Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài

  • Bài 1: Không thể để đồng bào mãi lầm đường và lạc niềm tin
  • Bài 2: Vỡ mộng trên đất khách
  • Bài 3: Trở về từ ranh giới của sự sống và cái chết
  • Bài 4: Huổi Khon – vết thương đã lành
  • Bài 5: Bồi đắp niềm tin lòng người

mclv_15a
Trẻ em người Mông ở bản Hua Sin. Ảnh: Bích Hằng

***

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên

29/11/2016 – 15:07 BP

Việc người Mông di cư vượt biên trái phép không phải là vấn đề mới, gần đây sự việc lại nóng lên và được nhận định là có thể gia tăng với tính chất phức tạp hơn. Đây là một thách thức lớn đối với lực lượng Biên phòng và các địa phương có vùng đồng bào Mông sinh sống. Chúng tôi đi dọc tuyến biên giới của tỉnh Điện Biên tìm lại hồ sơ về người Mông vượt biên di cư, chuyện chưa hề cũ.

Tiếp tục đọc “Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài”

TQ đánh VN năm 79 nhằm những mục tiêu gì?

VNY – 9 thg 12, 2016

Khi phát động chiến tranh đánh Việt Nam vào tháng 2/1979, phía Trung Quốc nhằm thực hiện khá nhiều mục đích chứ không đơn thuần chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học hay là chỉ để cứu Khmer Đỏ.

Nhìn lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ: 2 kỳ

  • Kỳ 1: Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh
  • Kỳ 2: Chuyện Đại tướng Lê Đức Anh thuyết phục ông John Kerry

Đại tướng Lê Đức Anh, Việt Mỹ, Bill Clinton, đối ngoại, ngoại giaoTổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh và phu nhân tại Mỹ năm 1995. Ảnh tư liệu

***

Kỳ 1: Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh

VNN – Bộ Chính trị một lần nữa đặt trọng trách lên vai Đại tướng – ông sẽ cùng với Bộ Ngoại giao tìm cách thăm dò và “mở đột phá khẩu” để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. 

Tiếp tục đọc “Nhìn lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ: 2 kỳ”

Mạng TQ mổ xẻ radar tối tân nhất của Việt Nam

VNY – Sep 16, 2016

Radar Vera là một loại radar thụ động có thể bắt được máy bay tàng hình. Với loại radar này, các lực lượng phòng thủ có thể phát hiện máy bay tàng hình từ cự ly hàng trăm km, giúp họ chủ động chuẩn bị nghênh chiến. Trung Quốc từng muốn mua năm 2004 nhưng bị Mỹ cản trở. Đến 2011, Việt Nam đã mua được 4 bộ radar này từ Cộng hòa Sec.

VN có mất đất cho TQ ở Nam Quan, Bản Giốc và Lão Sơn không?

VNY – Aug 21, 2016

Sau khi phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam Trung Quốc xong, trên mạng xuất hiện một số thông tin tuyên truyền rằng Việt Nam đã để mất đất cho Trung Quốc ở một số nơi như ải Nam Quan, thác Bản Giốc và núi Lão Sơn (điểm cao 1509 ở Vị Xuyên – Hà Giang). Vậy sự thực ra sao?

Tiếp tục đọc “VN có mất đất cho TQ ở Nam Quan, Bản Giốc và Lão Sơn không?”

Người TQ sốc vì radar VN bao trùm Quảng Tây

VNY – Jun 12, 2016

Mới đây một người TQ đã phát hiện ra một chi tiết rất nhỏ trong 1 bộ phim tài liệu dài gần 30 phút của Việt Nam. Đó là một khung hình quay cảnh màn hình radar đang quét. Trên đó phạm vi của radar đã bao phủ toàn bộ miền Bắc Việt Nam và chớm cả sang một khu vực rộng lớn của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Mạng TQ nêu chiến thuật đáp trả lối đánh của VN

VNY – 2 thg 6, 2016

Để đối phó với đòn đánh phong tỏa căn cứ tàu ngầm, tàu sân bay và các căn cứ không quân của TQ trên đảo Hải Nam do Việt Nam có thể thực hiện, mạng Sina cho rằng họ sẽ sử dụng tên lửa hành trình để bắn nát các căn cứ tàu ngầm và sân bay của VN, bước 2 là cho không quân ồ ạt đánh phá và bước 3 là đổ lục quân vào.

Mỗi “tấc suối” ở Pa Nậm Cúm

16/02/2016 11:00 GMT+7

TTPa Nậm Cúm là tên một bản nhỏ ở ngã ba nơi dòng suối Nậm Cúm đổ ra sông Nậm Na thuộc xã Ma Ly Pho (H.Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).

Công nhân thi công phần kè bảo vệ bãi bồi bị suối Pa Nậm Cúm đổi dòng xoáy sập ngay ngã ba đổ ra sông Nậm Na - Ảnh: Việt Dũng
Công nhân thi công phần kè bảo vệ bãi bồi bị suối Pa Nậm Cúm đổi dòng xoáy sập ngay ngã ba đổ ra sông Nậm Na – Ảnh: Việt Dũng

Ngay ngã ba sông ấy có một bãi bồi nhỏ.

Hôm chúng tôi đến vào đầu tháng 1-2016, ngay góc bãi bồi Pa Nậm Cúm ấy, giữa trưa nắng, những tốp công nhân vẫn kiên nhẫn cặm cụi thi công bờ kè mới thay cho bờ kè cũ bị con suối đổi dòng xói sập.

Bao nhiêu năm nay, đi dọc dài trên tuyến biên giới Việt – Trung, nghe hàng trăm câu chuyện về nắn dòng chảy, xây kè kiểu “mỏ vịt” hay “mỏ hàn”, từ chiếc cầu cạn bắc qua suối Pò Hèn tận Móng Cái, cho đến tận Pa Nậm Cúm này, nhìn những con nước đổi dòng sau mỗi mùa mưa lũ mới thấm thía vì sao cha ông lại di huấn cho cháu con phải gìn giữ từng thước núi tấc sông. Tiếp tục đọc “Mỗi “tấc suối” ở Pa Nậm Cúm”