Hà Tĩnh có hơn 43.000 người sống, làm việc ở nước ngoài

THỨ NĂM, 12:25 20/10/2016

BHT – Sáng 20/10, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Tĩnh (mở rộng) tổ chức đánh giá hoạt động thời gian qua và triển khai công tác chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 (khóa II). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh dự và chỉ đạo hội nghị.

ha tinh co hon 43 000 nguoi song lam viec o nuoc ngoai
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Mong muốn các thành viên Liên hiệp chia sẻ và đồng hành cùng tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.

9 tháng năm 2016, Liên hiệp đã phối hợp với Sở Ngoại vụ và các tổ chức liên quan đón tiếp 110 đoàn với 687 lượt khách quốc tế vào thăm và làm việc tại Hà Tĩnh; tổ chức đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn đại sứ quán… Bên cạnh đó có 81 đoàn với 341 lượt cán bộ công chức viên chức đi công tác nước ngoài.

Tiếp tục đọc “Hà Tĩnh có hơn 43.000 người sống, làm việc ở nước ngoài”

Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

06:35 AM – 16/02/2015

BP – Là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh được coi là đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói chung, Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, việc dự án quy hoạch quá lâu đã làm đời sống người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.


Toàn bộ tuyến đường chạy dọc khu phố Phú Trọng nằm trên tuyến đường sắt năm xưa

Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được khôi phục và xây dựng lại. Đây cũng là một phần trong dự án đường sắt xuyên Á mà Chính phủ đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN. Ông Hồ Văn Hữu, Giám đốc Sở Giao thông – vận tải cho biết: Nếu dự án hoàn thành, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn. Bởi ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, dự án còn kết nối vận chuyển hành khách, hàng hóa đến các nước thuộc khối và châu Á. Tiếp tục đọc “Hệ lụy từ dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh”

Liên minh Việt – Kampuchea – Lào

Hình như Việt Nam trong những năm gần đây bỏ bê Kampuchea và Lào cho Trung Quốc, có lẽ vì thấy không cạnh tranh được với tiền của Trung Quốc.  Nhưng đó là quan niệm tiêu cực.  Sự liền kề về địa lý luôn tạo ra một số những điều kiện thuận lợi mà người ở xa hơn không có.  Địa chính trị, dùng vị thế địa lý để tạo quyền lợi, sức mạnh, và đồng minh. Tiếp tục đọc “Liên minh Việt – Kampuchea – Lào”