Lưu Quang Vũ vẫn phản biện xã hội 30 năm sau ngày mất

VNE – Thứ tư, 29/8/2018, 10:13

Thói giả dối, quan liêu, háo danh, cậy chức quyền… trong tác phẩm của nhà viết kịch ở thập niên 1980 luôn nguyên vẹn giá trị thời sự.

“Nếu không tin trung ương thì bà lên đâu, lên giời à?”.

Câu hỏi thách thức của chánh văn phòng tỉnh Chu Thị Mỡi cho bà Hoài, người phụ nữ có chồng đang bị oan, sau ba mươi năm vẫn khiến khán phòng của Nhà hát Tuổi trẻ lặng xuống.

Những khoảng lặng như thế, đôi khi là cả những giọt nước mắt lấp lánh trên gương mặt khán giả, là khung cảnh thường thấy trong những lần diễn vở “Lời thề thứ 9” của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ suốt 30 năm qua. Và đó không phải vở duy nhất gây xúc động xuyên thời gian. Trong bối cảnh sân khấu kịch gặp nhiều khó khăn, thì cứ mỗi lần kịch Lưu Quang Vũ được dựng lại, nhà hát lại đỏ đèn.

Ba mươi năm ngày mất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, báo VnExpress thực hiện một chuỗi phỏng vấn 5 diễn viên từng gắn bó với các nhân vật của ông. Họ không chỉ nói về vai diễn, mà nói về những thông điệp xã hội Lưu Quang Vũ đưa ra. Chúng đều còn nguyên giá trị đến hôm nay.

Tiếp tục đọc “Lưu Quang Vũ vẫn phản biện xã hội 30 năm sau ngày mất”

Xúc động bộ tranh ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm’ của chàng sinh viên kiến trúc

TTO – Dự án sách tranh minh hoạ dựa trên cuốn ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm’ của Nguyễn Hoàng Tấn thực hiện đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận về những phản hồi tích cực từ người xem.

Một trang trong dự án sách tranh cho Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Dự án sách tranh minh hoạ dựa trên cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Nguyễn Hoàng Tấn hiện đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận về những phản hồi tích cực của người xem.

Tiếp tục đọc “Xúc động bộ tranh ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm’ của chàng sinh viên kiến trúc”

Văn Thi Sĩ Tiền Chiến – Nguyễn Vỹ

Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
Tác giả: Nguyễn Vỹ
Nhà Xuất Bản Khai Trí, Sài Gòn 1970
Đọc và download tại đây

Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnhQuảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.

Ngoài ra, ông có người bác là Nguyễn Tuyên từng bị nhà cầm quyền Pháp đày Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm, thủ lĩnh phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi năm 1930, sau bị giết hại tại tỉnh nhà. Tiếp tục đọc “Văn Thi Sĩ Tiền Chiến – Nguyễn Vỹ”

“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư nhận giải LiBeraturpreis 2018 tại Đức

 NĐT – 13:40 | Thứ tư, 18/07/2018 0

Tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa được Hiệp hội Litprom tại Đức trao giải LiBeraturpreis 2018, vượt qua tác phẩm của 8 tác giả nữ khác đến từ nam bán cầu.

Giải thưởng sẽ được trao vào ngày 13.10 tại Frankfurt, nơi diễn ra hội chợ sách thường niên lớn nhất tại Đức từ ngày 10.10 – 14.10.

Trao đổi với Người Đô Thị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho biết chị sẽ tham dự sự kiện này.

Thông tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận giải LiBeraturpreis 2018 trên website Hiệp hội Litprom. Tiếp tục đọc ““Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư nhận giải LiBeraturpreis 2018 tại Đức”

Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay

  •   A. A. SOKOLOV
  • VHNA – Thứ ba, 16 Tháng 4 2013

Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay

1. Lời mào đầu

Lịch sử di tản của người Việt Nam đến các nước khác mà từ đó đã hình thành cộng đồng của người Việt Nam ở nước ngoài, tính được gần một thế kỷ. Tuy nhiên, sự xuất ngoại ồ ạt từ Việt Nam là một hiện tượng tương đối mới.

Cho đến nay chưa có sự thống kê chính xác về số lượng người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống trong gần 90 nước trên thế giới, hơn nữa, khoảng 80%  tại các nước phát triển về mặt công nghiệp1. Phần lớn Việt kiều chọn Hợp chủng quốc Hoa kỳ và Canada làm nơi sinh sống, tiếp theo là các quốc gia Âu châu – Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Áo. Tiếp tục đọc “Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay”

Two Vietnamese books to be translated into English

Updated at Thursday, 29 Jun 2017, 11:33

The Hanoitimes – Two Vietnamese books “Nhung nga tu va cot den”(Crossroads and Lampposts) written by Tran Dan and “Nhung dua tre chet gia” (The Young Die Old) by Nguyen Binh Phuong have been chosen to be translated into English version.

Crossroads and Lampposts written by Tran Dan.
Crossroads and Lampposts written by Tran Dan.

Published in Vietnam in 2011, the book “Crossroads and Lampposts” has been awarded with the Hanoi Literature Association prize. It is widely considered a classic of contemporary Vietnamese literature. This novel is one of several written by the author during the 1960s, none of which have been previously published. Tiếp tục đọc “Two Vietnamese books to be translated into English”

Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên

*Truyện ngắn PHẠM NGA

1.

Sau một cái Tết vui vẻ bình thường, M. bỏ nhà ra đi. Một lá thư bốn trang giấy vở học trò để lại trong ngăn kéo bàn học. Vẫn nét chữ mộc mạc của cô sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành, nhưng lần này, sau lời “Kính thưa ba me”, M. lại đột khởi thông báo về một hành vi không hiếu thảo, ngoan hiền chút nào. Ba mẹ M. đau khổ gần như điên dại. Dò hỏi bạn bè thân, sơ trong lớp tại trường học của M.; bắn tin cho bạn bè, bà con thân thuộc – kể cả bà con ở ngoài Sài Gòn hay tận dưới quê; lục tìm danh sách bệnh nhân trong các bệnh viện, trung tâm cấp cứu và cả nhà xác của những nơi này; đem ảnh của M. đến báo công an phường, đồng thời đăng lời rao trên mấy tờ báo và ti-vi; ra bưu điện đăng ký dịch vụ “hiển thị số máy vừa gọi đến”.v.v… Tiếp tục đọc “Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên”

Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại

Download để đọc “Thầy Lazaro Phiền” >>

Nhân 130 Năm Ngày Xuất bản Truyện “Thầy Lazaro Phiền”

Lại Nguyên Ân

IMG_6936

Cách nay tròn 130 năm, vào năm 1887, một cuốn truyện viết bằng văn xuôi tiếng Việt nhan đề “Thầy Lazaro Phiền” của tác giả Nguyễn Trọng Quản, do nhà J. Linage, đường Catina, Sài Gòn, xuất bản, ra mắt công chúng.

Cuốn sách này, thay vì nổi tiếng từ đầu, đã suýt bị quên lãng. Suốt trong hàng chục năm từ sau khi nó ra đời, không thấy báo chí đương thời nhắc gì đến cuốn truyện này.

Hồi năm 1934, nhà in Nguyễn Văn Của ở Sài Gòn in thành sách một bản dịch nhan đề “L’ Histoire de Lazaro Phiền”, do con trai tác giả là Nguyễn Trọng Đắc dịch từ nguyên bản truyện tiếng Việt sang tiếng Pháp, có lời giới thiệu của P. de Midan, (1) cũng hầu như không gây tiếng vang gì.

Tiếp tục đọc “Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại”

Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn

Phạm Đình Ân

Đọc “Một sắc hoa ban”, tập thơ của Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Nxb Hội Nhà văn, quý IV – 2016

 

Nguyễn Anh Tuấn có các bút danh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Yên Thế. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, anh lên dạy học ở Tây Bắc, gắn bó đời trai trẻ với vùng cao nghèo khó Sơn La ngót chục năm. Trở về quê nhà Hà Nội, anh được biết đến là một đạo diễn điện ảnh & truyền hình có năng lực sáng tạo. Từ tuổi ngoài hai mươi trẻ trung và nhiều phiêu bạt, gian khổ, anh đã làm thơ, viết văn. Anh trước tiên là một nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đáng được chú ý, ngoài kịch bản phim là tiểu thuyết, truyện ngắn… Và với thơ, tác giả này đang khiến nhiều đồng nghiệp và độc giả nói chung thật sự ngỡ ngàng(1). Tiếp tục đọc “Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn”

Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?

  • LÊ QUANG
  • 08.05.2017, 08:33

TTCT – Có lẽ ít ai biết đến cái tên Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve, song nhất định đã nghe hoặc thậm chí thổn thức khi thưởng lãm tác phẩm cổ tích Người đẹp và Quái vật, sau vô số lần được chuyển thể, phổ biến nhất là qua xưởng hoạt hình của Disney. 

Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?
Cảnh trong Người đẹp và Quái vật do Disney sản xuất

Nhưng ta sẽ không sa đà vào nội dung cũng như tính thẩm mỹ đã được bàn đến nát bét của tác phẩm này, mà đau đầu bởi một ý tưởng được nó gợi ra về quan hệ giữa hai giới tính: Tại sao (thiên hạ hay nghĩ) phái yếu ưa đàn ông gai góc, tại sao các định kiến xã hội truyền thống về giới săn bắn và giới hái lượm còn có đất đứng ở thế kỷ 21? Tiếp tục đọc “Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?”

BỮA RƯỢU BUỒN THÁNG TƯ

Tạp văn

1.
Cuối tháng 3, trời chuyển mùa nóng bức. Anh Bảy rủ tôi qua nhà anh làm bậy vài chai bia cho mát. Sau khi sai thằng con chạy mua thêm nước đá, anh vô đề chuyện thời sự, rằng mấy năm trước, công ty anh cho lãnh thêm tiền lễ 30-4 khoảng trên dưới ba trăm ngàn, thiệt không nhiều nhặn gì so với mức lương “cứng” một triệu mốt của anh. Đã vậy, năm nay tiền lễ ấy chắc chắn còn bèo hơn nữa vì công ty đã chuyển thành công ty cổ phần, phải “liệu cơm gắp mắm” kỹ hơn thời còn bao cấp, tức thẳng tay xiết lại tất cả các khoản lương, thưởng. Nhưng vì sang năm anh Bảy nghỉ hưu nên đối với anh, tiền lễ sắp lãnh dù có bèo bọt vẫn là món bổng lộc cuối cùng của đời công nhân, sẽ ý nghĩa lắm. Anh kết luận vậy mình phải xài thiệt là có lý, có tình – đó là anh em mình sẽ nhậu một bữa thiệt “chất lượng”. Tiếp tục đọc “BỮA RƯỢU BUỒN THÁNG TƯ”

Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng

Princess - CopyTôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: “Nghề văn không sang trọng”. Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: “kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp.” Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: “Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.” Tôi, một đàn em của ông, xin làm một kẻ “ăn theo nói leo”, liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói. Tiếp tục đọc “Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”

Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Lâu rồi, không thấy có phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cứ nghĩ, ông đi du lịch nước ngoài, tham dự đều các cuộc hội thảo, thỉnh thoảng viết dăm bài báo, đôi khi gặp gỡ bạn cũ-mới trong nghề hay ngoài nghề để hàn huyên chuyện thời cuộc…, cũng có nghĩa là ông đang lặng lẽ từ giã Điện ảnh sau khi đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng tới khi nghe ông phát biểu tại hội thảo khoa học về Tổng đốc Lê Đại Cang ở An Giang, rồi lại đọc cuốn truyện vừa “Hoa nhài” (NXB Dân Trí , 2016) do ông tặng nhân dịp gặp gỡ này, thì tôi biết mình đã lầm to!

20160726_171831

Tiếp tục đọc “Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh”

Nguồn gốc người Việt – Người Mường

Nguồn: Văn Hóa Nghệ An