Sống trong di sản – 4 bài

Sống trong di sảnNgô trên xứ đá

Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023

Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…

Tiếp tục đọc “Sống trong di sản – 4 bài”

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ”: Kỳ 1: Những hệ lụy khi mê muội

Báo Sơn La – thứ hai, ngày 19/12/2022 – 11:10

Năm 2017, tại bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, xuất hiện một tổ chức tôn giáo lạ mang tên “Bà cô Dợ”. Tổ chức này đã lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, tuyên truyền, tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”, gây phức tạp về an ninh, trật tự và tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, xã hội của một bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bản Huổi Luông, xã Mường Lèo.
Tiếp tục đọc “Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ”

Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao

PNVN – 29/10/2022 12:00 – Bích Nguyên

Hàng chục lớp học xóa mù chữ đã được tổ chức tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, mang lại cơ hội học tập, xóa nghèo thông tin, cung cấp kiến thức để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho những phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Đi học chữ vì quá khổ

Thời điểm này, lớp học xóa mù chữ ở bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, do Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức vẫn sáng đèn mỗi đêm. Tất cả học viên của lớp đều là phụ nữ Mông ở các độ tuổi khác nhau. Khuôn mặt mỗi người đều ánh lên niềm vui tươi, hứng khởi. Họ chăm chú  lắng nghe từng lời giảng của thầy giáo Biên phòng, dõi theo từng nét chữ của thầy giáo rồi chép lại vào vở.

Tiếp tục đọc “Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Mong people struggle in poor-equipped Dak Nong night classes

dtinews.vn | October 07, 2022 09:10 PM

Giang Thi So slowly wrote down some new words in a small notebook under her classmate’s weak light torchlight. After travelling 20 kilometres and studying for over an hour, her own torch had already run out of battery.

Giang Thi So learns to write at the evening class in Dak Nong Province

“It has been raining for some days and there was no sunlight so I couldn’t charge it,” she said. “We don’t have access to the electricity grid so we depend on solar power.”

So is attending an illiteracy course organised by authorities for the Mong Ethnic Group in Dak R’mang Commune, Dak Glong District in the central highlands province of Dak Nong. The class is held every Friday evening at 7 pm in the classroom of a local primary school. The students are all adults who mostly farm.

Tiếp tục đọc “Mong people struggle in poor-equipped Dak Nong night classes”

The lost tribe: The CIA’s secret army in Laos

The lost tribe: The CIA’s secret army in Laos | REWIND

Al Jazeera English – 24-8-2019

We trace a forgotten Hmong community in the jungles of northern Laos who helped the US during the Vietnam War.

Half a century ago, as war raged in Vietnam, an isolated community in the jungles of northern Laos was recruited by the CIA to help fight the Pathet Lao – the Laotian equivalent of Vietnam’s Viet Cong.

Over 50,000 of the Hmong tribe became part of the United States’s secret army, helping disrupt Communist supply lines along the Ho Chi Minh trail.

Tiếp tục đọc “The lost tribe: The CIA’s secret army in Laos”

Hiệu quả bán nông sản qua livestream của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Mường Khương

 LC – 09:31 18-12-2021 | :

Laocaitv.vn – Trước tình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, hình thức Livestream giới thiệu sản phẩm càng trở nên phổ biến. Tiếp cận với xu thế này, phụ nữ người Mông, người Pa Dí…ở Mường Khương đã thành công khi đưa hàng nông sản đặc sản của địa phương lên facebook bằng hình thức livestream. Họ vừa bán hàng, vừa mang đến những câu chuyện về văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm với sự tâm huyết và tự hào.

Tiếp tục đọc “Hiệu quả bán nông sản qua livestream của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Mường Khương”

Đường đến Fulbright từ Mù Cang Chải

TTHành trình từ vùng cao Mù Cang Chải xa xôi đến FUV là cả một câu chuyện dài với nhiều cung bậc thăng trầm, đa dạng cảm xúc. 

Tủa cùng các bạn được cấp học bổng toàn phần (bao gồm học phí, nơi ở) cho năm học Đồng kiến tạo của ĐH này.

Tiếp tục đọc “Đường đến Fulbright từ Mù Cang Chải”

Biến tướng hủ tục “cướp vợ” đến “tụt cả váy” của người H’mông

ANTG – 2/6/2019

Tục bắt vợ vốn là một nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Nhưng giờ đây, thay vì tiếng khèn, câu hát, những ánh mắt yêu thương người ta bắt gặp qua các vụ bắt vợ là cảnh giằng xé hỗn loạn, sự sợ hãi, nỗ lực chống cự yếu ớt của cô gái và những nụ cười hào hứng của trai bản, mà không biết rằng đây chính là hành vi vi phạm pháp luật.

Tà đạo ở Điện Biên và âm mưu lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” bất thành

Thứ Hai, 05:31, 05/10/2020

VOV.VNMột số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”.

Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh phía Tây Bắc của Tổ quốc, biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Đặc biệt, ở địa phương này, người Mông chiếm số đông với hơn 38%, tiếp sau là người Thái chiếm hơn 35%. Người Kinh chỉ chiếm 17,3%. 

Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Trong ảnh là chợ trung tâm huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Với vị trí chiến lược, những năm qua, tỉnh Điện Biên luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, nhiều dự án để giúp phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, cùng với đặc điểm tự nhiên của tỉnh nên những năm qua, các thế lực thù địch, phần tử xấu triệt để lợi dụng để kích động, tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia hoạt động ly khai, tự trị, tuyên truyền đạo trái pháp luật…  

Tiếp tục đọc “Tà đạo ở Điện Biên và âm mưu lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” bất thành”

Trường học ở Tà Mung

Bài & ảnh: THÙY GIANG Thứ Tư, 26-02-2020, 15:55+ |  Print

nhân dânĐược triển khai từ năm 2015, mô hình “trường học nông trại” của Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường chăm chút bữa ăn cho học sinh bán trú, cũng như nâng cao chất lượng dạy – học, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

Mầu xanh trên đá

Xuân này chúng tôi có dịp lên Tà Mung một trong những xã xa xôi, khó khăn bậc nhất của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, toàn xã có 11 bản, hai dân tộc chính là H’Mông và Thái. Năm học 2019 – 2020, Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung có 378 học sinh, trong đó có 266 em thuộc diện học sinh bán trú. Tà Mung với địa hình cheo leo, đi lại khó khăn việc giữ chân con em ở lại trường cả tuần là cả một kỳ tích.

Tiếp tục đọc “Trường học ở Tà Mung”

Từ xóm núi bước ra thế giới

Từ xóm núi bước ra thế giới

nhandan – Thứ Bảy, 09-09-2017, 04:49

Hơn mười năm trước, Lùng Tám là một cái tên xa lạ, hẻo lánh nơi xóm núi huyện Quản Bạ (Hà Giang). Nghề dệt lanh truyền thống ở đây cũng đang có nguy cơ mất hẳn. May thay, có người phụ nữ Mông tên Vàng Thị Mai, bằng tình yêu sắc màu thổ cẩm – giá trị văn hóa của dân tộc mình đã lặn lội, xoay sở để thương hiệu “Lanh Lùng Tám” hôm nay được vang xa.

Vực dậy nghề truyền thống

Đầu năm nay, bà Vàng Thị Mai, Nghệ nhân dân gian, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dệt lanh thôn Hợp Tiến (xã Lùng Tám) được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 gương mặt phụ nữ có ảnh hưởng nhất cả nước, bởi những đóng góp cho thương hiệu lanh quê nhà vươn ra thế giới.

Tiếp tục đọc “Từ xóm núi bước ra thế giới”

Đường đến trường “nơi tận cùng” Mù Căng Chải

TTO – Một lần đi trên con đường trơn trượt, ngập ngụa bùn đất, chưa kể phải lội qua 4 con suối lớn chảy xiết và hơn chục khe suối nhỏ mới tới được trường học của các em nhỏ vùng cao để quý trọng hơn từng mét đường bê tông mà công trình “Con đường em đến trường” thực hiện ở Yên Bái.

Vượt hơn 35km đường rừng, sương mù bảng lảng quanh sườn núi, chốc chốc phía xa, đám mây đen bất chợt kéo đến, ánh mắt lo lắng hiện rõ trên gương mặt đồng nghiệp dù bao năm tác nghiệp miền núi và có tiếng “tay lái lụa” chẳng khác gì trai bản. Tiếp tục đọc “Đường đến trường “nơi tận cùng” Mù Căng Chải”