Cambodia-Vietnam market to boost trade

The Ministry of Commerce will cooperate with Vietnam’s Ministry of Industry and Commerce to jointly organise the Cambodia-Vietnam Trade Fair 2019, which runs from December 24 to 26.

In July 2017, officials signed a memorandum of understanding (MoU) to start the project, which is the first of its kind and reached the target of $5 billion in trade set by both leaders.

Construction on Da Market began in February 2018 and spans across 19,500sqm of the Thary Tbong Khmum Special Economic Zone in Memot district, Tbong Khmum province. Tiếp tục đọc “Cambodia-Vietnam market to boost trade”

Sự thật về cái gọi là “Nhà nước Khmer Krom”

11/07/2018 – 10:03

Biên phòng – Bất chấp sự thật lịch sử về vùng đất Tây Nam bộ mà đồng bào Khmer đang sinh sống là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, thế lực thù địch, phản động đang đeo đuổi, làm rộ lên vấn đề Khmer Krom, vu cáo Việt Nam “cướp đất” Campuchia, xuyên tạc trắng trợn chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Gắn liền với âm mưu và những hành động đó là sự ra đời của tổ chức phản động Khmer Krom phản động.

dlut_4
Cờ, biểu tượng “Nhà nước Khmer Krom” của tổ chức phản động lưu vong. Ảnh: Lê Xuân Trình

Tiếp tục đọc “Sự thật về cái gọi là “Nhà nước Khmer Krom””

Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót

***

Thứ ba, 8/1/2019, 08:15 (GMT+7)

Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót

Trong 12 ngày tràn vào xã Ba Chúc (An Giang) hơn 40 năm trước, quân Khmer Đỏ tàn sát hàng nghìn dân thường vô tội, chỉ hơn 20 người sống sót.

Ông Út Oanh kể lại hành trình 8 ngày đêm trốn chạy khỏi Pol Pot. Ảnh: Phước Tuấn.

Tiếp tục đọc “Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót”

Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Một điển hình hợp tác trong khu vực

  • Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Một điển hình hợp tác trong khu vực
  • Tình hình hợp tác tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

***

Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Một điển hình hợp tác trong khu vực

26/03/2018 – Hà Nội (TTXVN)

Kể từ khi thành lập năm 1999 đến nay, Tam giác phát triển khu vực biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia (TGPT CLV) mang lại lợi ích không nhỏ cho cả 3 nước.

Tiếp tục đọc “Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Một điển hình hợp tác trong khu vực”

Cận cảnh mùa lũ người dân miền Tây sang Campuchia hái bông súng ‘ma’ về bán

NN – 18/10/2018, 09:10 (GMT+7)

Mùa lũ năm nay khá lớn bà con ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp có thêm nghề mới để mưu sinh, họ sang các cánh đồng giáp biên nước bạn Campuchia đánh bắt cá, tôm, cua và tận dụng thu hoạch bông búng đồng (còn gọi bông súng ma).

08-21-19_nh_0Cánh đồng bao la nước lũ, bông súng đồng mọc trắng xóa

Đây là loại có hoa màu trắng, cọng dài ăn rất ngon, được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh ĐBSCL.

Chị Ngô Thị Tám, ở xã Khánh An, huyện An Phú – An Giang, cho biết: gia đình có 5 người mỗi buổi sáng chạy chiếc vỏ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng từ sáng đến chiều chạy về đem ra chợ bán mỗi ngày cũng kiếm từ 200-300 ngàn đồng. Tiếp tục đọc “Cận cảnh mùa lũ người dân miền Tây sang Campuchia hái bông súng ‘ma’ về bán”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ

***

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử (Kỳ 1)

07/10/2017 08:35 – Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.


Bản đồ không gian Phù Nam (Miriam Stark, 2006).

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei.

Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong.

Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam. Tiếp tục đọc “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ”

Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa – 2 kỳ

***

Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa

18/12/2017, 14:31 (GMT+7) Đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia dài hàng trăm km, ranh giới chỉ là sông, rạch, đường đất nên rất khó kiểm soát, bò nhập lậu năm này qua năm khác, cứ đủng đỉnh “xâm nhập” về Việt Nam vô tư.

Ngày thường bò nhập lậu đã nhiều, ngày cuối năm khi nhu cầu thị trường tăng cao thì bò biên giới về càng tưng bừng “khí thế” hơn.

Nội hóa bò lậu

Chúng tôi đến xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng (Long An), nơi được coi bò lậu từ Campuchia xâm nhập thị trường nội địa nhiều nhất của tỉnh Long An, với con số bình quân theo ước tính của cơ quan chức năng khoảng 100 con/ngày thường, còn lúc cao điểm như những ngày cuối năm, gần lễ tết thì khó thống kê được.

1-9144023830
Cung đường biên giới chở bò lậu từ Campuchia về Việt Nam

Tiếp tục đọc “Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa – 2 kỳ”

Giấc mơ xuyên Á

BQN – Thứ Năm, 30/03/2017, 08:46 [GMT+7]

Sau 11 năm tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông (Lào) chính thức khai trương cửa khẩu chính Nam Giang – Đắc Tà Oọc (ngày 21.2.2006), con đường 14D chưa có gì thay đổi. Bao giờ con đường ngắn nhất khai thông lên vùng cao nguyên Boloven trù phú, giao thương với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia trên hành trình xuyên Á vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ!

HỤT HƠI HẠ TẦNG

Không thiếu quy hoạch, nhưng thiếu vốn nên việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đón nhà đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu vẫn là chuyện xa vời.

Cửa khẩu Nam Giang. Ảnh: T.D
Cửa khẩu Nam Giang. Ảnh: T.D

Tiếp tục đọc “Giấc mơ xuyên Á”

Thúc đẩy dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh

BGT – 27/07/2016 – 20:48 (GMT+7)

Dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh cần được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Hoi-nghi-nhom-cong-tac-duong-sat-xuyen-A
Hội nghị thống nhất cần thúc đẩy tiến độ dự án tuyến đường sắt xuyên Á kết nối Singapore – Côn Minh vì lợi ích của các bên

Hôm nay (27/7), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Nhóm công tác đặc biệt lần thứ 18 về kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh (Trung Quốc) – gọi tắt là SWG-SLRL 18. Tiếp tục đọc “Thúc đẩy dự án kết nối đường sắt xuyên Á Singapore – Côn Minh”

Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

06:35 AM – 16/02/2015

BP – Là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh được coi là đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói chung, Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, việc dự án quy hoạch quá lâu đã làm đời sống người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.


Toàn bộ tuyến đường chạy dọc khu phố Phú Trọng nằm trên tuyến đường sắt năm xưa

Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được khôi phục và xây dựng lại. Đây cũng là một phần trong dự án đường sắt xuyên Á mà Chính phủ đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN. Ông Hồ Văn Hữu, Giám đốc Sở Giao thông – vận tải cho biết: Nếu dự án hoàn thành, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn. Bởi ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, dự án còn kết nối vận chuyển hành khách, hàng hóa đến các nước thuộc khối và châu Á. Tiếp tục đọc “Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh”