen Viet Thanh

Tiếp tục đọc “Được pháp luật lao động điều chỉnh, người lao động giúp việc gia đình Việt Nam cần sự bảo vệ trên thực tế”

Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

22/09/2021 12:44

(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.

Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

Nhiều vụ đất công, tài sản nhà nước “rơi” vào tay tư nhân với giá rẻ mạt nhờ sự “tiếp tay” của quan chức

Tiếp tục đọc “Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…”

Hạn chế sự lũng đoạn của tranh giả bằng cách nào?

Thứ bảy, 09/10/2021 07:12

(PLVN) –  Tháng 9 vừa qua, việc xuất hiện một số tranh Việt giả ở sàn đấu giá nước ngoài đã gây bất bình cho giới họa sĩ, giám tuyển lẫn người nhà của các họa sĩ Việt Nam. Đặc biệt, tranh Đông Dương bị làm giả được đấu giá lên tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đã làm tổn hại uy danh thế hệ vàng Việt Nam với giới mỹ thuật thế giới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mê hồn trận giữa tranh thật – tranh giả

Tiếp tục đọc “Hạn chế sự lũng đoạn của tranh giả bằng cách nào?”

Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi

 19/01/2019 06:26 Thùy Linh

(GDVN) – “Nếu chúng ta muốn thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục thì tôi chỉ muốn nói một câu là: Hãy bỏ Thông tư 21, tức là bỏ các cuộc thi đi”.

Thầy Nguyễn Xuân Khang không bất ngờ về câu chuyện “thi giáo viên giỏi” ở Hải Phòng, vì đó là chuyện thường ngày ở huyện, diễn ra nhiều năm nay ở nhiều địa phương trên cả nước (Ảnh minh họa đăng trên giaoduc.net.vn)

Câu chuyện mà phụ huynh phản ánh nhà trường chỉ chọn học sinh giỏi đến lớp, em nào yếu kém phải ở nhà để cô giáo thi dạy giỏi ở Hải Phòng một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi về bệnh thành tích trong giáo dục. 

Tiếp tục đọc “Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi”

Đạo văn ở Việt Nam – 3 bài

***

Chống đạo văn: “Có ai nói cho các em đâu!”

12/03/2018    07:33 GMT+7

 – Bao nhiêu phần trăm sinh viên đại học, học viên cao học ở các cơ sở đào tạo của Việt Nam biết cách viết một bài tiểu luận đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức học thuật? Bao nhiêu phần trăm biết cách trích dẫn đúng trong một luận văn, luận án tốt nghiệp?

Con số đó là cực kỳ thấp, kể cả ở những trường đại học tốp đầu Việt Nam. Đó là nhận định của chính các giảng viên đang giảng dạy trong trường đại học. Thậm chí, một bộ phận lớn vẫn còn rất xa lạ với khái niệm “đạo văn” và mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết sơ khai về vấn đề này. 

Chống đạo văn: 'Có ai nói cho các em đâu!'

Sinh viên Việt Nam: Ý thức chống đạo văn gần như bằng 0

Tiếp tục đọc “Đạo văn ở Việt Nam – 3 bài”

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KH&CN: Biết đến bao giờ?

VGP News :. | Miễn thuế, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp khoa học và  công nghệ | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tia sáng – 23/03/2021 07:30 – Hảo Linh

Nhà nước cần đưa ra các ưu đãi hào phóng về thuế dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ để ghi nhận mà để thúc đẩy khối tư nhân đầu tư cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ giải quyết những bài toán về kinh tế, xã hội của đất nước. Nhưng gần 15 năm trôi qua, ưu đãi đó vẫn quá khó thành hiện thực.

Tiếp tục đọc “Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KH&CN: Biết đến bao giờ?”

Ngành hoa xài “giống lậu”

MAI VINH 22/4/2021 7:00 GMT+7

TTCT“Xài chùa”, “chơi hàng lậu”… là câu chuyện đầy động chạm khi nhắc đến thực trạng sử dụng giống hoa không có bản quyền rất phổ biến đối với ngành hoa VN. Với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ hoa của cả nước, thực trạng này cũng rất phổ biến.

 Bên trong trang trại hoa của Đà Lạt Hasfam (Ảnh: Mai Vinh)

 Xài giống lậu, vừa làm vừa lo

Chuyện về một doanh nghiệp ở Đà Lạt đang xuất khẩu hoa với số lượng lớn vào một thị trường khó tính, lợi nhuận lớn bỗng tuyên bố phá sản là ví dụ điển hình về hậu quả của việc dùng giống hoa lậu.

Chủ doanh nghiệp này vốn là người phụ trách sản xuất cho một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa tại VN. Sau một thời gian làm thuê, ông nắm được  công nghệ, đầu mối xuất khẩu hoa đi Nhật Bản, và tách ra lập công ty riêng. Đối tác của công ty ông chính là đối tác cũ của công ty ông từng là nhân viên. 

Tiếp tục đọc “Ngành hoa xài “giống lậu””