Các con đường đến cửa tử của rừng

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Những dự án đường cao tốc mới nổi lên sau đại dịch đang đe dọa sự sống còn các khu rừng của Việt Nam.

Chuyên gia thực vật Võ Quang Trung chỉ tay về dấu tích còn sót lại của cầu Mã Đà được xây trong chiến tranh. Cây cầu nằm giữa địa phận tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Ảnh: Thành Nguyễn.

Võ Quang Trung, 34 tuổi, chuyên gia thực vật của Khu Bảo tồn Văn hóa – Thiên nhiên Đồng Nai, say sưa kể về sự thông minh và tinh nghịch của những chú voi con ở rừng Mã Đà, thuộc khu bảo tồn.

“Ở đây có khoảng 20 con voi hoang dã, là khu vực duy nhất trong cả nước có voi Việt Nam thuần chủng, vì khu rừng không có biên giới với bất kỳ quốc gia nào”, Trung nói.

Vào tháng ba, chính quyền tỉnh Bình Phước, nơi có một phần Mã Đà, đã kiến ​​nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho phép xây dựng một tuyến đường cao tốc xuyên qua lõi rừng. Nếu dự án được thông qua, đồng nghĩa 44 ha rừng trong khu bảo tồn sẽ bị đốn hạ.

Mã Đà là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy, việc xây dựng đường cao tốc này được cho là bất hợp pháp. Nhưng vẫn có khả năng dự án này sẽ thành hiện thực, đẩy số phận của quần thể voi quý hiếm cũng như của Mã Đà phải đối mặt với một tương lai chấp chới. “Không có sự can thiệp của UNESCO, Việt Nam vẫn có đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng việc thực thi pháp luật thường không hiệu quả lắm”. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển của UNESCO cho biết. “Nó [dự án] thậm chí còn không nên có trong suy nghĩ, chứ đừng nói đến việc đưa ra xem xét” ông nói thêm.

Tiếp tục đọc “Các con đường đến cửa tử của rừng”

Lật mặt nạ các “phù thủy” hô biến nhiều cánh rừng cổ thụ! – 5 kỳ

DV – 19-4-2021

LTS: Rừng bị tàn sát mênh mông. Cán bộ tha hóa đi tù vì bảo kê cho lâm tặc. Nhiều nghìn héc-ta (ha) rừng tự nhiên biến mất trong xót xa. Tất cả, dường như vẫn là chưa đủ với lòng tham và sự nhẫn tâm của không ít kẻ. 

Gần đây, lại rộ lên phong trào “bứng” cây cổ thụ về trưng diện cho nhà cửa, công trình, đặc biệt là các biệt thự, resort, khách sạn để… thể hiện đẳng cấp.

Những “rừng” cây khổng lồ, có khi đường kính đến một, hai, ba mét, được cắt rễ, đánh bầu, cưa ngọn, cẩu đi, ghép mầm hoa… 

Các “lão mộc tinh” được tập kết trong các vựa buôn cây khắp từ Bắc chí Nam, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm như dọc đường Láng Hòa Lạc (huyện Hoài Đức), xã Yên Bài (Ba Vì – Hà Nội), miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương và TP HCM…

Tiếp tục đọc “Lật mặt nạ các “phù thủy” hô biến nhiều cánh rừng cổ thụ! – 5 kỳ”

Bao Vinh – Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ

Bao Vinh: Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ

PLONgười dân Bao Vinh muốn ‘trả lại’ tấm bản đồ quy hoạch cho nhà nước để lấy lại quyền tự quyết trong việc đập bỏ hay sửa chữa những ngôi nhà gần 150 tuổi nếu chính quyền vẫn không có một chiến lược cụ thể và quyết tâm cao.

Bước vào tháng 2 âm lịch, Huế kết thúc mùa mưa, cũng là lúc bà Phan Thị Diệu Liên (78 tuổi) cùng chồng Phạm Văn Tâm (80 tuổi) ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế tháo dỡ những tấm bạt che mưa cũ kỹ trong căn nhà gỗ xuống cấp qua bốn đời người sử dụng.

Không nhớ rõ việc này xuất phát từ lúc nào, nhưng cứ đến mùa mưa ông bà lại lấy tấm bạt che dưới mái nhà. Ở giữa tấm bạt có khoét một lỗ nhỏ để nước mưa đổ về một điểm đã đặt sẵn cái thau hứng dưới sàn, tránh tràn ra xung quanh.

Trong căn nhà vốn là lầu son gác tía một thời, giờ chỗ ngủ của cả gia đình đều phụ thuộc vào ông trời. Vào mùa mưa, bà Liên chọn những chỗ khô ráo để đặt chiếc giường xếp ngả lưng. Nhưng có hôm, người tính không bằng trời tính, bà chợt tỉnh giấc vì bị nước mưa bắn vào mặt, rồi không tài nào chợp mắt được nữa, cứ trằn trọc nhìn lên cái ‘di sản’ mình đang sống.

Tiếp tục đọc “Bao Vinh – Cuộc ‘tháo chạy’ khỏi phố cổ”

Đô thị vệ tinh của Hà Nội – một hình hài bất động

VNE – Thứ tư, 1/8/2018, 12:30

Một thập kỷ sau khi được quy hoạch, nhiều “đô thị vệ tinh” của Hà Nội vẫn chỉ tồn tại trên bản vẽ.

Chị Tâm kinh doanh cửa hiệu tạp hóa trước cổng chợ Trung Sơn Trầm hơn bảy năm nay. Một ngày của chị, cũng như của nhiều hộ sinh sống dọc đoạn quốc lộ này, bắt đầu bằng việc diệt giặc bụi.

Nhà nào không buôn bán sẽ đóng tất cả các loại cửa sổ, cửa ra vào suốt ngày. Những hộ kinh doanh lớn sẽ đầu tư mạnh tay một vòi phun nước tưới ướt khoảng đường trước cửa.

Chị Tâm không có tiền để phun nước tưới đường. Cách chị chọn là trùm kín tất cả những mặt hàng nào có thể lấy túi nylon để trùm lên được: cặp sách, thú bông, hoa giấy, tập vở…

Thứ chị bán chạy nhất là khẩu trang. Đi qua đoạn phố này, ai cũng cần.

Tháng 10/2010, dự án cải tạo nâng cấp tuyến phố Tùng Thiện nằm trên quốc lộ 21A, Trung Sơn Trầm được phê duyệt, do Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 246 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013.

Không lâu sau, Trung Sơn Trầm trở thành một nơi bụi mù quanh năm. Những đoàn xe kéo qua đoạn quốc lộ dang dở tạo ra một đám mây trắng đậm đặc của bụi phủ vây khu dân cư. Và khung cảnh giữ nguyên cho đến năm 2018, tròn một thập niên kể từ khi Sơn Tây “về thủ đô”.

Khung cảnh quốc lộ 21A đoạn vào thị xã Sơn Tây.

Tiếp tục đọc “Đô thị vệ tinh của Hà Nội – một hình hài bất động”

Hai tuần cấp phép một sân golf

11/04/2021 08:50 GMT+7

TTOChỉ trong vòng 2 năm gần đây, VN có thêm 35 sân golf, nâng tổng số sân golf cả nước lên 75 sân. Các địa phương đang đua nhau làm sân golf nên hàng trăm sân golf khác dự kiến sẽ hoạt động trong những năm tới.

Hai tuần cấp phép một sân golf - Ảnh 1.

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các chuyên gia, đang có tình trạng các chủ dự án lợi dụng việc cho phép sử dụng 10% tổng diện tích đất sân golf xây dựng các công trình phục vụ hoạt động sân golf để xây khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng phục vụ mục đích kinh doanh trái phép.

Tiếp tục đọc “Hai tuần cấp phép một sân golf”

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)

***

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo

23/09/2019 – 07:00

PNO – Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo – Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng, chúng tôi đã lạc vào ‘rừng thông tin’ chính thống và không chính thống.

Xem clip: Clip sư thầy gạ gẫm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM tại link gốc của bài

Dieu tra doc quyen: Sun Group, Dia Nguc Tu va ma tran chiem linh rung quoc gia Tam Dao
Ông Toàn dẫn phóng viên vào thất định làm trò đồi bại

Lời tòa soạnTừ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).

Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là “trời”, bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…

Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.

Công bố loạt điều tra độc quyền về sự việc coi trời bằng vung của Tập đoàn Mặt trời, ngoài những con số đớn đau, những tâm sự nát lòng của giới nghiên cứu, chúng tôi cũng có lời xin lỗi bạn đọc về một số chi tiết hơi phản cảm trong bài, nhưng không còn cách nào khác, bởi sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất. Tiếp tục đọc “Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)”

Reimagining tourism: How Vietnam can accelerate travel recovery

In Defense of Bảo Tàng Địa Chất, Saigon’s Most Neglected Museum

By (un)conventional standards, Saigon’s Geological Museum may warrant a score of 1.3/9, but if one considers it as a source of whimsy, it’s a solid 8.2/9.For years, Saigoneer’s editorial staff has discussed visiting and writing about the Geological Museum (Bảo tàng Địa chất), but it never got done. I’ve lived here for half a decade, and when I moved to a new neighborhood a year ago my daily walk to the office took me past the museum; yet I still had never entered. Then, on a whim, one random Tuesday morning several weeks ago, I went. The result? I didn’t think I could love Saigon more than I already did, and yet…

The Collection

When a meteor, a hulking hunk of prehistoric mass, shreds through Earth’s atmosphere and slams into the surface, the impact vaporizes terrestrial scraps of minerals and sends debris into the sky. The molten globs float like glassy raindrops and fall thousands of kilometers away. Buried under layers of rock laid over millions of years, occasionally the shiny shards work their way to the surface; shimmering examples of Earth’s immensity and the intensity of time. Have you ever seen one? If not, you can.

A case filled with these tektites awaits in District 1 alongside literal pieces of lava, impressions made by long-extinct sea creatures straight out of a science-fiction movie, and wood transformed to stone. Can you imagine, wood to stone! What was once a tiny seed and then a towering tube of pulp pumping sap to a canopy of soft leaves made into solid rock by the geological machinations of our exceedingly strange planet. No one seems to care. Tiếp tục đọc “In Defense of Bảo Tàng Địa Chất, Saigon’s Most Neglected Museum”

Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng?

Khi dùng thiết bị bay chụp ảnh (flycam) ở độ cao hơn 300m, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận rừng nội ô Đà Lạt không còn, đặc biệt trong bán kính 4km tính từ hồ Xuân Hương.

TTO 24/03/2019 10:50 GMT+7

Ngay từ khi hình thành, Đà Lạt đã được mệnh danh “thành phố trong rừng – rừng trong thành phố”. Nhưng hoạt động xây dựng thiếu kiểm soát đã khiến phong cách đô thị đặc biệt của thành phố này biến dạng, lộn xộn.

Vùng nội ô Đà Lạt ở được chụp ở độ cao khoảng 300m, có thể thấy bê tông lấn lướt, chỉ còn vài mảng xanh rải rác trong khu vục đô thị

Nếu không tính đồi Cù (sân golf do tư nhân quản lý), các rừng phòng hộ ở khu vực ngoại ô như đèo Prenn (khu vực ngoại ô), đèo Tà Nung và những khu vực cách xa trung tâm Đà Lạt (hơn 18km) như xã Xuân Trường, Trạm Hành thì có thể nói Đà Lạt đã không còn mảng xanh. Tiếp tục đọc “Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng?”

Hội An tourism city lacking drinking water

The water level of the Hội An water company’s reservoir nears bottom level during the recent hot spell.— Photo dantri.com.vn

VNN July, 22/2019 – 08:03

HỘI AN — A water shortage in Quảng Nam Province’s Hội An City in central Việt Nam is greatly affecting the lives of thousands of locals and tourists. Tiếp tục đọc “Hội An tourism city lacking drinking water”

Du lịch miệt vườn miền Tây ‘đói khách’

21/04/2019 09:47 GMT+7

TTOThiên nhiên ưu đãi, sông nước hữu tình, miệt vườn trù phú, nhưng du lịch miền Tây Nam Bộ vẫn đang phát triển èo uột, lượng du khách đến và lưu trú tại các địa phương trong khu vực này rất khiêm tốn.

Điểm du lịch vườn xoài Năm Phích tạm đóng cửa do không hiệu quả để tập trung làm kinh tế vườn – Ảnh: NGỌC TÀI

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2018 lượng khách du lịch đến Tiền Giang chỉ đạt khoảng 2 triệu lượt, Bến Tre khoảng 1,6 triệu lượt, Đồng Tháp khoảng 3,6 triệu lượt khách và Cần Thơ khoảng 8,4 triệu lượt…

Theo các chuyên gia, việc thiếu đồng bộ trong đầu tư, sự thờ ơ của các cấp chính quyền và đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn, rác thải… là những nguyên nhân khiến du lịch miệt vườn miền Tây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tiếp tục đọc “Du lịch miệt vườn miền Tây ‘đói khách’”

Bùng nổ du lịch, Cù Lao Chàm chật vật với nước sạch

THÁI BÁ DŨNG – 07.05.2019, 11:00

TTCTToan tính mở một tuyến du lịch bằng tàu du lịch đi thẳng từ sông Hàn ra đảo Cù Lao Chàm của Đà Nẵng đã gây ra những mối lo ngại lớn. Một hòn đảo chưa tới 2.500 dân vốn đang chật vật xoay xở để đảm bảo sinh kế, nhu cầu thiết yếu cho người dân nay đứng trước nguy cơ phải “gánh” thêm áp lực mới.

Cù Lao Chàm hiện nay đã quá tải bởi du khách và cư dân địa phương khiến nguồn nước tại chỗ không đủ nhu cầu hằng ngày. Ảnh: B.D.

“Chưa đặt đến vấn đề rác thải, ô nhiễm, cái chúng tôi đang lo là từng giọt nước trên đảo vốn đã quý giá nay sẽ bị san sẻ cho các hoạt động du lịch. 2.500 dân của chúng tôi lúc đó sẽ khát trầm trọng” – chủ tịch UBND xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) Phạm Thị Mỹ Hương nói khi đứng trong những ngày nắng cháy bỏng rát của đảo. Tiếp tục đọc “Bùng nổ du lịch, Cù Lao Chàm chật vật với nước sạch”

Sa Pa khát nước sinh hoạt: Bài học đắt giá

  • PHẠM QUANG VINH
  • 27.04.2019, 07:00

TTCT – Các chủ khách sạn, homestay ở Sa Pa (Lào Cai) “ngồi trên lửa” cả tuần nay, khi mùa du lịch lễ 30-4 và 1-5 đến sát bên nhưng nhiều nơi đang rục rịch hủy hợp đồng vì khủng hoảng nước sinh hoạt! Câu chuyện thiếu nước sạch ở Sa Pa ngay cao điểm mùa du lịch xứng đáng được xem là một bài học đắt giá…

NhÝ anh Huy ThÍ chú thích 1
Các học sinh ở Trường dân tộc nội trú tại Sa Pa đang chuyền nước sạch do chính quyền phân phát với số lượng hết sức khiêm tốn. Ảnh: Bá Hiếu

Đầu tuần, tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Sa Pa Tô Bá Hiếu đăng trên trang Facebook của mình về việc giá nước sạch ở Sa Pa đã lên đến 500.000 đồng/m3 và không phải cứ có tiền là mua được. Tiếp tục đọc “Sa Pa khát nước sinh hoạt: Bài học đắt giá”

Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng?

23/01/2018 08:54 GMT+7

TTOBãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng – một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh theo bình chọn của tạp chí Forbes – đang bị lún, lở xâm thực nghiêm trọng. Hoạt động xây dựng và khai thác nước ngầm ồ ạt các khu vực ven biển đã phải trả giá.

Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng? - Ảnh 1.

Mất bờ cát, sóng đánh sập bờ kè một cơ sở lưu trú ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nước biển ào vô càng mạnh, đánh sập luôn kiôt bán hàng được xây dựng kiên cố. Trước đây vệt kinh doanh có thể để dù, bạt dài cả trăm mét thì nay chỉ còn một nửa. Tui buôn bán ở đây chưa bao giờ thấy biển như vậy nên rất lo

Bà LÊ HÀ, một hộ kinh doanh

Lún, lở xâm thực nghiêm trọng. Sóng biển táp vào bờ, gặm nham nhở các khu vực nhà hàng ven biển với tốc độ đáng quan ngại, có nơi lấn sâu đến 15m so với trước đó. Tiếp tục đọc “Chuyện gì đang xảy ra ở bãi biển Đà Nẵng?”

Quảng Nam seeks to save Cửa Đại Beach from erosion

VNN – Update: April, 13/2019 – 09:25

A beach resort on Cửa Đại beach is damaged by erosion. The most beautiful beach in Hội An has been eroded on an 8km section since 2004. VNS Photo Công Thành

HỘI AN — The appearance of a 15ha sandbank, 1.8km off the Cửa Đại Beach since early this year offers a chance to research changing riverhead flows and sand sedimentation at lower lands, according to experts.

The emergence of the sandbank could lead to solutions to help save Cửa Đại Beach, 5km from UNESCO-recognised world heritage site Hội An City, from serious erosion over past decades. Tiếp tục đọc “Quảng Nam seeks to save Cửa Đại Beach from erosion”