Cô giáo 18 tuổi dạy hơn 80 học trò Việt trên Biển Hồ

16/01/2021 07:05 GMT+7

TTO Ở vùng sâu thẳm Sa Son, Biển Hồ (Campuchia) có một lớp học dành cho trẻ em Việt Nam. Đứng lớp là cô gái 18 tuổi, dạy cho trên 80 học sinh vừa học vừa phải lặn lội ra biển mưu sinh.

Cô giáo 18 tuổi dạy hơn 80 học trò Việt trên Biển Hồ - Ảnh 1.

Cô giáo Min dạy học cho trẻ em gốc Việt ở Sa Son, Biển Hồ, tỉnh Pursat, Campuchia – Ảnh: NGÔ LY

Cô giáo của lớp học đặc biệt này là Nguyễn Thị Min. Cô Min chỉ học hết lớp 8 rồi đi làm công nhân, ngẫu nhiên trở thành cô giáo trong một lần từ Việt Nam sang Campuchia thăm cha mẹ.

Tiếp tục đọc “Cô giáo 18 tuổi dạy hơn 80 học trò Việt trên Biển Hồ”

Quê hương lấp đầy những ‘bàn chân lõm’

27/02/2022 10:33 GMT+7

TTO“Bàn chân lõm” từng là một hình ảnh khi nói về những Việt kiều từng lênh đênh trên vùng Biển Hồ (Campuchia) khi nhiều đời chỉ sống trên ghe thuyền, theo con tôm con cá để rồi lận đận bao đời trên xứ người.

Quê hương lấp đầy những bàn chân lõm - Ảnh 1.

Những hộ gia đình từ Biển Hồ trở về đã sinh sống, làm việc ổn định hơn 5 năm qua giữa vườn chuối với nhiều thay đổi lớn – Ảnh: SƠN LÂM

Chúng tôi vừa gặp lại họ sau Tết. Bàn chân của họ như đã đầy hơn, vững vàng hơn ở hiện tại và tương lai khi đã ổn định công việc và cuộc sống trên quê hương Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Quê hương lấp đầy những ‘bàn chân lõm’”

Những con thuyền không bến

VnExpress – Thứ hai, 7/1/2019

Một buổi chiều tháng Tám, ông Ba Tài rời thuyền vô khu chợ nhỏ ở Reng Toel, mua ít thuốc rê, gạo, muối,  bó nhang. Ông đi thẳng vào khu nghĩa địa ven sông.

Nơi đây có hàng trăm nấm mồ cũ của những người đã sống trọn đời ở Biển Hồ Tonlé Sap, Campuchia. Trong đó có ông, bà, cha mẹ ông, những người mà trong trí nhớ mơ hồ của ông, nguyên quán ở Đồng Tháp. Tiếp tục đọc “Những con thuyền không bến”

Nước sông Mê Kông thấp kỷ lục, Biển Hồ nhiều chỗ trơ đáy, đe dọa ĐBSCL

 3 THANH NIÊN ONLINE
ĐBSCL khó tránh khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng khi mực nước sông Mê Kông đang xuống quá thấp. Ở Campuchia, diện tích mặt nước Tonle Sap (Biển Hồ), hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, đang bị thu hẹp, nhiều khu vực cạn trơ đáy.
Làng nổi Chong Khneas trên Biển Hồ của người gốc Việt ở Siem Reap, Campuchia đang gặp nhiều khó khăn khi Biển Hồ cạn trơ đáy, ghe bè mắc cạn /// Ảnh: Trần Văn Tư

 

Làng nổi Chong Khneas trên Biển Hồ của người gốc Việt ở Siem Reap, Campuchia đang gặp nhiều khó khăn khi Biển Hồ cạn trơ đáy, ghe bè mắc cạn Ảnh: Trần Văn Tư
Từ lâu Biển Hồ nổi tiếng hồ nước ngọt điều tiết nước cho khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Toàn bộ Biển Hồ tiếp giáp với 5 tỉnh của Campuchia là Siem Reap, Kampong Chnang, Kampong Thom, Patampang và Pursa. Mùa khô, diện tích hồ là khoảng 10.000 km² và thường tăng lên thành 16.000 km² vào mùa mưa. Tuy nhiên, năm nay, thời điểm này đã vào mùa mưa nhưng mực nước ở Biển Hồ đang cạn kỷ lục, gây ra nhiều khó khăn đến sinh kế người dân.

Tiếp tục đọc “Nước sông Mê Kông thấp kỷ lục, Biển Hồ nhiều chỗ trơ đáy, đe dọa ĐBSCL”

Nước sông Mê Kông thấp kỷ lục, Biển Hồ nhiều chỗ trơ đáy, đe dọa ĐBSCL

Đình Tuyển   TN

ĐBSCL khó tránh khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng khi mực nước sông Mê Kông đang xuống quá thấp. Ở Campuchia, diện tích mặt nước Tonle Sap (Biển Hồ), hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, đang bị thu hẹp, nhiều khu vực cạn trơ đáy.

Làng nổi Chong Khneas trên Biển Hồ của người gốc Việt ở Siem Reap, Campuchia đang gặp nhiều khó khăn khi Biển Hồ cạn trơ đáy, ghe bè mắc cạn – Ảnh: Trần Văn Tư

Từ lâu Biển Hồ nổi tiếng hồ nước ngọt điều tiết nước cho khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Toàn bộ Biển Hồ tiếp giáp với 5 tỉnh của Campuchia là Siem Reap, Kampong Chnang, Kampong Thom, Patampang và Pursa. Mùa khô, diện tích hồ là khoảng 10.000 km² và thường tăng lên thành 16.000 km² vào mùa mưa. Tuy nhiên, năm nay, thời điểm này đã vào mùa mưa nhưng mực nước ở Biển Hồ đang cạn kỷ lục, gây ra nhiều khó khăn đến sinh kế người dân. Tiếp tục đọc “Nước sông Mê Kông thấp kỷ lục, Biển Hồ nhiều chỗ trơ đáy, đe dọa ĐBSCL”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ

***

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử (Kỳ 1)

07/10/2017 08:35 – Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.


Bản đồ không gian Phù Nam (Miriam Stark, 2006).

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei.

Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong.

Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam. Tiếp tục đọc “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ”

Campuchia tuyên bố giải tỏa làng nổi trên biển Hồ

25/03/2017 10:17 GMT+7

TTO – Hàng nghìn hộ dân sống trên các làng nổi tại ​hồ Tonle Sap (biển Hồ), tỉnh Kampong Chhnang sẽ bị giải tỏa đến nơi khác trong nỗ lực mà chính quyền địa phương là để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Campuchia tuyên bố giải tỏa làng nổi trên biển Hồ
Một nhà bè ở biển Hồ được cải tạo thành nhà hàng, cây xăng và bán các nhu yếu phẩm cho dân địa phương lẫn khách du lịch – Ảnh: DUY LINH

Báo Khmer Times của Campuchia ngày 24-3 dẫn lời tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chan Dern cho biết có ít nhất 5 làng nổi tại 3 khu vực khác nhau của biển Hồ gây ô nhiễm và tàn phá hệ sinh thái trong hồ. Tiếp tục đọc “Campuchia tuyên bố giải tỏa làng nổi trên biển Hồ”

Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong

15/05/2016 – 21:59 PM

NĐT – LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL.

Băng qua Biển Hồ đến khu Bảo tồn sinh thái Tonle Sap (nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh)

Tiếp tục đọc “Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong”

Những đứa trẻ Việt ở Biển Hồ

26/09/2015 15:05 GMT+7

TTBiển Hồ (Tonle Sap Lake) rộng khoảng 15.000km2, không nhìn thấy bờ, trải dài qua bảy tỉnh, thành của Campuchia. Đó là nơi sinh sống làm ăn của hàng trăm ngàn người Việt.

Dãy phòng học do Quân khu 7 tài trợ - Ảnh: K.V.
Dãy phòng học do Quân khu 7 tài trợ – Ảnh: K.V.

Chúng tôi tiếp cận Biển Hồ bằng 15km đường bộ tính từ trung tâm thành phố du lịch nổi tiếng Siem Reap, nơi có kỳ quan thứ 7 thế giới Angkor.

Giống như nơi tận cùng của thế giới, ở đây chỉ có nước, nước mênh mông và sự đói nghèo lam lũ của những di dân VN sống bằng nghề đánh cá. Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ Việt ở Biển Hồ”