Người trẻ ‘sống ảo’

VNE – Thứ hai, 26/9/2022, 06:28 (GMT+7)

Người trẻ Việt dùng điện thoại trong Công viên Tao Đàn, TP.HCM, năm 2019. Ảnh:Shutterstock/Anh Huy
Người trẻ Việt dùng điện thoại trong Công viên Tao Đàn, TP.HCM, năm 2019. Ảnh:Shutterstock/Anh Huy

Giữa tháng 9, chị Hồng ngồi trong nhà hai gian lợp tôn, choáng váng khi thấy ảnh con gái trên mạng xã hội đi xe xịn, mặc đồ hiệu, giới thiệu mình là con đại gia.

Hải Hà, con gái chị Nguyễn Thị Hồng (47 tuổi, ở Bắc Giang) rời quê ra Hà Nội, rồi vào TP HCM kiếm sống cách đây 7-8 năm. Thi thoảng, cô gọi về cho mẹ, nói mở quán bán cà phê, hoa quả, nhưng không làm ăn được nên chẳng có tiền gửi mẹ. Chị Hồng không kết nối với tài khoản Facebook của con gái nên hoàn toàn không biết cô xây dựng hình ảnh “là người học thức, có bố là Việt kiều”, dù cô chưa học hết cấp 2. Hà thường xuất hiện bên siêu xe, mặc đồ thương hiệu nổi tiếng, ăn trong nhà hàng sang trọng.

“Tôi sốc nặng, mất ăn mất ngủ mấy đêm liền. Tôi không hiểu vì sao con mình lại trở nên như vậy”, người mẹ nông dân, nói.

Tiếp tục đọc “Người trẻ ‘sống ảo’”

Những con voi cô độc, buồn đến mức tìm trâu kết bạn

19/09/2022 09:57 GMT+7

tuoitre.vn

TTO – Ở Nghệ An, số voi tự nhiên nhiều thứ ba cả nước. Nhưng nhiều đàn voi trong số này là “đàn đơn lẻ”, chỉ còn một con sống đơn độc. Chúng thường xuyên về khu dân cư, xung đột với người, tàn phá hoa màu khiến chính quyền đau đầu tìm giải pháp.

Những con voi cô độc, buồn đến mức tìm trâu kết bạn - Ảnh 1.

Con voi rừng đơn độc ở Pù Mát – Ảnh: Vườn quốc gia Pù Mát cung cấp

Suốt nhiều năm qua, người dân hai xã Bắc Sơn và Nam Sơn (huyện Quỳ Hợp) đã làm đủ cách để ngăn voi rừng về phá hoại nhưng không hiệu quả.

Voi rừng về bản

Nhiều tháng nay, bà Lương Thị Danh (57 tuổi, bản Tăng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp) thường mất ngủ vì bị voi rừng về quấy phá. Chỉ riêng tháng 8, con voi cái này đã năm đêm “thăm” nhà bà Danh, làm cuộc sống gia đình bà bị đảo lộn.

Mỗi lần voi rừng về, nhà bà Danh phải tất bật hô hào, đốt lửa, gõ chiêng xua đuổi. Tuy nhiên, con voi rừng cũng ngày càng dạn hơn. Lần gần nhất nó về, đã… trộm mất hũ măng chua nặng hơn 5kg bà Danh muối chưa kịp ăn. “Hôm đó, tôi để hũ măng ngoài hiên. Nó hay về nhà tôi, lục tung để trộm đồ ăn, cái gì để ở ngoài nhà mà trong tầm với nó là nó ăn hết mà đặc biệt là những thứ có chất mặn”, bà Danh kể. Những bụi chuối xung quanh nhà bà Danh giờ cũng chỉ còn lại phần gốc.

Tiếp tục đọc “Những con voi cô độc, buồn đến mức tìm trâu kết bạn”

Nghệ thuật Xòe Thái – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

dantocmiennui.vn

Vừa qua, trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Nghe thuat Xoe Thai - Di san van hoa phi vat the dai dien cua nhan loai hinh anh 1

Xòe vòng là màn đồng diễn mà người xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người, đây cũng là điệu xòe phổ biến nhất. Ảnh: Thanh Miền

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Tiêu biểu là ở các huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, về cơ bản, xòe có ba loại chính: xòe nghi lễ, xòe biểu diễn và xòe vòng. Các điệu xòe nghi lễ và xòe biểu diễn thường kết hợp với đạo cụ, vì thế được gọi theo tên các đạo cụ như xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe hoa… Xòe vòng là màn đồng diễn mà người xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người, đây cũng là điệu xòe phổ biến nhất.

Nghe thuat Xoe Thai - Di san van hoa phi vat the dai dien cua nhan loai hinh anh 2

Tiếp tục đọc “Nghệ thuật Xòe Thái – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”